1.2. Tổng quan về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN
1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá quản lý chi NSNN trong XDCB
1.2.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả chi NSNN trong XDCB
Khái niệm: Kết quả chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn địa phương được thể hiện ở khối lượng vốn đầu tư thực hiện, ở tài sản cố định được huy động hoặc năng lực sản xuất kinh doanh, dịch vụ tăng thêm bàng vốn NSNN.
Các chỉ tiêu phản ánh kết quả chi NSNN trong đầu tư XDCB
- Khối lượng vốn đầu tư thực hiện: Khối lượng vốn đầu tư thực hiện là tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động đầu tư bao gồm: các chi phí của công tác xây lắp, chi phí cho mua sắm trang thiết bị và các chi phí khác theo quy định được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong đó:
+ Chi phí xây lắp bao gồm: chi phí phá dỡ vật kiến trúc, chi phí san lấp mặt bằng, chi phí xây dựng công trình tạm, các công trình phụ trợ phục vụ công tác thi công, chi phí xây dựng các hạng mục công trình, chi phí lắp đặt thiết bị, chi phí di chuyển lớn thiết bị và lực lượng thi công xây lắp.
+ Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ, trang bị khác phục vụ sản xuất, làm việc; chi phí vận chuyển từ cảng, nơi mua đến nơi phục vụ công trình, chi phí lưu kho, bãi, chi phí bảo quản, bảo dưỡng tại hiện trường...
+ Chi phí khác: tùy theo đặc điểm của dự án mà chi phí khác bao gồm các khoản mục khác nhau và được chia theo từng giai đoạn đầu tư xây dựng (giai
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn kết thúc hoạt động đầu tư).
Đối với những công cuộc đầu tư có quy mô lớn, thời gian thực hiện đầu tư dài, vốn đầu tư thực hiện là số vốn đầu tư đã chi cho từng hoạt động hoặc từng giai đoạn của mỗi công cuộc đầu tư đã hoàn thành. Với những công cuộc đầu tư sử dụng vốn NSNN thì tổng số vốn đầu tư thực hiện khi các kết quả của quá trình đầu tư phải đạt các tiêu chuẩn.
Khối lượng vốn đầu tư thực hiệu = vốn đầu tư thực hiện của công tác xây lắp + vốn đầu tư thực hiện đổi với công tác mua sắm trang thiết bị + Chi phí khác.
- Tài sản cố định huy động
Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng một cách độc lập đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã được nghiệm thu và có thể đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, khi đánh giá kết quả đầu tư cần phái làm rõ được thế nào là huy động bộ phận, the nào là huy động toàn bộ.
Huy động bộ phận chính là việc huy động từng đối tượng, từng hạng mục xây dụng của công trình vào hoạt động tại các thời điểm khác nhau do thiết kế quy định, thường xảy ra đối với các dự án quy mô lớn, có nhiều đối tượng hạng mục công trình xây dụng có khả năng phát huy tác dụng một cách độc lập.
Huy động toàn bộ là huy động một lúc tất cả các đối tưọng, hạng mục xây dụng không có khả năng phát huy tác dụng độc lập hoặc dự án không dự kiến cho phát huy tác dụng độc lập đã kết thúc quá trình xây dụng, mua sắm và đưa vảo sử dụng ngay; hình thức huy động này chỉ áp dụng đối với các dự án quy mô nhỏ, thời gian thực hiện đầu tư ngắn và chỉ có thể vận hành kết quả đầu tư sau khi tất cả các đối tượng, hạng mục công trình dã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm và lắp đặt.
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
Chỉ tiêu tài sản cố định được huy động có thể được tính bằng giá trị (tiền) và hiện vật (số lượng ngôi nhà, bệnh viện, trường học...). Chỉ tiêu giá trị tài sản cố định huy động có thể tính theo giá dự toán hoặc giá thực tế tùy vào mục đích sử dụng chúng. Giá trị dự toán được sử dụng làm cơ sở để tính giá trị thực tể của tài sản cố định, lập kế hoạch vốn đầu tư và tính toán vốn đầu tư thực hiện; đồng thời đây là cơ sở để thực hiện thanh quyết toán vốn đầu tư giữa chủ đầu tư và các nhà thầu.
Giá trị thực tế của tài sản cổ định huy động được sử dụng để kiểm tra việc thực hiện kỹ luật tài chính, dự toán đối với công trình đầu tư từ nguồn vổn NSNN các cấp, tính mức khấu hao hàng năm.
Giá trị TSCĐ huy động trong kỳ = vốn đầu tư thực hiện kỳ trước chuyển sang kỳ nghiên cứu + vốn đầu tư thực hiện trong kỳ - chi phí không làm gia tăng giá trị TSCĐ - vốn đầu tư thực hiện chưa được huy động chuyển sang kỳ sau.
Để phản ánh mức độ đạt được kết quả cuối cùng trong số vốn đầu tư đã được thực hiện người ta thưòng sử dụng chỉ tiêu: hệ số huy động TSCĐ.
Hệ sổ huy động TSCB = Giá trị huy động TSCĐ trong kỳ/(tổng vốn đầu tư thực hiện trong kỳ + vốn đầu tư thực hiện kỳ trước nhưng chưa được huy động).
- Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm
Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng được nhu cầu sản xuất, phục vụ của các TSCĐ đã được huy động vào quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ theo quy định được ghi trong dự án đầu tư. Tài sản cố định được huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là sản phẩm cuối cùng của công cuộc, đầu tư và được thể hiện bằng tiền hoặc hiện vật trên địa bàn địa phương.
Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm được thể hiện ở các chỉ tiêu như:
công suất, mức tiêu dùng nguyên vật liệu trên một đơn vị thòi gian trên địa bàn địa phương.
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế