CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU GẠO
2.1.5. Các hiệp định quốc tế liên quan đến xuất khẩu nông sản (gạo)
Hiệp định nông nghiệp của WTO
Hiệp định về Nông nghiệp (Agreement on Agriculture, viết tắt là AoA) là một trong các hiệp định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Hiệp định được ký kết tại vòng đàm phán Uruguay và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1995, cũng là ngày mà WTO chính thức đi vào hoạt động.
Mục tiêu của Hiệp định về Nông nghiệp là tiến hành cải cách trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng các chính sách nông nghiệp có định hướng thị trường sâu rộng.
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Hiệp định cũng nhằm nâng cao khả năng dự đoán trước các thay đổi và đảm bảo an ninh lương thực cho các nước xuất khẩu cũng như nhập khẩu. Mục tiêu trên xuất phát từ việc Nông sản là mặt hàng “nhạy cảm” trong thương mại do thương mại Nông sản đụng chạm đến lợi ích của một bộ phận đông đảo dân cư vốn có thu nhập thấp ở các nước phát triển và các nước đang phát triển. Mỗi nước đều có nhu cầu đảm bảo nguồn cung lương thực ổn định trong hoàn cảnh thế giới thường xuyên có biến động về thu hoạch và các nguy cơ nạn đói rình rập.
ASEAN - Thị trường mở
Đối với Cộng đồng Kinh tế ASEAN, mặc dù không phải là một hiệp định, nhưng có tác dụng điều chỉnh giống như các hiệp định nói trên và chỉ diễn ra trong phạm vi các nước ASEAN. Việc thành lập cộng đồng này nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra trong thông báo (tuyên bố) về Tầm nhìn ASEAN 2020 do các nhà lãnh đạo ASEAN đưa ra tại Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ hai tại Kuala Lumpur từ ngày 14 đến ngày 16-12-1999.
Do vậy, ASEAN là một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung, được xây dựng thông qua: Tự do lưu chuyển hàng hóa, tự do lưu chuyển dịch vụ, tự do lưu chuyển đầu tư, tự do lưu chuyển vốn và tự do lưu chuyển lao động có tay nghề. Một khu vực kinh tế cạnh tranh được xây dựng thông qua các khuôn khổ chính sách về cạnh tranh, bảo hộ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, thuế quan và thương mại điện tử.
Mục tiêu cuối cùng là đưa các nước trong ASEAN hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, được thực hiện thông qua việc tham vấn chặt chẽ trong đàm phán với đối tác và trong tiến trình tham gia vào mạng lưới cung cấp toàn cầu trong WTO. Mặc dù tầm ảnh hưởng của thị trường này không lớn, nhưng lại thiết thực, sát sườn đối với Việt Nam.
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
EVFTA là hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) kết thúc đàm phán song phương hồi tháng 12/2015 và đặt mục tiêu hoàn tất thủ tục phê chuẩn, vào năm 2018 có hiệu lực.
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Việt Nam là một nước có nền kinh tế năng động; mối quan hệ kinh doanh của Việt Nam và EU vững bền khi cả hai bên cùng có lợi. Sau Singapore, Việt Nam là nước thứ 2 kết thúc đàm phán EVFTA với EU. Theo đó, EU sẵn sàng đầu tư cung cấp các hàng hóa tốt nhất và giúp Việt Nam nâng cao trình độ quản lý về an toàn thực phẩm.
Theo cuốn Sổ tay cho doanh nghiệp Việt Nam, Việt Nam - EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với gần 100% số dòng thuế và kim ngạch xuất khẩu cho hàng hóa của nhau với lộ trình tối đa là 7 năm từ phía EU và 10 năm từ phía Việt Nam. Đáng lưu ý, có nhiều mặt hàng được hưởng thuế suất bằng 0 ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
Hiệp định Thương mại tự do Asean – Hongkong (Trung Quốc) ACFTA ACFTA bắt đầu đươc ký kết từ năm 2002 với tên gọi “Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc”, sau đó đi sâu vào vấn đề loại bỏ thuế quan vào tháng 11/2004, lấy tên là “Hiệp định về Thương mại Hàng hóa ASEAN Trung Quốc” (TIG). Qua 4 lần thay đổi, ACFTA đã nâng cấp, ra nghị thư sửa đổi Hiệp định khung về hợp tác kinh tế. Ngày 21/11/2017, “Hiệp định Thương mại tự do Asean – Hongkong (Trung Quốc)” (ACFTA) đã chính thức được ký kết, đẩy mạnh hợp tác thương mại và kinh tế giữa Asean, Hong Kong và đặc biệt có thể gia tăng cơ hội giao thương cho hàng hóa Việt Nam, thúc đẩy dịch vụ và đầu tư phát triển.
