4. Sơ qua về chính sách tiền tệ ở Châu Âu
1.3 Khả năng hình thành liên minh tiền tệ ở châu Á
1.3.1 Đặc điểm về kinh tế chính trị xã hội ở châu Á
Địa lý châu Á có thể coi là phức tạp và đa dạng nhất trong số 5 châu lục trên mặt đất. Châu Á được phân biệt với các châu khác không chỉ bởi các biển và đại dương, mà còn bởi nhiều đặc điểm tự nhiên độc đáo khác: một châu lục có kích thước vĩ đại nhất, trên 44,6 triệu km², có lịch sử phát triển và cấu tạo địa chất phức tạp nhất, có địa hình bề mặt bị chia cắt mạnh nhất và có sự phân hóa cảnh quan, khí hậu vô cùng phong phú, đa dạng: từ băng giá vĩnh cửu, rừng lá kim cho tới
Tiểu luận Tư tưởng HCM
hoang mạc nóng bỏng, rừng rậm nhiệt đới xanh um. Với sự phối hợp của các điều kiện tự nhiên nói trên, châu Á đã hình thành các khu vực địa lý tự nhiên có đặc điểm hoàn toàn khác nhau như Bắc Á, Trung Á, Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á và Tây Nam Á.
Châu Á, khối lục địa khổng lồ nằm hoàn toàn trên bán cầu Bắc (chỉ có một số đảo kéo dài xuống bán cầu Nam) và chiếm một không gian rất rộng. Điểm cực Bắc là mũi Seliusky trên bán đảo Taymyr thuộc Nga ở vĩ tuyến 77°44' Bắc. Điểm cực Nam là mũi Piai trên bán đảo Mã Lai ở vĩ tuyến 1°16' Bắc. Từ Bắc xuống Nam của châu Á kéo dài hơn 76 vĩ tuyến, tức là khoảng 8500km. Điểm cực Tây của châu Á là mũi Baba trên bán đảo Tiểu Á thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ở tọa độ 26°4' Đông, và điểm cực Đông là mũi Dezhnev trên bán đảo Chukostki thuộc Nga ở kinh tuyến 169°40' Đông. Nếu tính cả các đảo hoặc quần đảo thì điểm cực Bắc của châu Á lên tới tận 81°13' trên đảo Komsomolets thuộc Liên bang Nga, còn điểm cực Nam xuống tới tận đảo Dana thuộc Indonesia.Chiều rộng từ bờ Tây đến bờ Đông nơi lãnh thổ rộng nhất là 9200 km.
Về hình dạng, nếu so với các châu lục khác trên thế giới thì đại lục Á-Âu nói chung và châu Á nói riêng có bề mặt dạng hình khối vĩ đại nhất. Trừ phía Tây của đại lục Á-Âu tức châu Âu được kéo dài ra tựa như một bán đảo lớn thì phần phía Đông lục địa, trái lại là một khối khổng lồ. Ở phần này đường bờ biển tuy bị chia cắt mạnh, có nhiều vịnh biển, nhiều bán đảo lớn song do diện tích lục địa rất rộng nên sự chia cắt lãnh thổ theo chiều ngang như vậy xem ra không đáng kể. Phần lục địa có dạng hình khối điển hình, nhất là các bộ phận nằm giữa vĩ tuyến 20° Bắc và 70° Bắc, làm cho các vùng trung tâm của lục địa như Trung Á và Nội Á nằm cách bờ biển rất xa, có nơi đến 2500 km. Những điều kiện về vị trí địa lý như vậy đã có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành khí hậu và cảnh quan tự nhiên trên châu lục.
Dân cư châu Á thuộc nhiều chủng tộc khác nhau. Châu Á có văn hóa đa dạng và là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn đó là:Ấn Độ giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo.
Tiểu luận Tư tưởng HCM
Kinh tế châu Á là nền kinh tế của hơn 4 tỉ người (chiếm 60% dân số thế giới) sống ở 48 quốc gia khác nhau.
Như tất cả các vùng miền khác trên thế giới, sự thịnh vượng của kinh tế châu Á có sự khác nhau rất lớn giữa các nước và ở cả ở trong một nước. Điều đó là do quy mô của nó rất lớn, từ văn hóa, môi trường, lịch sử đến hệ thống chính quyền.
Những nền kinh tế lớn nhất trong châu Á tính theo GDP danh nghĩa là Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ. Kinh tế có quy mô khác nhau, từ Trung Quốc với nền kinh tế đứng thứ hai thế giới tính theo GDP danh nghĩa (2010), tới Cambodia là một trong những nước nghèo nhất.
Theo GDP danh nghĩa,Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có nền kinh tế lớn nhất châu Á và lớn thứ hai trên thế giới, sau đó là Nhật Bản và Ấn Độ đứng thứ ba và thứ tám trên thế giới. Hàn Quốc cũng là một nước có nền kinh tế lớn, xếp thứ 12 trên thế giới tính theo GDP danh nghĩa.Nhật Bản là nước phát triển cao nhất châu Á là nước có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.
+ Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan... được gọi là những nước công nghiệp mới.
+ Một số nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như Ấn Độ. Ma-lai-xi-a, Thái Lan... Các nước này tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.
+ Một số nước đang phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp như Mi-an-ma. Lào, Băng-la-đét, Nê-pan Cam-pu-chia...
+ Ngoài ra, còn một số nước như Bru-nây, Cô-oét, A-rập Xê-Út... nhờ có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở :hành những nước giàu nhưng trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao.
- Một số quốc gia tùy thuộc loại nước nông - công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp rất hiện đại như các ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ...
Đó là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan...
- Hiện nay, ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân
Tiểu luận Tư tưởng HCM
nghèo khổ... còn chiếm tỉ lệ cao.
Dân cư châu Á thuộc nhiều chủng tộc khác nhau. Châu Á có văn hóa đa dạng và là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn đó là:Ấn Độ giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo.
Các khối thương mại:
+Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương(APEC) +Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
+Thỏa thuận hợp tác kinh tế gần (CEPA) +Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS/СНГ) +Hiệp hội Nam Á vì sự hợp tác khu vực (SAARC) +Hiệp định thương mại tự do Nam Á(SAFTA)
Năm 2017, nền kinh tế khu vực châu Á dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng bình quân 5,9%, tăng hơn 0,2% so với các dự báo trước đó. Cho dù mức tăng này sẽ giảm nhẹ ở mức 5,8% vào năm 2018, châu Á sẽ tiếp tục giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế thế giới, khi xét đến mức tăng bình quân của các nước đang phát triển ở những khu vực khác là 3% và các nước công nghiệp phát triển là 2%. Một trong những yếu tố góp phần vào tín hiệu tích cực này là môi trường kinh tế thế giới thuận lợi, khi các nền kinh tế lớn và mới nổi đang bước vào giai đoạn hồi phục kinh tế và tăng trưởng, trong đó phải kể đến Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc.
Tuy nhiên, trước tình hình kinh tế - chính trị thế giới còn nhiều bất ổn và biến động, triển vọng phát triển của khu vực châu Á được cho đang phải đối mặt với tương lai bất định. Về khía cạnh tích cực, việc Mỹ áp dụng chính sách kích cầu nền kinh tế với quy mô lớn hơn dự kiến, cũng như sự cải thiện của các chỉ số niềm tin người tiêu dùng và DN tại các quốc gia phát triển có thể thúc đẩy tăng trưởng và xuất khẩu của châu Á. Bên cạnh đó, những cải cách nhằm thúc đẩy tính hiệu
Tiểu luận Tư tưởng HCM
quả trong lĩnh vực đầu tư công đối với hệ thống cơ sở hạ tầng ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á và Nam Á có thể góp phần duy trì đà tăng trưởng tích cực của cả khu vực. Trong chiều ngược lại, việc thị trường tài chính thế giới có xu hướng thắt chặt các quy định về tài chính có thể tác động tiêu cực tới những nền kinh tế châu Á có nhu cầu cao về nguồn vốn và khu vực kinh tế tư nhân kém phát triển.Ngoài ra, xu hướng gia tăng chủ nghĩa bảo hộ có thể gây tổn hại nghiêm trọng tới các nền kinh tế khu vực châu Á, khi xét tới độ “mở” cao về các chính sách thương mại và sự hội nhập sâu rộng vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo đó, khả năng xảy ra một sự dịch chuyển theo hướng chủ nghĩa bảo hộ ở các nước đối tác thương mại lớn với châu Á có thể gây sức ép lên xuất khẩu và giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực này, những yếu tố giữ vai trò trọng yếu trong việc chuyển đổi công nghệ và tăng sức cạnh tranh nội địa. Một số rủi ro khác như quá trình Trung Quốc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng giảm nợ công nhằm hạn chế tình trạng phát triển nóng, cũng như tình hình căng thẳng địa chính trị có thể tác động tới tốc độ tăng trưởng của khu vực trong ngắn hạn.
Trong tương lai, châu Á sẽ đối mặt với 2 thách thức: sự già hoá dân số và tốc độ tăng năng suất lao động giảm. Với việc tốc độ già hoá đang tăng nhanh so với châu Âu và Mỹ, bên cạnh việc phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động, các nước châu Á sẽ phải chi tiêu nhiều hơn cho dịch vụ y tế và an sinh xã hội. Đây là những yếu tố sẽ tạo áp lực lớn tới ngân sách và giảm tốc độ tăng trưởng. Dự báo trong vòng 3 thập kỷ tới, xu hướng này sẽ khiến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia như Trung Quốc và Nhật Bản giảm từ 0,5 – 1%. Một mối lo khác là tình trạng giảm tốc độ tăng năng suất lao động, khi IMF nhận định khu vực châu Á đang dần không bắt kịp với năng suất lao động cao của các quốc gia có nền công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới, dẫn tới nguy cơ thụt lùi về tăng trưởng kinh tế.
Về lâu dài, cho dù được đánh giá là còn nhiều dư địa để phát triển, tuy nhiên, châu Á cần có những đối sách phù hợp để giải quyết các thách thức nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững, qua đó giữ vị thế là đầu tàu kinh tế thế giới.
Tiểu luận Tư tưởng HCM