Lợi ích và chi phí việc thành lập liên minh tiền tệ

Một phần của tài liệu Trình bày hiểu biết về liên minh tiền tệ quốc tế và triển vọng liên minh tiền tệ của việt nam aec (Trang 20 - 23)

4. Sơ qua về chính sách tiền tệ ở Châu Âu

1.2.4 Lợi ích và chi phí việc thành lập liên minh tiền tệ

1, Lợi ích:

- Đồng EURO ra đời đã tạo ra điều kiện thuận lợi để nâng cao vị thế của EU trên thế giới: Liên minh tiền tệ Châu Âu (EMU) đã hình thành nên một thị trường rộng lớn trên thế giới và nền kinh tế có trình độ phát triển cao vào hàng thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Sức mạnh của EU hiện nay là sự tổng hợp sức mạnh các nước thành viên và EU hành động vì lợi ích chung của toàn liên minh chứ không phải lợi ích của một số nước trụ cột. Như vậy, EU sẽ trở thành một khối kinh tế vững mạnh hơn, liên kết chặt chẽ hơn và do đó, địa vị của EU sẽ được nâng cao, nhất là trong quan hệ với Mỹ. Với một đồng tiền chung, thế giới sẽ phải chấp nhận EU như một thực thể thống nhất chứ không phải là một nhóm gồm nhiều nước riêng rẽ. Không chỉ tăng vai trò của mình trên thị trường thế giới mà ảnh hưởng của EU tới các vấn đề chính trị trên thế giới cũng lan rộng

- Đồng EURO ra đời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho ổn định chính trị và thúc đẩy phát triển kinh tế các nước EU

 Loại bỏ rủi ro tỷ giá: lợi ích dễ nhận thấy của đồng EURO là nó sẽ loại bỏ được rủi ro tỷ giá giữa 12 đồng tiền Châu Âu. Việc giảm rủi ro về tỷ giá sẽ giúp cho việc thông thương hàng hóa, dịch vụ và các luồng vốn đầu tư giữa các quốc gia trong khối có điều kiện di chuyển tự do và thuận lợi hơn. Điều này có tác động thúc đẩy sự phát triển kinh tế của EU.

Tiểu luận Tư tưởng HCM

 Giảm chi phí giao dịch: ước tính rằng trước khi đồng tiền EURO ra đời, các doanh nghiệp, công ty châu Âu đổi khoảng 7,7 nghìn USD một năm từ một đồng tiền của một nước EU này sang đồng tiền của một nước EU khác và tính chung, hàng năm EU phải tốn khoảng 0.4% GDP cho chi phí đổi tiền. Những chi phí này thực sự là gánh nặng cho các công ty ở những nước nhỏ với thị trường ngoại hối có độ thanh khoản không cao và hệ thống ngân hàng chưa phát triển.

 Nâng cao tính minh bạch trong giá cả: những khác biệt trong giá cả hàng hóa, dịch vụ, tiền lương sẽ trở nên rõ ràng hơn khi tính bằng một đồng tiền chung. Trước đây, người tiêu dùng cảm thấy khó khăn khi so sánh giá cả các hàng hóa của các nước trong EU, vì thế sự phân biệt giá cả dễ dàng thực hiện. khi không còn rủi ro về tỷ giá, giá cả lại dễ so sánh hơn thì các thương gia sẽ nhanh chóng kiếm lời từ nghiệp vụ khai thách chênh lệch giá giữa các thị trường. các hoạt động này sẽ làm giảm sự chênh lệch giá, phân biệt giá, khuyến khích cạnh tranh. Người tiêu dùng có thể thoải mái lựa chọn mua hàng trên toàn bộ khu vực đồng EURO. Các công ty cũng có thể tùy ý bán hàng tới bất kì nơi nào trong khu vực này. Cạnh tranh cao hơn giữa các nhà sản xuất, người tiêu dùng có sự lựa chọn nhiều hơn, đa dạng hơn, dễ dàng hơn sẽ thúc đẩy cả sản xuất và tiêu dùng phát triển, từ đó đem lại động lực mới cho nền kinh tế.

 Lãi suất thấp: Nhiệm vụ hàng đầu của NHTW Châu Âu (ECB) là ổn định giá cả. ECB cam kết duy trì tỷ lệ lạm phát dưới 2%. Lạm phát thấp hơn cũng sẽ gây sức ép làm giảm lãi suất. khi lãi suất giảm thì chi phí cho việc vay mượn trên thị trường chứng khoán Châu Âu sẽ giảm, và kết quả là thúc đẩy sự tăng trưởng của các thị trường này.

