Khó khăn trong quá trình thống nhất tiền tệ của Châu Á

Một phần của tài liệu Trình bày hiểu biết về liên minh tiền tệ quốc tế và triển vọng liên minh tiền tệ của việt nam aec (Trang 36 - 39)

4. Sơ qua về chính sách tiền tệ ở Châu Âu

1.3 Khả năng hình thành liên minh tiền tệ ở châu Á

1.3.3 Khó khăn trong quá trình thống nhất tiền tệ của Châu Á

Tuy đã đạt được nhiều thành tự trong quá trình gây dựng và phát triển một liên kết kinh tế quốc tế bền vững, nhưng để xây dựng một đồng tiền chung khu vực thì châu Á vẫn còn tiếp tục giải quyết nhiều vấn đề, vượt qua nhiều trở ngại cả về khách quan lẫn chủ quan:

Thứ nhất, cấp độ liên kết kinh tế -thương mại chưa cao và còn lỏng lẻo chưa đạt được những hiệu quả tối ưu.Quá trình liên kết, hội nhập bao trùm một số khâu trong cơ cấu kinh tế, và bởi vậy, đa phần sẽ có sự phát triển không đồng đều.

Nguyên nhân là do có sự khác biệt về năng lực của từng khâu riêng biệt của bộ máy kinh tế trong việc kết nối tới quá trình hội nhập và liên kết, cũng như phân công công việc phụ thuộc vào mức độ công nghiệp hóa các vùng, các địa phương của các nước tham gia vào quá trình này. Ở những nước phát triển hơn sẽ có sự hội nhập mạnh hơn trong lĩnh vực lưu thông thị trường, kể cả việc lưu thông hàng hóa và dịch vụ, ngoại tệ, giấy tờ có giá. Việc liên kết trong lĩnh vực sản xuất sẽ phức tạp hơn nhiều.Ở những nước đang phát triển, một thành phần khác thuộc lĩnh vực tái sản xuất xã hội- một bộ phận cấu thành không thể tách rời trong giai đoạn hợp tác hiện nay- là lĩnh vực xây dựng và thông qua các quyết sách thuộc các cấp độ khác nhau (các hiệp hội doanh nghiệp, các chính phủ, các tổ chức quốc tế...) luôn có sự hợp tác, hội nhập sôi động, tuy nhiên không phải lúc nào cũng tỏ ra có hiệu quả. Chính phủ các nước này luôn mong muốn tạo được các điều kiện để phát triển khả năng cạnh tranh của các hàng hóa nội địa trên thị trường quốc tế nhờ vào quá trình hợp tác và hội nhập. Nhìn chung, khả năng nhận thức và cơ sở kinh tế sẽ quyết định hiệu quả của những sáng kiến hội nhập.

Tiểu luận Tư tưởng HCM

Thứ hai, cho đến nay châu Á vẫn chưa có sự đồng nhất về hệ thống pháp luật, các điều luật vẫn chưa đủ cụ thể và chặt chẽ, đặc biệt là đối với lĩnh vực kinh tế.

Kinh nghiệm liên kết thị trường của EU cho thấy thị trường càng liên kết, càng tự do thì luật pháp phải càng chặt chẽ. Hiện nay , các văn bản pháp lý điều chỉnh quan hệ kinh tế- thương mại của châu Á về cơ bản vẫn là cac điều ước quốc tế như hiệp định trong khi pháp luật của EU không chỉ bao gồm các điều ước quốc tế là các “ văn bản gốc” mà còn bao gồm cả một hệ thống rất quan trọng các “ văn bản pháp luật phái sinh” cụ thể, chi tiết do các cơ quan của EU ban hành, hơn nữa tất cả các quy định này đều được áp dụng trực tiếp và có giá trị cao hơn nội luật.

Thứ ba, mức độ hội tụ của các nền kinh tế thành viên còn thấp, hiện còn tồn tại khoảng cách khá lớn giữa các nước châu Á. Sự chênh lệch vừa trình độ phát triển kinh tế giữa các nước châu Á đang thực sự là thách thức đối với tiến trình liên kết.

Ở châu Á bên cạnh những quốc gia có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore.. vẫn còn những nước kinh tế đang phát triển như Việt Nam..kém phát triển như Lào, Cam-pu-chia..

