4. Sơ qua về chính sách tiền tệ ở Châu Âu
1.4. Triển vọng liên minh tiền tệ của Việt Nam(AEC) 1 Đặt vấn đề
1.4.4. Triển vọng của đồng tiền chung ASEAN
Với hơn 40 năm tồn tại và phát triển, ASEAN đã đạt được những bước tiến dài trên nhiều lĩnh vực hoạt động. Từ chỗ chỉ có 5 thành viên trong khu vực đầy mâu thuẫn và xung đột trở thành ASEAN gồm 10 thành viên, đoàn kết trong đa dạng; từ chỗ là khu vực phát triển thấp trở thành một ASEAN có nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới. Những thành tựu kinh tế-xã hội mà ASEAN đã đạt được trong thời gian qua là những cơ sở, nền móng ban đầu cho việc xây dựng đồng tiền chung. Tuy vậy, để xây dựng một đồng tiền chung khu vực thì ASEAN vẫn còn tiếp tục phải giải quyết nhiều vấn đề, vượt qua nhiều trở ngại cả về khách quan lẫn chủ quan: - Mặc dù đã có sự cải tổ toàn diện và đồng bộ nhưng thể chế pháp lí của ASEAN theo quy định của Hiến chương vẫn còn những chỗ bất cập. Trong các cơ quan của ASEAN được thể chế hoá tại Hiến chương vẫn chưa có nhiều các cơ quan hoạt động thường kì (chỉ có 2 cơ quan là Uỷ ban đại diện thường trực và Ban thư kí so với các cơ quan còn lại chỉ tiến hành họp theo định kì hoặc khi cần thiết).
Điều này, một mặt, khiến cho mối liên kết giữa các cơ quan của Hiệp hội còn lỏng lẻo, mặt khác, do chỉ hoạt động theo cơ chế kì họp nên có thể sẽ làm hạn chế khả năng chỉ đạo, điều hành của các cơ quan này trước những biến động, khó khăn bất thường (nhất là trong lĩnh vực kinh tế-tiền tệ) cần được phối hợp giải quyết ở cấp độ Hiệp hội. - Cấp độ liên kết kinh tế-thương mại chưa cao và còn lỏng lẻo. Hiện nay, hội nhập kinh tế của ASEAN mới chỉ đạt tới “khu vực thương mại tự do”, một trong các cấp độ đầu tiên của hội nhập kinh tế khu vực. Kết quả hợp tác kinh tế của ASEAN tuy đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng nhưng chưa thực sự tạo ra sự phát triển đột phá trong quan hệ kinh tế-thương mại. Thương mại nội khối chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ (25%), quan hệ kinh tế-thương mại ASEAN
Tiểu luận Tư tưởng HCM
với các đối tác bên ngoài vẫn chiếm tỉ trọng lớn và ngày càng có vị trí quan trọng.
(11) Để tiến tới những cấp độ liên kết kinh tế-thương mại cao hơn nữa, trước hết các quốc gia ASEAN phải nỗ lực phấn đấu tự do hoá 4 yếu tố cơ bản của sản xuất:
hàng hoá, dịch vụ, vốn và lao động, và đây cũng sẽ là một trong các mục tiêu chính của việc xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015. - Cho đến nay, ASEAN vẫn chưa có được hệ thống pháp luật đủ cụ thể và chặt chẽ, đặc biệt là đối với lĩnh vực kinh tế- thương mại. Kinh nghiệm liên kết thị trường của EU cho thấy thị trường càng liên kết, càng tự do thì luật pháp phải càng chặt chẽ "free market, more rules".
Hiện nay, các văn bản pháp lí điều chỉnh quan hệ kinh tế- thương mại của ASEAN về cơ bản vẫn là các điều ước quốc tế như Hiệp định CEPT/AFTA, Hiệp định về khu vực đầu tư AIA... (pháp luật của EU không chỉ bao gồm các điều ước quốc tế là các “văn bản gốc” mà còn bao gồm cả một hệ thống rất quan trọng các “văn bản pháp luật phái sinh” cụ thể, chi tiết do các cơ quan của EU ban hành, hơn nữa tất cả các quy định này đều được áp dụng trực tiếp và có giá trị cao hơn nội luật). Dù không hướng tới mục tiêu "nhất thể hoá" hoàn toàn giống như EU nhưng ASEAN hiện vẫn còn thiếu hệ thống pháp luật đủ khả năng điều chỉnh các quan hệ kinh tế- tiền tệ trong một khu vực đồng tiền chung. - Mức độ hội tụ của các nền kinh tế thành viên còn thấp, hiện vẫn tồn tại khoảng cách khá lớn giữa các nước ASEAN.
Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước ASEAN đang thực sự là thách thức đối với tiến trình liên kết. Trong ASEAN, bên cạnh những quốc gia có nền kinh tế phát triển như Singapore, Thái Lan... vẫn tồn tại những nước kinh tế đang phát triển như Việt Nam, kém phát triển như Campuchia, Lào…. Chỉ xem xét một khía cạnh là thu nhập bình quân của người dân tại một số quốc gia cũng thấy rõ sự khác biệt này. Năm 2007, trong khi thu nhập bình quân tính trên đầu người của Singapore là 35.163 USD người, đứng thứ 21 trên thế giới; Burnei là 32.167 USD, đứng thứ 24 trên thế giới thì một số quốc gia khác như Việt Nam là 818 USD, đứng thứ 140 trên thế giới; Campuchia là 600 USD, đứng thứ 152 thế giới;
Lào là 656 USD, đứng thứ 150 và Myanma là 235 USD, ở vị trí 174 trên thế giới.
