Đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thống kê kim ngạch xuất khẩu gạo của việt nam giai đoạn 2007 2017 và dự báo năm 2020 (Trang 27 - 32)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU GẠO

2.1.3. Đối thủ cạnh tranh

Trên thị trường gạo thế giới, tương quan lực lượng giữa các nước xuất khẩu đã có nhiều thay đổi, trong đó phải kể đến địa vị của Việt Nam. Trước 1996, Việt Nam vẫn đứng vị trí thứ ba trong xuất khẩu gạo nhưng vượt Mỹ , sau Ấn Độ. Từ năm 1998 đến nay, Việt Nam đã vượt Ấn Độ chỉ sau Thái Lan dành vị trí thứ hai một cách vững chắc. Như vậy, nước xuất khẩu gạo hiện nay Việt Nam cần quan tâm nhất là Thái Lan.

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

Việt Nam có diện tích 330,212 km2. Với 2 vùng Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, đất đai màu mỡ rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

Việt Nam có bờ biển dài thuận lợi cho giao thông và chuyên chở đường biển, thuận lợi cho xuất khẩu.

So với Thái Lan, Thái Lan với tổng diện tích gần 514.000 km2, trong đó Thái Lan có đến 55% diện tích đất trồng lúa . Như vậy Thái Lan có diện tích tích đất trồng lúa gấp hơn 5 lần điện tích đất có thể canh tác của nước ta. Điều này, giải thích tại sao sản lượng xuất khẩu gạo của Thái Lan cao hơn Việt Nam.

Ngoài ra, diện tích đất nông nghiệp của chúng ta ngày càng bị thu hẹp đi để phát triển các KCN. Hơn thế, diện tích đất trồng lúa tại vựa lúa ĐBSCL cũng bị triều cường, nước biển dâng “lấn” đi rất nhiều. Sâu hại, dịch bệnh ngày càng tăng…

Thêm vào đó, năng suất lúa của vùng đang có nguy cơ chựng lại do mức đầu tư đã quá khả năng của nông dân.

Mặc dù vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long đã sản xuất các giống lúa ngắn ngày, làm gia tăng diện tích gieo trồng từ 3,8 đến 4 triệu ha, với sản lượng khoảng 20 triệu tấn/năm. Bên cạnh đó, các giống lúa lai cũng phát triển mạnh ở miền bắc với diện tích khoảng 600 nghìn ha/năm, cho năng suất từ 6,5 đến 9 tấn/ha. Tóm lại, chúng ta cần chú ý đến năng suất cao, vòng quanh nhanh, thời vụ gieo trồng ngắn.

Chính vì thế mà Việt Nam xuất khẩu chủ yếu gạo có phẩm cấp trung bình và đang chiếm lĩnh thị phần gạo cấp thấp ở nhiều thị trường như Philippines, châu Phi… Trong khi đó, Thái Lan gần như chiếm lĩnh thị trường gạo cao cấp, nên gần như có sự phân chia thị trường khá rõ.

Tuy là nước phần đông dân số làm nghề nông, nhưng Việt Nam đứng thứ hai, nhưng chất lượng gạo xuất khẩu chưa cao, ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân, sức cạnh tranh và xây dựng thương hiệu. Trong khi Thái Lan xuất khẩu được giá cao nên thu nhập của nông dân họ cao.

Giá thành sản xuất, thấp đang là lợi thế so sánh quan trọng của Việt Nam trong xuất khẩu gạo. Theo số liệu FAO, trong 5 năm (1996-2000) của Ba nước Nhật, Mỹ, Thái Lan như sau:

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

Nhật: 1919USD/ Tấn gạo Mỹ: 341USD/ Tấn gạo

Thái Lan ;225USD/ Tấn gạo, ( năm cao, 1996 là 286 USD/ tấn gạo, 1999 giá gạo 25% tấm phổ biến ở mức 275 – 280 USD/ tấn FOB, năm 2000 giá gạo 25%

tấm giảm xuống còn 230USD/ tấn FOB Bang kok).

Như vậy, Thái Lan có lợi thế hơn hẳn Mỹ và Nhật Bản về giá thành sản xuất gạo. Còn giá thành xuất khẩu của Việt Nam, theo nguyên tắc tính toán trên giá thành sản xuất một tấn gạo năm 1997 của Việt Nam chỉ tiếp cận mức 215USD/ tấn.

Đây là lợi thế quan trọng trong cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam so với Thái Lan.