Thứ tư,những thách thức từ bên ngoài như thị trường tài chính- tiền tệ thế giới thời gian qua đang có nhiều biến động với những biển đổi tỷ giá các đồng tiền, FED cân nhắc điều chỉnh lãi suất đồng USD, giá dầu lao dốc, các sàn chứng khoản biên động... đang là mối nguy cơ không loại trừ bất cứ quốc gia nào. Tất cả những yếu tố trên đang đe dọa trực tiếp tới sự ổn định, phát triển của từng quốc gia cũng như khu vực, đồng thời cũng đặt ra không ít thách thức cho môi trường tiền tệ ổn định của các nước ở Châu Á. Trước bối cảnh nhiều biến động như vậy, mỗi nước trong khu vực lại phải chọn cho mình những chính sách tiền tệ riêng để phù hợp với hoàn cảnh và bảo vệ hệ thống tài chính- tiền tệ quốc gia, do đó trở thành trở ngại cho sự ra đời của một đồng tiền chung.

Thứ năm, trong bối cảnh cụ thể của Châu Á với định hướng “ thống nhất trong đa dạng” chứ không ”nhất thể hóa” như EU thì một trong những vấn đề không thể tính tới là: để tiến tới đồng tiền chung, bản thân mỗi quốc gia phải chấp nhận hi sinh một phần chủ quyền quốc gia trong lĩnh vực tiền tệ để chuyển giao cho thiết

Tiểu luận Tư tưởng HCM

chế chịu trách nhiệm vận hành chính sách tiền tệ chung cho toàn bộ khu vực.

Chẳng hạn, các nước EU bị rằng buộc bới hai điều khoản: thâm hụt ngân sách phải dưới 3%, nợ nước ngoài phảu dưới 60% tổng sản lượng quốc gia. Đây là một đòi hỏi có tính nguyên tác và vô cùng cần thiết nhưng lại hết sức nhạy cảm và khó khăn đối với riwwng các nước châu Á, nhất là khi chinh sách tiền tệ luôn là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng nhất của mỗi quốc gia. Chuyển giao chính sách tiền tệ đồng nghĩa với việc quốc gia mất đi một trong những công cụ để ổn định và phát triển nền kinh tế quốc dân. Thậm chí, điều này có thể dẫn tới việc quốc gia khó có thể phản ứng kịp thời đối với những cú sốc kinh tế từ bên trong cũng như bên ngoài.

Thứ sáu, liên quan đến việc kết nối những quan điểm khác nhau, một trong những nền tảng của EU. Các nền văn hoá, chế độ chính trị, hệ thống kinh tế và niềm tin tôn giáo của châu Á khác biệt hơn nhiều so với châu Âu. Đó là chưa kể đến việc nhiều chính phủ chống lại sự thống nhất về mặt thể chế, khi họ cho rằng điều này sẽ làm suy yếu chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời vi phạm phương châm không can thiệp vào nội bộ đất nước.

Thứ bảy,liên quan đến việc liệu các siêu cường mong muốn nhìn thấy hội nhập ở khu vực châu Á này hay không, cũng như tổ chức hội nhập này sẽ hình thành như thế nào. Châu Á hiện nằm trong cuộc tranh giành ảnh hưởng khốc liệt của các cường quốc khi Trung Quốc, Mỹ và Nga đều có những xung đột về lợi ích trong khu vực. Hiện tại đồng EURO xuất hiện xuất hiện đã tạo ra một sự cạnh tranh rất lớn với đồng USA. Nếu đồng tiền chung châu Á xuất hiện sẽ tạo nên sự tranh chấp lớn giữa các đồng tiền lớn và đồng thời khối liên minh lớn sẽ được thành lập sẽ tạo ra sự uy hiếp đến những nước lớn, khối liên minh lớn. Mặc dù đồng tiền chung cũng sẽ giúp kinh tế khu vực châu Á phát triển với tiềm vọng lớn nhưng ảnh hưởng tới thế giới cũng không hề nhỏ đặc biệt là với nước Mỹ và các nước châu Âu nên có thể hình dung rõ một số siêu cường quốc sẽ không mong muốn đồng tiền chung châu Á thành lập điển hình đó có thể là Mỹ.

Tiểu luận Tư tưởng HCM

- Cuối cùng,cần có một sự tương đồng giữa một số nước để cùng hiện thức hóa quyết tâm hội nhập; trong trường hợp của EU, có thể kể đến Đức và Pháp. Những quốc gia, không chỉ hiểu biết về xã hội và văn hoá, mà trên tất cả, họ chia sẻ niềm tin mạnh mẽ vào sự hội nhập của châu Âu. Vậy nước nào trong.

1.4.Triển vọng liên minh tiền tệ của Việt Nam(AEC)

Một phần của tài liệu Trình bày hiểu biết về liên minh tiền tệ quốc tế và triển vọng liên minh tiền tệ của việt nam aec (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)