 Khuyến khích các chương trình cải tổ cơ cấu: muốn thanh gia đồng EURO, các nước phải tiến hàng các chương trình cải tổ cơ cấu kinh tế triệt để nhằm đáp ứng các tiêu chí kinh tế hội tu do Hiệp ước Masstricht quy định. Sau đó, họ còn phải tuân thủ Hiệp ước tăng trưởng và ổn định – một hiệp ước giới hạn việc chi tiêu, vay mượn của chính phủ và quy định phạt những nước vượt quá những giới hạn này. Tất cả những nước tham gia đồng EURO đều phải cắt giảm chi tiêu ngân sách, cải tổ các chính sách phúc lợi xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế. Chính phủ các nước này còn phải nhận thức lại tầm quan trọng của tăng trưởng kinh tế bền vững. Các chương trình cải tổ này đã và đang nhận được phản ứng tích cực từ phía các thị trường tài chính, một điều có lợi với tăng trưởng kinh tế. chính vì vậy

Tiểu luận Tư tưởng HCM

mà Mỹ cũng tán đồng tác động của đồng EURO đối với các chương trình cải tổ cơ cấu, cho rằng đồng EURO đang làm hiện đại hóa cho các nền kinh tế Châu Âu, làm giảm quy mô các chương trình phúc lợi xã hội và khuyến khích một cách nhìn mang tính hiện địa và toàn cầu hơn.

 Địa vị đồng tiền dự trữ: các nhà lãnh đạo và kinh tế Châu Âu hy vọng với tiềm lực kinh tế toàn khu vực, đồng EURO sẽ trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế ngang bằng với đồng USD trong tương lai không xa.

 Ổn định kinh tế vĩ mô: Đồng EURO đã thiết lập một cơ chế mới với lạm phát thấp, giúp ổn định kinh tế vĩ mô. Cơ chế này được đảm bảo bởi một ECB độc lập, thống nhất với mục tiêu hàng đầu là ổn định giá cả. sự ra đời của EURO mở ra một thời kỳ ổn định lâu dài cho toàn khu vực. nó sẽ giúp các nước thành viên tránh được sức ép việc phá giá đột ngột các đồng tiền quốc gia cũng như việc các nhà đầu cơ tranh thủ sự ổn định của đồng tiền để đầu cơ lâu dài làm ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của toàn khối.

2, Hạn chế:

- Chi phí chuyển đổi: chính phủ các nước đã phải chi tiêu rất tốn kém để điều chỉnh nhằm thích ứng với một đồng tiền mới. các chứng từ thanh toán phải sửa đổi lại để tính bằng cả đồng EURO. Các tài khoản ở các ngân hàng, các cơ sở dữ liệu, các hệ thống kế toán cũng cần thay đổi khi một đơn vị tính toán mới ra đời. đối với các doanh nghiệp, chi phí lớn nhất là chi phí cập nhật hệ thống thông tin, thay đổi phần mềm vi tính. Đi kèm theo những thay đổi này là nhu cầu đào tạo lại nguồn nhân lực để đáp ứng những kiến thức mới về sử dụng và lưu hành đồng EURO. Rất khó để ước tính chính xác những chi phí này. Ngoài ra, Chính phủ các nước trong khu vực đồng EURO phải tiêu tốn rất nhiều tiền vào các chương trình quảng cáo về đồng EURO. Sản xuất và phân phối tiền mới cũng tiêu tốn hàng tỷ USD. Theo ước tính, có khoảng 14,5 tỷ tiền giấy và 50 tỷ tiền xu được đưa vào lưu thông.

- Mất việc làm: tạo ra một đồng tiền chung cũng có nghĩa là loại bỏ nhu cầu giao dịch giữa một số đồng tiền và không cần đến các công cụ tự bảo hiểm. đồng tiền chung ra đời đã tạo nên một thị trường tài chính Châu Âu rộng lớn hơn, khi đó các công ty Châu Âu sẽ

Tiểu luận Tư tưởng HCM

chuyển dần sang huy động vốn trên ttck thay vì vốn ngân hàng như trước đây. Bên cạnh đó, để đáp ứng tiêu chí gia nhập EMU cùng các chương trình cải tổ cơ cấu hà khắc, chính phủ phải thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng, giảm chi tiêu ngân sách. Hậu quả là sẽ có thêm rất nhiều người mất việc làm. Dù vấn đề này mang tính chất ngắn hạn nhưng nó có thể tạo nên sự bất ổn chính trị xã hội ở các nước thành viên.

- Bất bình đẳng khu vực trong việc một số quốc gia thu được lợi ích nhiều, một số quốc gia thu được lợi ích ít hơn

- Chi phí thời kì quá độ: khi sử dụng đồng tiền chung, các quốc gia thành viên phải chịu chi phí thời kì quá độ gồm chi phí thu hồi đồng bạc hiện hành, in đồng bạc chung, thay đổi hệ thống thông tin phù hợp đồng tiền chung

- Mất chủ quyền trong hoạch định và thực thi chính sách: Khi tham gia vào EMU, các nước phải từ bỏ quyền tự chủ trong chính sách tiền tệ. Việc ECB điều hành chính sách tiền tệ chung của cả khối sẽ làm các nước mất đi công cụ điều tiết nền kinh tế và sẽ rất khó khăn cho các nước này mỗi khi nền kinh tế gặp khủng hoảng. Hai công cụ để điều tiết nền kinh tế của 1 nước là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. khi tham gia EMU các nước đã mất đi quyền tự chủ trong chính sách tiền tệ, còn chính sách tài khóa lại phải chịu nhiều ràng buộc bởi Hiệp ước tăng trưởng và ổn định.

Một phần của tài liệu Trình bày hiểu biết về liên minh tiền tệ quốc tế và triển vọng liên minh tiền tệ của việt nam aec (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)