Đối với Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hong Kong, Trung Quốc (AHKFTA), liên quan đến việc cắt giảm thuế quan của 10 nước ASEAN, Hong Kong, Trung Quốc; các thủ tục hải quan, chứng nhận xuất xứ, sở hữu trí tuệ...
Cụ thể, Việt Nam cam kết loại bỏ thuế quan đối với 75% dòng thuế theo lộ trình 10 năm, 10% theo lộ trình 14 năm. Trong khi đó, Hong Kong cam kết loại bỏ thuế quan hoàn toàn với 100% dòng thuế ngay khi AHKFTA có hiệu lực.
TPP - Hiệp định chuẩn mực của thương mại thế giới
Ngày 5-10-2015 sẽ đi vào lịch sử thương mại thế giới bằng việc 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã tuyên bố kết thúc đàm
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
phán. Mặc dù TPP trước mắt chỉ là thị trường của gần 800 triệu dân, nhưng TPP đã chiếm tới trên 40% giao dịch thương mại toàn cầu. Đặc biệt trong 12 nước tham gia TPP đã có tới 3 nước trong nhóm G7, nhiều nước trong nhóm G20, trong đó hầu hết là những nước APEC và đặc biệt có 2 cường quốc là Mỹ và Nhật Bản… cho thấy tầm ảnh hưởng của TPP đối với thương mại toàn cầu nói riêng và kinh tế thế giới nói chung.
Như vậy, trong tương lai TPP sẽ là hiệp định thương mại lớn nhất thế giới, có khả năng chi phối kinh tế toàn cầu. Các chuyên gia cho rằng, khi TPP chính thức có hiệu lực thì hàng loạt những quy định, những chuẩn mực, những giá trị mới về thương mại… sẽ được “định nghĩa” lại. Theo phân tích của các chuyên gia trong và ngoài nước thì TPP sẽ là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao trên cơ sở cân bằng lợi ích và có lưu ý tới trình độ phát triển khác nhau giữa các nước tham gia hiệp định.
Đây là một hiệp định đòi hỏi các tiêu chuẩn rất cao, nếu vào được thị trường này sẽ có điều kiện để tham gia hầu hết các hiệp định thương mại khác trên toàn cầu.
Đây là bài thi “tốt nghiệp” để hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam vươn ra tầm thế giới.
2.2.Phân tích biến động sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2017
2.2.1. Về khối lượng xuất khẩu
Số liệu thu thập về sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam là một dãy số thời kì.
Dựa vào các công thức tính chỉ tiêu của dãy số thời gian,ta xác định được các biến động của sản lượng gạo xuất khẩu qua các năm như bảng sau:
Bảng2.3: Kết quả các chỉ tiêu phân tích biến động của sản lượng xuất khẩu gạo giai đoạn 1997 - 2017 trong dãy số thời gian.