2.1.4. Các chính sách trong nước liên quan 2.1.4.1. Chính sách thuế xuất khẩu gạo

Trước ngày 1/7/1996 gạo xuất khẩu của nước ta không bị thánh thuế, từ ngày 10/7/1996 mức thuế xuất khẩu gạo là 1% được áp dụng theo quyết định số 105- TC/TCT này 10/6/1996 của Bộ Tài Chính. Từ ngày 16/9/1996, mức thuế là 2%

được áp dụng theo quyết định số 904-TC/TCT này 15/8/1996 của Bộ Tài Chính. Từ ngày 19/6/1999 theo quy định số 123/QD-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài Chính quyết định thuế xuất khẩu gạo: Gạo 25% tấm trở lêm chịu thế xuất 1,5%; gạo 24% tấm trở xuống và gạo đặc sran chịu thuế xuất là 1% và để bổ trợ việc hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 1997 Bộ Tài Chính quyết định điều chỉnh thuế xuất. Thuế xuất khẩu gọa các loại mức 0% thực hiện ngày 1/1/2000.

Đánh thuế xuất khẩu để lợi dụng thế mạnh độc quyền trên thị trường quốc tế, tăng thu ngân sách để đẩy mạnh chi phí về thuế cho người tiêu dùng nước ngoài gánh chịu. Tuy nhiên thực tế cho thấy, số lượng gạo xuất hẩu của nước ta hàng năm đạt hơn 10% thị phần thế giới thì chưa thể coi là đọc quyền xuất khẩu gạo trên thế giới. Vì vậy mục tiêu này không đạt được trong việc đánh thuế xuất khẩu gạo của nước ta.

Đánh thuế xuất khẩu là để điều chỉnh cơ cấu hàng xuất khẩu. Trong thời gian qua, mặt hàng gạo của nước ta không nằm trong danh mục hàng hóa hạn chế xuất

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

khẩu. Do đo cũng không phải là mục tiêu đánh thuế xuất khẩu chính của xuất khẩu gạo nước ta.

Đánh thuế xuất khẩu để ổn định cung cầu trên thị trường nội địa, thông qua đánh thuế xuất khẩu để giảm bớt lợi nhuận của người xuất khẩu. Đây là một trong những mục tiêu chính mà chính sash đánh thuế xuất khẩu gạo của nức ta đạt đến.

Trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đang chủ trương giảm thuế nông nghiệp nhằm khuyến khích nông dân ở thị trường nội đại, nên nó sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của gạo xuất khẩu của Việt Nam, trên thị trường thế giới và giảm lợi ích của nông dân sản xuất gạo. Như vậy cần phải đánh giá lại một cách tổng hợp cái được, cái mất của việc đánh thuế xuất khẩu gạo.

2.1.4.2. Chính sách quản lý xuất khẩu gạo

Gạo là lương thực cơ bản và truyền thống của nước ta. Đó là mặt hàng rất nhạy cảm với sự ổn định chính trị trong nước. Do đó sự ổn định cung cầu gạo trên thị trường thế giới là rất quan trọng. Vì vậy năm 1991 khi mới có xuất khẩu gạo Nhà nước ta đã dùng hạn ngạch để kiểm soát điều tiết lượng gạo xuất khẩu.

Hạn ngạch xuất khẩu gạo có thể điều chỉnh giá thóc ở thị trường nội địa khi khống chế lượng gạo xuấ khẩu. Tuy nhiên, nếu khống chế lượng gạo xuất khẩu một cách thích hợp sẽ là một trong những cơ sở để ổn định mặt bằng giá cả nói chung trên thị trường nội địa. Hơn nữa trong hoàn cảnh Nhà nước đang có chủ trương tự do hóa ngoại thương, chống tranh bán ở thị trường nước ngoài, thì việc sử dụng hạn ngạch xuất khẩu gạo là công cụ hợp lý nên tiếp tục áp dụng trong một thời gian nữa.

Vấn đề ở đây là cần dự đóa tương đối chính xác sản lượng thu hoạch thóc hàng năm để giao hạn ngạch phù hợp với yêu cầu để đảm bảo cân đối sát cung-cầu ở thị trường nội địa. Đồng thời cũng hoàn thiện cơ chế giao hạn ngạch sao cho giảm đến mức thấp nhất các lộn xộn trong mua bán hạn ngạch,…

2.1.4.3. Công tác thu mua

Tham gia hoạt động kinh doanh lương thực trong thời kì đổi mới có các thành phần kinh tế cùng tham gia trên thị trường:

- Thành phần kinh tế Nhà nước

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

- Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh - Cục dự trữ quốc gia

- Thành phần kinh tế tư nhân

Từ năm 1999, Nhà nước ta đã mở rộng các thành phần kinh tế được phép xuất khẩu, cái mới nhất đó là tư nhân được tham gia vào hoạt động xuất khẩu gạo. Qua tìm hiểu ngành lương thực quốc doanh mua trực tiếp của người sản xuất chỉ khoảng 30% sản lượng lúa, 70% còn lại là thành phần kinh tế khác thu mua của người sản xuất sau đó là xay sát, cung ứng quốc doanh.

Việc công ty quốc doanh thu mua lúa với tỷ lệ thấp, dẫn tới phần lớn sản lượng lúa của nông dân phải bán tư thương. Điều này gây thiệt hại cho nông dân, nông dân sản xuất bị ép giá, bán với giá thấp hơn giá bán trực tiếp cho quốc doanh. Sở dĩ doanh nghiệp quốc doanh mua trực tiếp của người sản xuất ít chủ yếu là do không tổ chức được mạng lưới đến tận nhà dân, tuy có tổ chức được thu mua lưu động vẫn còn ít.

2.1.4.4. Tổ chức sản xuất

Năm 1999, năm đầu tiên nước ta xuất khẩu gạo, cơ chế chưa rõ ràng.

Năm 1991-1992, chủ trương mở rộng để tiêu thụ lúa hàng hóa nên có nhiều công ty tham gia xuất khẩu, vì thời gian này sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh phía nam phát triển mạnh, trong khi chúng ta lại thiếu bạn hàng và thị trường tiêu thụ.

Năm 1993-1996 do xu hướng chung là giá thị trường giảm mạnh, các công ty lương thực ở các địa phương kinh doanh xuất khẩu gạo bị lỗ. Các tỉnh đề nghị khâu cung ứng, tạo thu mua, xay sát, chế biến và vận chuyển nội địa, còn việc xuát khẩu chủ yếu thuộc doanh nghiệp khối trung ương đảm nhiệm. Năm 1993 có hơn 40 đầu mối xuất khẩu gạo cạnh tranh nhau bán gạo, giá giảm gây ảnh hưởng xấu cho việc thỏa thuận khiến các hợp đồng không đạt yêu cầu hoặc không được thực hiện. Từ năm 1994, Chính phủ quyết định hạn chế đầu mối xuất khẩu, Bộ Thương Mịa đề nghị Bộ Nông Nghiệp Và Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Hiệp hội xuât khẩu lương thực và chỉ ra các đầu mối được cấp giấy phép đáp ứng nguyên tắc sau:

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

+ Chỉ cho phép phát triển xuất khẩu gạo cho môt tỉnh có số lượng lớn hơn 200000 tấn gạo một năm và cho phép hai tổ chức xuất khẩu gạo của một tỉnh có số lượng lớn hơn 600-700 ngàn tấn một năm

+ Đối với công ty không có giấy phép xuất khẩu trực tiếp, nhưng có khả năng tu mua gạo và khả năng chế biến có thẻ hợp tác với các đầu mối xuấ khẩu.

Đến năm 1997, tình hình tiêu thụ thuận lợi, việc kinh doanh xuất khẩu có lời, mặc dù lại phát sinh tình trạng mua ép giá nông dân và nhiều tiêu cực trong kí kết hợp đồng. Chính phủ đã chỉ đạo, chấn chỉnh lại việc xuất khẩu, huy động nguồn hàng, thực hiện kinh doanh nghiêm túc, có hiệu quả.

Từ năm 1998-1999, Chính phủ có quyết định riêng: Nhà nước điều hành xuất khẩu gạo bằng hạn ngạch, quy định giá sàn thu mua nhằm đảm bảo lợi ích của người sản xuất, chọn và chỉ định một số doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu và khuyến khích các doanh nghiệp tìm thị trường mới, bố trí kế hoạch tài chính mua bán tạm trữ khi cần nhằm ổn định lượng giá trong nước.

Cho đến đầu 2001, có 47 doanh nghiệp là đầu mối xuất khẩu gạo trực tiếp, các doanh nghiệp đủ mạnh về vốn, về khả năng khai thác thị phần và cơ sở vật chất, kỹ thuật và có khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường, đảm bảo xuất khẩu từ 4 triệu tấn gạo mỗi năm trở lên.

Gần đây, Chính phủ đã có chủ trương bỏ hạn ngạch và đầu mối xuất khẩu gạo, nhằm khai thông đầu ra cho mặt hàng gạo xuất khẩu, sẽ làm cho giá tăng sát với thị trường hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thống kê kim ngạch xuất khẩu gạo của việt nam giai đoạn 2007 2017 và dự báo năm 2020 (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)