(12) Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế dẫn tới việc xác định khác nhau giữa lợi ích và thứ bậc các vấn đề ưu tiên trong hợp tác, kéo theo sự bất đồng trong quá
Tiểu luận Tư tưởng HCM
trình hoạch định, thực hiện chính sách của các nước ASEAN. Bên cạnh đó, sự đa dạng của các hệ thống chính trị, tôn giáo của các quốc gia trong khu vực cũng là một khó khăn cho quá trình hợp tác. - Những thách thức từ bên ngoài như thị trường tài chính-tiền tệ thế giới thời gian qua đang có nhiều biến động, một cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ với mức độ trầm trọng trên quy mô toàn cầu theo cảnh báo từ IMF… đang là mối nguy cơ không loại trừ bất cứ quốc gia nào. Tất cả những yếu tố trên đang đe doạ trực tiếp tới sự ổn định, phát triển của từng quốc gia cũng như khu vực, đồng thời, cũng đặt ra không ít thách thức cho môi trường tiền tệ ổn định của ASEAN. - Trong bối cảnh cụ thể của ASEAN, với định hướng
“thống nhất trong đa dạng” chứ không “nhất thể hoá” như EU thì một trong những vấn đề không thể không tính tới là: Để tiến tới đồng tiền chung, bản thân mỗi quốc gia phải chấp nhận hi sinh một phần chủ quyền quốc gia trong lĩnh vực tiền tệ để chuyển giao cho thiết chế chịu trách nhiệm vận hành chính sách tiền tệ chung cho toàn bộ khu vực. Đây là một đòi hỏi có tính nguyên tắc và vô cùng cần thiết nhưng lại hết sức nhạy cảm và khó khăn đối với riêng các nước ASEAN, nhất là khi chính sách tiền tệ luôn là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng nhất của mỗi quốc gia. Thông qua các công cụ của nó, các quốc gia tiến hành những can thiệp, điều chỉnh thích hợp đối với nền kinh tế quốc dân của mình. Chuyển giao chính sách tiền tệ đồng nghĩa với việc quốc gia mất đi một trong những công cụ để ổn định và phát triển nền kinh tế quốc dân. Thậm chí, điều này có thể dẫn tới việc quốc gia khó có thể phản ứng kịp thời đối với những cú sốc kinh tế từ bên trong cũng như bên ngoài. Ngược trở lại với lịch sử hợp tác của Liên minh châu Âu, đối chiếu với những thành tựu và những bất cập của ASEAN còn tồn tại, có thể thấy chặng đường xây dựng một đồng tiền chung ASEAN vẫn còn rất nhiều khó khăn và trở ngại. Tuy vậy, nếu lấy mốc thời gian từ 1976 (năm ra đời của Hiệp ước Bali - dấu mốc quan trọng trong hợp tác kinh tế của ASEAN.(13)) đến nay, so với khoảng thời gian gần 50 năm của EU để biến ý tưởng về đồng EURO trở thành hiện thực thì ASEAN mới chỉ mất hơn một nửa khoảng thời gian đó. Hơn nữa, quy mô và trình độ phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như toàn bộ EU so với ASEAN là khoảng cách khá lớn, bản thân ASEAN cũng không có truyền thống
Tiểu luận Tư tưởng HCM
hợp tác kinh tế như các nước EU. Do đó, ASEAN hoàn toàn có thể tự hào với những chặng đường đã đi qua và tin tưởng vào tương lai của một đồng tiền chung châu Á. Với Hiến chương ASEAN, Cộng đồng ASEAN được hình thành sẽ đưa ASEAN từ Hiệp hội thành Cộng đồng vững mạnh về chính trị, liên kết chặt chẽ về kinh tế, hoạt động năng động và hiệu quả hơn. Đặc biệt, Cộng đồng kinh tế
ASEAN 2015 với năm sự tự do cơ bản sẽ là nền tảng quan trọng, tạo nền móng kinh tế vững chắc cho sự ra đời của đồng tiền chung.
Một số tài liệu tham khảo
(1).Xem: Memorandum of Understanding on the ASEAN Swap Arrangements- Kuala Lumpur, 5/8/1977.
(2).Xem: The supplementary agreements to the Memorandum of Understanding on the ASEAN Swap Arrangements-Washington DC, 26/9/1978.
(3).Xem: Second, Third, Fourth supplementary agreements to the Memorandum of Understanding on the ASEAN Swap Arrangements, 1979, 1982, 1987.
(4).Xem: Fifth supplementary agreements to the Memorandum of Understanding on the ASEAN Swap Arrangements -Washington DC, 19/9/1992.
(5).Xem: “ Việt Nam trong hợp tác tiền tệ Đông Nam Á” –PGS.TS. Đinh Trọng Trịnh – Lê Thùy Vân . Nxb Tài chính H.2008 tr109-110
(6).The Joint Ministerial Statement of the ASEAN + 3 Finance Minister meeting, 6/5/2000, Chiang Mai, Thailand.
(7).Xem: “ Việt Nam trong hợp tác tiền tệ Đông Nam Á” tr. 88-89.
Tiểu luận Tư tưởng HCM