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Nguồn: Sinh viên tự tính toán
Năm Sản
lượng (triệu gạo)
Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn
Tốc độ phát triển liên
hoàn
Tốc độ tăng giảm
liên hoàn
1995 2.02 - - -
1996 3.05 1.03 1.5099 0.5099
1997 3.68 0.63 1.2066 0.2066
1998 3.79 0.11 1.0299 0.0299
1999 4.56 0.77 1.2032 0.2032
2000 3.39 -1.17 0.7434 -0.2566
2001 3.53 0.14 1.0413 0.0413
2002 3.25 -0.28 0.9207 -0.0793
2003 3.92 0.67 1.2062 0.2062
2004 4.06 0.14 1.0357 0.0357
2005 5.21 1.15 1.2833 0.2833
2006 4.69 -0.52 0.9002 -0.0998
2007 4.53 -0.16 0.9659 -0.0341
2008 4.68 0.15 1.0331 0.0331
2009 6.05 1.37 1.2927 0.2927
2010 6.75 0.7 1.1157 0.1157
2011 7.13 0.38 1.0563 0.0563
2012 8.02 0.89 1.1248 0.1248
2013 6.61 -1.41 0.8242 -0.1758
2014 6.38 -0.23 0.9652 -0.0348
2015 6.59 0.21 1.0329 0.0329
2016 4.88 -1.71 0.7405 -0.2595
2017 5.79 0.91 1.1865 0.01865
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Bảng 2.4: Biểu đồ tốc độ phát triển và sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1995-2017
1995 1997
1999 2001
2003 2005
2007 2009
2011 2013
2015 2017 0
1 2 3 4 5 6 7 8 9
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6
Sản lượng ( triệu gạo) 2.02 Tốc độ phát triển liên hoàn -
Dựa vào bảng kết quả, ta thấy sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1995 đến 2017 có xu hương tăng dần với tốc độ tăng tương đối ổn định. Tuy có những năm, sản lượng giảm so với năm trước nhưng lượng giảm không lớn. Trong 23 năm, sản lượng xuất khẩu gạo thấp nhất của nước ta là năm 1995 với con số 2,02 triệu tấn, cao nhất là năm 2012 với sản lượng xuất khẩu 8,02 triệu tấn.
Vào năm 1995 lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm và xuống mức thấp nhất so với các năm khác do giá cả thị trường trên thế giới giảm. Khi đó Paskistan đã thay thế nước xuất khẩu gạo thứ ba của Việt Nam trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên, ngay các năm sau, nước ta đã nhanh chóng giành lại vị thế của mình. Trong năm 1996, mặc dù xuất khẩu gạo đã đạt 3.05 triệu tấn, vượt tất cả những năm trước đó nhưng vị trí thứ ba một lần nữa bị Ấn Độ chiếm lĩnh ( từ 1 triệu tấn gạo Ấn Độ tăng đột ngột lượng xuất khẩu gạo lên hơn 4,2 triệu tấn).
Sang năm 1997, đẩy mạnh xuất khẩu gạo tới mức lớn hơn. Lần đầu tiên, kể từ năm 1991, khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam vượt mức 3,68 triệu tấn một năm. Bước vào năm 1998 và năm 1999, có thể nói cơ hội đang mở ra cho Việt Nam khi hiện tượng EL Nino gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mùa màng của một số nước Châu Á mà đặc biệt là Indonisia và Philippin đã gây ra cơn sốt gạo ở Châu Á. Điều này, khiến sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng qua các
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
năm, đạt mức 4,56 triệu tấn gấp đôi lượng gạo xuất của năm 1995, củng cố vững hơn vị trí thứ hai về xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Vào năm 2000, thời tiết diễn ra phức tạp, thiên tai lũ lụt xảy ra trên diện rộng, đặc biệt là ĐBSCL nhưng sang năm 2001 nhờ sự điều hành, chỉ đạo của Chính Phủ và nỗ lực của nông dân giúp khôi phục và đạt kết quả tốt, đời sống nhân dân sớm đi vào ổn định. Hơn nữa cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 2000 đã ảnh hưởng đến nhịp độ buôn bán trong đó có gạo. Các tác động đã làm giá gạo trên thị trường bắt đầu giảm xuống từ đầu năm, cho đến cuối năm xuất khẩu của Việt Nam so với 1999 đã bị giảm 16% về giá, đồng thời, lượng gạo xuất khẩu cũng giảm 1,17 triệu tấn so với năm 1999.
Sản xuất nông nghiệp năm 2002 gặp nhiều khó khăn hơn 2001 đó là thiên tai diễn ra trên diện rộng, kéo dài từ đầu năm đến cuối năm, hạn hán gay gắt ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và miền Trug, lũ lớn kéo dài và ngập sâu ở vùng ĐBSCL, mưa lớn, lốc xoáy và lũ quét gây thiệt hại nặng nề về tài sản, mùa màng và sinh mạng nhiều nơi. Điều này khiến sản lượng gạo xuất khẩu của nước ta giảm xuống còn 3,25 triệu tấn (giảm 0,28 triệu tấn so với năm 2001).
Năm 2006, xuất khẩu gạo cả nước chỉ đạt khoảng 4,7 triệu tấn gạo, không đạt chỉ tiêu 5 triệu tấn đề ra. Nguyên nhân chính là do dịch bệnh gây mất mùa ở phía Nam khiến Chính phủ phải tạm ngưng xuất khẩu trong tháng cuối năm. Mặc dù chỉ mới được xuất khẩu gạo trở lại từ tháng 2 năm 2007 nhưng các doanh nghiệp đã nhanh chóng ký kết được các hợp đồng xuất khẩu hơn 3 triệu tấn gạo (chỉ tiêu xuất khẩu gạo năm nay từ 4 – 4,5 triệu tấn) với mức giá cao nhất trong nhiều năm nay. Năm 2006, Việt Nam xuất khẩu 4,7 triệu tấn gạo thì sang năm 2007 xuất khẩu đạt đủ chỉ tiêu 4,53 triệu tấn gạo.
Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh thị trường gạo xuất khẩu từ năm 2007 đến 2012, sản lượng xuất khẩu tăng cao từ 4,53 triệu tấn đến 8,02 triệu tuấn. Qua các năm, máy móc, thiết bị mới được đưa vào vận hành, cách quản lý, canh tác tốt.
Ngoài ra, Việt Nam tích cực kí kết, tham gia các hiệp định quốc tế, ngoại giao, tạo
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
quan hệ rộng, mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều nước hơn. Đây được coi là giai đoạn hoàng kim của nên xuất khẩu gạo nước ta.
Trong năm này, gạo Việt Nam chịu sụ cạnh tranh từ Ấn Độ nên quý I/2012 giảm mạnh do giá trong nước cao. Nhưng đến tháng 3/2012 vào vụ Đông - Xuân sản lượng tăng lên, Việt Nam quay lại thị trường cạnh tranh với Ấn Độ, đẩy mạnh tiến độ xuất khẩu đến cuối năm và vượt mức là 8,016 tấn đáp ứng yêu cầu tiêu thụ và giữ ổn định gạo trong nước. Năm 2012 theo số liệu ước tính năng suất có thể đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 5,6 tấn/ha.
Năm 2013, sản lượng xuất khẩu gạo Việt Nam giảm mạnh (giảm hơn 1,4 triệu tấn tức 17,7% so với năm 2012, nguyên nhân là do áp lực cạnh tranh cao và sụt giảm nhu cầu của các thị trường truyền thống như Malaysia, Philippines và Indonesia.
Năm 2014, sản lượng xuất khẩu gạo tiếp tục giảm, cụ thể giảm 230 nghìn tấn so với năm 2013 (tức giảm 3%) do quá trình CNH - HĐH diễn ra nhanh chóng ở nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới làm cho diện tích đất canh tác bị thu hẹp.
Năm 2016, sản lượng gạo xuất khẩu của Nhiều nước tăng cường áp dụng các biện còn 4,88 triệu tấn (giảm 1,71 triệu tấn so với năm 2015). Lý do khiến sản lượng gạo của Việt Nam đột ngột giảm xuống là nhiều nước tăng cường áp dụng các biện pháp hàng rào kỹ thuật, các quy định yêu cầu chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc ngày càng khắt khe hơn đối với hàng hóa nhập khẩu đặc biệt là nhóm hàng nông lâm thủy sản… Trong khi các đối thủ có nguồn cung tương tự Việt Nam như Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ… đang gia tăng cạnh tranh đối với hàng hóa Việt Nam cả về lượng và giá. Bên cạnh đó, một số chính sách trong nước như việc kiểm soát chất lượng nguồn nguyên liệu và sử dụng máy móc thiết bị… còn nhiều bất cập, tác động không thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu trong thời gian này.
