CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ QUÁN TRIỆT CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM
II. Thực trạng về sự quán triệt các đặc điểm của đầu tư phát triển trong công tác quản lý hoạt động đầu tư
1.1. Khả năng tạo lập và huy động nguồn vốn ngày càng tăng
a. Vốn trong nước:
Nguồn thu chi của ngân sách nhà nước.
Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước là nguồn vốn vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối với mỗi quốc gia. Trong những năm trở lại đây nguồn thu ngân sách không ngừng tăng lên. Tổng thu ngân sách năm 2013 là 828.348 tỷ đồng; năm 2014 là 877.697 tỷ đồng, năm 2015 đạt 996.870 tỷ đồng.
Chi tiêu ngân sách nhà nước (NSNN) luôn là vấn đề quan trọng trong nền kinh tế,.
Song, chi tiêu cho đầu tư phát triển đang có xu hướng giảm dần trong những năm qua, do việc chi thường xuyên đã lấn át chi đầu tư phát triển và bội chi ngân sách. Cụ thể như trong biểu đồ 01, Chi đầu tư phát triển từ nguồn NSNN giảm từ 27,47% tổng chi tiêu NSNN năm 2012 xuống còn 20,12% năm 2015. Vì vậy, năm 2013 Chính phủ đã đề nghị Quốc hội nâng trần bội chi ngân sách 4.8% GDP lên 5.3% GDP để dành tiền cho đầu tư phát triển trong bối cảnh khan hiếm vốn.
2012 2013 2014 2015
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
27.47 24.97 22.51 20.12
61.67 64.71 65.52 67.13
10.86 10.32 11.97 12.75
Khác
Chi phát triển sự nghiệp KT-XH Chi đầu tư phát triển
Biểu đồ 1: Cơ cấu chi tiêu từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2012-2015
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Tín dụng đầu tư phát triển
Đánh giá chung cho thấy, chính sách tín dụng đầu tư nhà nước trong 10 năm qua đã từng bước được hoàn thiện, sửa đổi để phù hợp với bối cảnh của từng thời kỳ. Vốn tín dụng đầu tư nhà nước đóng vai trò quan trọng hỗ trợ một số ngành, lĩnh vực trọng điểm; tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật và năng lực sản xuất của nền kinh tế trong thời gian qua; góp phần thu hút đầu tư vào các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn theo mục tiêu và định hướng phát triển của Nhà nước
Trong giai đoạn 2006-2011, tín dụng đầu tư của Nhà nước được thực hiện thông qua kênh Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) tăng trưởng khá mạnh, bình quân đạt gần 17%/năm. Giai đoạn từ năm 2012 đến nay, nhằm thực hiện mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt khoảng 7 - 8%/năm, thì tổng mức đầu tư toàn xã hội vào khoảng 40% GDP/năm. Trong khi đó, vốn tín dụng đầu tư nhà nước sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng đầu tư xã hội để hỗ trợ cho kênh đầu tư từ ngân sách nhà nước. Theo báo cáo của VDB, về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014, VDB đã tích cực triển khai huy động vốn, đạt và vượt kế hoạch được giao, trong đó năm 2011 đạt 101% kế hoạch và năm 2012 đạt 99,7% kế hoạch, năm 2013 đạt 100% kế hoạch, 6 tháng đầu năm 2014 đáp ứng yêu cầu giải ngân của các dự án và trả các khoản nợ đến hạn, luôn đảm bảo khả năng thanh toán lành mạnh, không phải yêu cầu có sự hỗ trợ của Nhà nước trong bối cảnh ngân sách chậm tiền cấp bù lãi suất.
b. Vốn nước ngoài
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI:
FDI là nguồn vốn quan trọng trong hoạt động đầu tư phát triển. Song, Việt Nam lại có những lợi thế để thu hút nguồn vốn này như tình hình chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi, có đường bờ biển dài và là nước có độ mở cao.
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Nguồn vốn FDI chảy về Việt Nam trong những năm gần đây ngày càng tăng, đó là nguồn bổ sung vốn đầu tư phát triển góp phần khắc phục tình trạng thiếu vốn của nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể trong bảng 04 , tổng số vốn FDI thực hiện tăng đều qua các năm và đến năm 2016, tổng số vốn thực hiện là 15.800 triệu đô trên 26.890 triệu đô vốn đăng ký.
Bảng 04: Thống kê vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2012-2016
Năm 2012
10.046 Tổng vốn thực
hiện ( triệu đô)
(Nguồn: Tổng cục thống kê) Để đạt được nhiều thành tựu trong thu hút vốn FDI, Việt Nam đã có nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Vốn ODA
Nhờ có nguồn vốn ODA được huy động mà nhà nước ta có thêm mooth nguồn tài chính quan trọng bổ sung cho ngân sách nhà nước, đảm bảo cho mục tiêu phát triển , đầu tư cơ sở hạ tầng, giải quyết được các vấn đề an sinh xã hội,… Nguồn vốn ODA tại Việt Nam được thực hiện dưới ba hình thức, gồm ODA viện trợ không hoàn lại chiếm khoảng 10-12%; ODA vay ưu đãi chiếm khoảng 80% và ODA hỗn hợp chiếm khoảng 8-10%
Qua các thời kỳ, mức cam kết, ký kết và giải ngân đã có những tiến bộ nhất định, tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, riêng giai đoạn 2011 - 2014, số cam kết thấp hơn so với giai đoạn 2006 - 2010 nhưng số ký kết lại cao hơn giai đoạn 2006 - 2010 và cao hơn số cam kết trong cùng giai đoạn. Điều này thể hiện những cố gắng to lớn của Việt Nam và các nhà tài trợ trong việc cải tiến và hài hòa hóa quy trình, thủ tục, hoàn thiện thể chế, tăng cường năng lực ở tất cả các khâu trong huy động nguồn lực (xây dựng văn kiện dự án; thẩm định và phê duyệt dự án; đàm phán và ký kết hiệp định; tổ chức, quản lý và thực hiện dự án) cũng như sự tin tưởng của các nhà tài trợ đối với Việt Nam.
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Bảng 05: Kết quả cam kết, ký kết và giải ngân ODA
Đơn vị: Triệu USD
Cam kết 2011-2014 20.872,77
2015
(Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư)
Nhìn chung, công tác vận động, thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực, thể hiện qua các chỉ tiêu chủ yếu gồm vốn ODA cam kết, vốn ODA ký kết và vốn ODA giải ngân. Hiện có khoảng 50 nhà tài trợ song phương và đa phương đang hoạt động, cung cấp nguồn ODA và vốn vay ưu đãi cho nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội của Việt Nam.