Đánh giá thực trạng quán triệt các đặc điểm của đầu tư phát triển vào công tác quản lý hoạt động đầu tư

Một phần của tài liệu Sự quán triệt các đặc điểm của đầu tư phát triển trong công tác quản lý hoạt động đầu tư (Trang 45 - 52)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ QUÁN TRIỆT CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM

III. Đánh giá thực trạng quán triệt các đặc điểm của đầu tư phát triển vào công tác quản lý hoạt động đầu tư

1. Đánh giá thực trạng quán triệt đặc điểm thứ nhất:

1.1. Thành tựu:

Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP liên tục tăng qua các năm. Đối với nước có điểm xuất phát còn thấp, muốn tăng trưởng cao và chống tụt hậu xa hơn thì đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn là rất có ý nghĩa.

Thu hút được lượng vốn đầu tư nước ngoài lớn và liên tục tăng trong các năm. Tiền vốn là các ngoại tệ mạnh, góp phần bổ sung cho nguồn vốn thiếu hụt trong nước. Đầu tư nước ngoài còn giúp chuyển giao công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn ODA cũng thu hút được nhiều giúp đầu tư phát triển cơ cấu hạ tầng, từ đó là động lực phát triển tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn FDI.

1.2. Hạn chế và nguyên nhân:

Hiệu quả sử dụng vốn còn thấp. Nguyên nhân là do giải ngân vốn chậm, hay đầu tư dàn trải và các tính toán tài chính từ các khâu lập dự án không khả thi dẫn đến đồng vốn bỏ ra đầu tư lại thu về được ít lợi ích.

Vốn FDI vào Việt Nam còn chưa có sự chọn lọc tốt. Dễ gây đến việc biến Việt Nam thành bãi rác công nghệ, các ảnh hưởng tới môi trường. Nguyên nhân là do hệ thống pháp luật nước nhà còn nhiều khe hở dễ dàng cho các nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng.

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

Năng lực tổ chức và quản lý ODA và vốn vay ưu đãi ở cấp địa phương còn nhiều hạn chế.Do lãnh đạo và cán bộ một số ban quản lý dự án thường kiêm nhiệm nên tính chuyên nghiệp không cao, nhiều cán bộ có kinh nghiệm quản lý dự án, đã qua đạo tạo, song do yêu cầu công việc lại chuyển công tác khác nên hoạt động tổ chức quản lý và thực hiện dự án kém hiệu quả.

Chưa có chiến lược sử dụng vốn một cách rõ ràng, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Nguyên nhân do bất cập trong công tác quản lý vốn, tình trạng tham nhũng.

Về vấn đề lao động, công tác đào tạo lao động còn yếu kém, lực lượng lao động ở Việt Nam không còn là thời kỳ vàng.

2. Đánh giá thực trạng quán triệt đặc điểm thứ hai 2.1. Thành tựu:

Đã có nhiều dự án triển khai đúng kế hoạch đúng tiến độ đã tạo nên diện mạo mới cho đất nước. Đối với một nước đang phát triển thì diện mạo mới thật sự có ý nghĩa

Luật đầu tư công 2014 đã có quy trình chặt chẽ hơn, từ lựa chọn dự án để phê duyệt đến kiểm soát các dự án, tránh dàn trải, nợ đọng trong xây dựng cơ bản.

Công tác quản lý giám sát đã được cụ thể và sửa đổi bổ sung qua các bộ luật nhờ đó mà công tác quản lý giám sát đã thực hiện nghiêm túc và bài bản hơn

2.2. Hạn chế và nguyên nhân

Về việc thực hiện kế hoạch và phân kì đầu tư còn chưa tốt dẫn đến nhiều dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh tổng vốn đầu tư. Nguyên nhân đó là do thủ tục đầu tư, xây dựng còn phức tạp; văn bản hướng dẫn Luật và Nghị định về đầu tư còn bất cập, công tác giải phóng mặt bằng và bố trí vốn đối ứng các dự án chưa đáp ứng yêu cầu;

công tác phối hợp và chỉ đạo điều hành ở một số bộ, ngành, địa phương thiếu quyết liệt và còn nhiều bất cập; hồ sơ thanh toán vốn đầu tư rườm rà; việc giao vốn cho các bộ, ngành và địa phương còn chậm; năng lực của chủ đầu tư, ban quản lý dự án và nhà thầu chưa thật tốt…

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

Tình trạng đầu tư dàn trải vẫn tiếp tục diễn ra gây hậu quả lớn cho nền kinh tế.

Nguyên nhân là do chủ trương đầu tư chưa rõ ràng hợp lý; cán bộ cơ quan quản lý nhà nước chưa đủ năng lực chưa đủ quyết đoán; tình trạng tham nhũng; chưa mạnh tay cắt giảm vốn đầu tư đối với các dự án, công trình chậm tiến độ, hiệu quả thấp; do những sai – hỏng trong khâu tổ chức thực hiện đầu tư, từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công, kiểm tra, giám sát; do sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp…

Về công tác quản lý giám sát còn thực hiện chưa tốt, dẫn đến tình trạng tham nhũng, thất thoát, các công trình sai phạm, chất lượng thấp xảy ra ngày càng nghiêm trọng.

Nguyên nhân là do số lượng dự án đầu tư xây dựng hàng năm tại các địa phương lớn, trong khi lực lượng cán bộ thẩm định tại các sở xây dựng và các sở chuyên ngành tại một số địa phương còn mỏng, chưa có đủ kĩ năng trình độ quản lý, còn lúng túng trong việc tổ chức quản lý dự án; việc báo cáo cấp trên về những sai phạm và đưa ra biện pháp xử lý còn chậm chạp; việc quản lý giám sát còn mang tính chủ quan, chưa thật sự làm tốt cơ chế giám sát cộng đồng để người dân được góp ý kiến….

3. Đánh giá thực trạng quán triệt đặc điểm thứ ba 3.1. Thành tựu

Một số công trình trọng điểm điểm đã được đưa vào sử dụng, đem lại lợi ích thiết thực về mặt kinh tế - xã hội. Các công trình có tuổi thọ lâu dài đặc biệt là các công trình cơ sở hạ tầng, giúp giao thông thuận tiện, thúc đẩy kinh tế giữa các địa phương.

Nhà nước đã quan tâm hơn đến việc tu sửa, cải tạo lại các công trình đã có từ lâu.

Giúp khôi phục được tình trạng hư hỏng của công trình, đưa công trình vào sử dụng, tăng tuổi thọ của dự án.

3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Do việc quản lý chưa chặt chẽ của nhà nước trong việc nghiên cứu thực hiện dự án khiến nhiều công trình vừa mới đi vào hoạt động thậm chí có những công trình còn chưa khánh thành đã phải đóng cửa hoặc gặp các thiên tai mưa lũ phá hại công trình, gây thiệt hại lớn.

Công tác quản lý, giám sát tu sửa vẫn chưa được nghiêm ngặt, có những công trình xuống cấp rất lâu rồi mà vẫn không được tu sửa kịp thời

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

Độ trễ trong đầu tư còn chưa được tính toán một cách nghiêm túc, gây ra hiện tượng các công trình khi thực hiện xong thì nhu cầu xã hội giảm sút, công trình bị bỏ hoang.

4. Đánh giá thực trạng quán triệt đặc điểm thứ tư 4.1. Thành tựu

Đã có nhiều chủ trương đầu tư đúng đắn, cần thiết và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

• Một số công trình giao thông lựa chọn địa điểm phù hợp đã giải quyết được vấn đề về giao thông, thúc đẩy giao thương giữa các vùng.

4.2. Hạn chế và nguyên nhân

a. công tác xây dựng chủ trương, quyết định đầu tư:

Thực trạng đâu tư cho thấy xác định sai chủ trương đầu tư, dẫn đến đầu tư không có hiệu quả, hoặc hiệu quả đầu tư kém, không ít nhà máy do xác định sai chủ trương đầu tư dẫn tới khi đưa vào hoạt động không có nguyên liệu... và để khắc phục tình trạng này phải di chuyển hoặc bỏ nhà máy… Như vậy, sai lầm trong chủ trương đầu tư sẽ gây lãng phí, thất thoát nghiêm trọng nhất, cả về lãng phí trực tiếp và lãng phí về gián tiếp. Nguyên nhân là khi xem xét quyết định dự án đầu tư mới chưa chấp hành đúng các quy định trong việc xét duyệt một dự án. Việc phê duyệt các dự án cũng không được thẩm định kĩ càng trên từng khía cạnh, chưa có hệ thống các cơ sở khoa học tốt để việc thẩm định chính xác và rõ ràng.

Nhu cầu đầu tư còn có khoảng cách rất lớn so với khả năng cân đối của ngân sách, đặt ra quá nhiều chủ trương đầu tư dẫn đến đầu tư dàn trải, tạo gánh nặng cho ngân sách. Nguyên nhân là do các chủ trương đầu tư thiếu tầm nhìn dài hạn, chạy theo phong trào, không trọng tâm trọng điểm, dàn trải dẫn đến các dự án không hiệu quả.

Quá trình ra chủ trương quyết định đầu tư còn chậm trễ, thiếu thống nhất dẫn đến đánh mất thời điểm đầu tư thuận lợi, kéo dài thời gian thi công. Nguyên nhân nằm ở đội ngũ các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương còn yếu kém.

b. công tác quy hoạch:

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

Với thực trạng lãng phí như trên có thể thấy công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn nhiều yếu kém chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Chất lượng các dự án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chưa cao, chưa có tầm nhìn xa, chưa đủ căn cứ vững chắc nhất là các thông tin vê dự báo; quy hoạch ngành, vùng, lãnh thổ chưa ăn khớp, gắn kết; tính cục bộ, khép kín trong quy hoạch đã gây nên sự lãng phí các nguồn lực do sự phát triển chồng chéo, dư thừa công suất...

Quản lý nhà nước về quy hoạch còn nhiều yếu kém mà biểu hiện rõ nhất là phân công phân cấp không rõ ràng thiếu một khung pháp lý cho việc lập, phê duyệt, quản lý quy hoạch, thiếu sự chỉ đạo và hướng dẫn nhất là các vấn đề liên quan đến công tác quy hoạch trong phạm vi cả nước, thiếu giám sát kiểm tra thực hiện quy hoạch. Nhiều cơ quan nhà nước, nhiều cá nhân có trách nhiệm chưa quan tâm đúng mức và chưa nhận thức đúng về công tác quy hoạch, trách nhiệm đối với công tác quy hoạch chưa đủ tầm. Quy hoạch hóa trên nền kinh tế quốc dân chưa được thể chế hóa, phương pháp lập quy hoạch chưa thống nhất, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quá trình lập các quy hoạch ngành, nên xảy ra tình trạng chồng chéo và không ăn khớp giữa các quy hoạch nghành, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh; thiếu quy chế phê duyệt thống nhất.

Cái gốc của tình trạng đầu tư kém hiệu quả gây ra thất thoát, lãng phí chính là tình trạng "nhiều ngành, nhiều địa phương làm quy hoạch theo cảm tính, quy hoạch phong trào, thấy người ta có công trình gì mình cũng muốn có công trình đó". Công tác điều tra cơ bản chưa đủ, thông tin phục vụ công tác quy hoạch còn nhiều thiếu xót, lực lượng nghiên cứu kế hoạch còn hạn chế, công tác dự báo và xử lý liên ngành, liên vùng yếu, công tác chỉ đạo quy hoạch chưa đúng mức. Câu chuyện về nhà máy đường không có mía, về cảng biển không có tàu lại một lần nữa được đề cập đến như minh chứng cho việc làm quy hoạch tùy tiện, không có tầm nhìn, thiếu chiến lược và đặc biệt là tình trạng mạnh địa phương nào địa phương ấy lập quy hoạch, không tính đến yếu tố vùng.

Hậu quả của vấn đề quy hoạch sai, quy hoạch thiếu đồng bộ không chỉ dưng lại ở vấn đề tốn kém, lãng phí vốn nhà nước trong thời điểm hiện tại mà nó còn ảnh hưởng đến sự phát triến này của các ngành, các vùng kinh tế vì phải sửa quy hoạch và làm lại mất them nhiều thời gian và kinh phí. Điều này cho thấy hơn lúc nào hết cần phải nâng

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

cao hơn nữa chất lượng các quy hoạch đi cùng với nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của các chủ đầu tư, gắn quyền hạn với trách nhiệm của các cấp quản lý, nguời có thẩm quyền và trách nhiệm bồi thường thiệt hại cụ thể, nếu để xảy ra những rủi ro do nguyên nhân chủ quan về quy hoạch đầu tư.

5. Đánh giá thực trạng quán triệt đặc điểm thứ năm 5.1. Thành tựu:

Công tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp Việt Nam có chuyển biến tích cực trong thời gian qua: đã có một số tập đoàn Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân lớn đã bắt đầu triển khai dần công tác quản trị rủi ro thông qua việc sử dụng các dịch vụ của các đơn vi tư vấn chuyên nghiệp với bước đầu là thực hiện rà soát đánh giá hiện trạng về khoảng cách trong công tác quản trị rủi ro của mình với các thông lệ và chuẩn mực hàng đầu trên thế giới. Việc quan tâm tới công tác quản trị rủi ro đã giúp cho các doanh nghiệp có bước tiến xa và chắc chắc hơn: Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà (SHI), Công ty Cổ phần Nhựa thiếu niên Tiền Phong (NTP), Công ty Cổ phần Cát Lợi (CLC), Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa (BHS)… sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa, hạn chế rủi ro tài chính do biến động tỷ giá. Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An (TAC) sử dụng hợp đồng quyền mua ngoại tệ. Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San (MNS) sử dụng hợp đồng kỳ hạn. Công ty Cổ phần Cà phê An Giang (AGC) và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất cà phê có trụ sở chủ yếu ở Đồng Nai, Đắk Lắk, Gia Lai tham gia kinh doanh tại Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC). Giải pháp này giúp các doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro do biến động giá cà phê khi tham gia vào thị trường giao ngay có hàng thực và giao sau theo từng kỳ hạn

5.2. Hạn chế và nguyên nhân

Việc nhận diện rủi ro của các doanh nghiệp vẫn mang tính hình thức, số lượng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tư vấn còn ít. Số lượng các doanh nghiệp sử dụng các phương pháp định lượngđể đo lường rủi ro chiếm tỷ lệ nhỏ. Các giải pháp mà doanh nghiệp đưa ra mang tính chất xử lý rủi ro nhiều hơn là phòng ngừa và kiểm soát rủi ro.

Năng lực quản trị rủi ro của các doanh nghiệp còn yếu do nhiều nguyên nhân, trong đó nổi cộm là ý thức về rủi ro còn thấp, chưa xây dựng được văn hóa quản trị rủi ro trên

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

phạm vi toàn doanh nghiệp; ngân sách dành cho lĩnh vực quản trị rủi ro còn khiêm tốn trong khi hội đồng quản trị chỉ tham gia một cách tương đối vào quá trình này.

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

Một phần của tài liệu Sự quán triệt các đặc điểm của đầu tư phát triển trong công tác quản lý hoạt động đầu tư (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)