Tuy nhiên đến năm 2017, xuất khẩu gạo Việt Nam có chuyển biến lớn, do cải cách về chính sách, thay đổi giống và canh tác,đưa sản lượng xuất khẩu tăng thêm 0,91 triệu tấn, đạt 5,79 triệu tấn, tăng 18,64% so với năm 2016.
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
2.2.2. Về kim ngạch xuất khẩu
Số liệu thu được là một dãy số thời kỳ. Dựa vào các công thức tính chỉ tiêu của dãy số thời gian,ta xác định được các biến động của kim ngạch gạo xuất khẩu qua các năm như bảng sau:
Bảng 2.5: Kết quả các chỉ tiêu phân tích biến động của kim ngạch xuất khẩu gạo giai đoạn 1997 - 2017 trong dãy số thời gian.
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Nguồn: Sinh viên tự tính toán Năm Kim ngạch
xuất khẩu gạo (triệu
USD)
Lượng tăng giảm tuyệt
đối liên hoàn
Tốc độ phát triển liên hoàn
Tốc độ tăng giảm liên
hoàn
Tốc độ tăng giảm định gốc
1995 538.84 - - - -
1996 868.42 329.58 1.6116 0.6116 0.6116
1997 891.34 22.92 1.0264 0.2664 0.6542
1998 1,005.48 114.14 1.1281 0.1281 0.8660
1999 1,008.96 3.48 1.0035 0.0035 0.8725
2000 615.82 -393.14 0.6104 -0.3896 0.1429
2001 544.11 -71.71 0.8836 -0.1164 0.0098
2002 608.12 64.01 1.1176 0.1176 0.1286
2003 693.53 85.41 1.1404 0.1404 0.2871
2004 859.18 165.65 1.2389 0.2389 0.5945
2005 1,279.27 420.09 1.4889 0.4889 1.3741
2006 1,194.63 -84.64 0.9338 -0.0662 1.2170
2007 1,338.13 143.5 1.1201 0.1201 1.4834
2008 2,663.44 1325.31 1.9904 0.9904 3.9429
2009 2,464.30 -199.14 0.9252 -0.0748 3.5733
2010 2,911.64 447.34 1.1815 0.1815 4.4035
2011 3,519.29 607.65 1.2087 0.2087 5.5312
2012 3,670.00 150.71 1.0428 0.0428 5.8109
2013 2.930.00 -740 0.7984 -0.2016 4.4376
2014 2,960.00 30 1.0102 0.0102 4.4933
2015 2,800.00 -160 0.9459 -0.0541 4.1963
2016 2,200.00 -600 0.7857 -0.2143 3.0828
2017 2,655.00 455 1.2068 0.2068 3.9273
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Bảng 2.6: Biểu đồ tốc độ phát triển và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 1995-2017
1995 1997
1999 2001
2003 2005
2007 2009
2011 2013
2015 2017 0
500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000
0 0.5 1 1.5 2 2.5
Kim ngạch xuất khẩu gạo (triệu USD) 538.84 Tốc độ phát triển liên hoàn -
Năm 1989, Việt Nam chính thức tham gia vào thị trường xuất khẩu gạo, với sản lượng 1,4 triệu tấn thu về 290 triệu USD, giá bình quân 240 USD/tấn. Tuy sản lượng chưa nhiều, giá còn thấp, nhưng đối với nước ta thì đó là kết quả đánh dấu sự sang trang của sản xuất lúa gạo từ tự túc sang nền kinh tế xuất khẩu.
Năm 1996, Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu gạo, đưa kim ngạch xuất khẩu đạt 868 triệu USD, tăng 63% so với năm 1995. Đặc biệt đến năm 1997 đã đánh dấu bước ngoặt lớn đối với nền kinh tế và ngoại thương của nước ta, Việt Nam xuất hiện trên thị trường gạo với vị trí là nước xuất khẩu gạo thứ 2 (sau Thái Lan), với lượng gạo xuất khẩu là 3,6 triệu tấn, đạt kimngjach xuất khẩu lên 900 triệu USD, lý do là trong năm 1997 Việt Nam ký kết được nhiều Hiệp định thương mại, điển hình là Hiệp định với Iran về xuất khẩu gạo.
Bước sang năm 1998, có thể nói cơ hội đang mở ra cho Việt Nam khi hiện tượng El Nino gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mùa màng của Châu Á, kim ngạch xuất khẩu đạt mức 1 tỷ USD, tuy chỉ tăng 5,56% về lượng nhưng lại tăng 14,56% về giá trị.
Đáng chú ý là năm 1999, mặc dù chịu thiệt hại nặng nề của đợt lũ lớn miền Trung, sản lượng vẫn đạt 31,4 triệu tấn, xuất khẩu 4,5 triệu tán gạo, kim ngạch trên 1 tỷ 10 triệu USD. Như vậy, về số lượng so với 1998 tăng 20%, là số lượng cao
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
nhất từ trước đến nay, nhưng kim ngạch lại giảm 2%. Xảy ra điều này là do trong năm 1999 các nước nhập khẩu gạo truyền thống hạn chế khối lượng nhập khẩu, làm giá gạo xuất khẩu trên thị trường thế giới giảm xuống thấp, khiến giá trị xuất khẩu của Việt Nam giảm.
Sang năm 2000, thời tiết diễn ra phức tạp, thiên tai lũ lụt xảy ra trên diện rộng, đặc biệt là ĐBSCL nhưng nhờ sự điều hành, chỉ đạo của Chính Phủ và nỗ lực của nông dân giúp khôi phục và đạt kết quả tốt, đời sống nhân dân sớm đi vào ổn định.
Hơn nữa cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 2000 đã ảnh hưởng đến nhịp đọ buôn bán trong đó có gạo. Các tác động đã làm giá gạo trên thị trường bắt đầu giảm xuống từ đầu năm, cho đến cuối năm xuất khẩu của Việt Nam so với 1999 đã bị giảm 16% về giá, hạ kim ngạch xuất khẩu gạo 2000 xuống còn 668 triệu USD ( giảm 34% so với năm 1999).
Năm 2001, xuất khẩu gạo đã hoàn thành nhiệm vụ cơ bản như xuất khẩu vượt 3,5 triệu tấn, tiêu thụ hết thóc hàng hóa, chặn đà giảm sút của giá gạo. Tuy kim ngạch vẫn giảm 6%, nguyên nhân là đầu năm 2001 giá gạo vẫn giảm mạnh do ảnh hưởng từ năm 2000, các doanh nghiệp vẫn kí hợp đồng bán gạo với giá thấp, nhưng bắt đầu từ tháng 6/2001, giá gạo tăng cao dần nhưng ta không còn gạo để xuất. Đó là nguyên do khiến lượng gạo tăng mà giá trị lại giảm.
Sản xuất nông nghiệp năm 2002 gặp nhiều khó khăn hơn 2001 đó là thiên tai diễn ra trên diện rộng, kéo dài từ đầu năm đến cuối năm, hạn hán gay gắt ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và miền Trung, lũ lớn kéo dài và ngập sâu ở vùng ĐBSCL, mưa lớn, lốc xoáy và lũ quét gây thiệt hại nặng nề về tài sản, mùa màng và sinh mạng nhiều nơi. Tuy nhiên, kim ngạch vẫn đạt trên 700 triệu USD (tăng 16%) so với năm 2001. Đó là vì chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2000 đã được nâng cao rõ rệt, hơn các năm trước.
Năm 2006, xuất khẩu gạo cả nước chỉ đạt khoảng 4,69 triệu tấn gạo đạt kim ngạch gần 1,194 tỷ USD, không đạt chỉ tiêu 5 triệu tấn đề ra. Nguyên nhân chính là do dịch bệnh gây mất mùa ở phía Nam khiến Chính phủ phải tạm ngưng xuất khẩu trong tháng cuối năm. Mặc dù chỉ mới được xuất khẩu gạo trở lại từ tháng 2 năm
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp