CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUÁN TRIỆT CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
II. Giải pháp tăng cường quán triệt đặc điểm thứ hai
Thứ nhất, sửa đổi kịp thời các quy định còn bất hợp lý trong Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng. Giảm bớt các thủ tục rườm rà trong công tác đầu tư
Thứ hai, nâng cao chất lượng công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu thi công, bảo đảm lựa chọn nhà thầu có đầy đủ năng lực thực hiện dự án theo đúng tiến độ quy định
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Thứ ba, tập trung triển khai giao sớm kế hoạch vốn cho các bộ, ngành và địa phương: Trong kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, các cơ quan có thẩm quyền về giao kế hoạch vốn đầu tư phải nghiêm túc chấp hành các nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách các năm, sớm trình Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn kịp thời để các bộ, ngành và địa phương có căn cứ phân bổ kịp thời cho các dự án để thực hiện, không phân thành nhiều đợt như năm 2016. Đối với số vốn còn lại chưa phân bổ và bố trí không đúng quy định của kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2016 thì kiên quyết cắt giảm để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản và thu hồi các khoản vốn đã ứng trước.
2. Đầu tư trọng tâm trọng điểm
Thứ nhất, các nhà đầu tư cần có chiến lược đầu tư dài hạn về nguồn nhân lực, về đối tác chiến lược, về công nghệ… và phải có nguồn tài chính dài hạn có tính ổn định
Thứ hai, bộ ngành, địa phương phải thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về đầu tư , từ khâu chọn lọc dự án, đến thẩm định, phê duyệt…, tất cả các trình tự, thủ tục phải thực hiện nghiêm túc. Xác định rõ các dự án trọng điểm.
Thứ ba, tăng cường công tác kiểm toán, kiểm tra, thanh tra và giám sát đối với tất cả các khâu để đảm bảo các quyết định đầu tư cũng như bố trí vốn phải phù hợp với tình hình thực tế, cũng như khả năng thu xếp vốn…
Thứ tư, có cơ chế xử lý cắt giảm vốn đầu tư đối với các dự án, công trình chậm tiến độ, hiệu quả thấp để chuyển sang công trình hoặc các dự án ở địa phương thực hiện đúng tiến độ, có hiệu quả
Thứ năm, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữ DNNN và các doanh nghiệp khác
3. Công tác quản lý, giám sát
Thứ nhất, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát đầu tư đối với hoạt động đầu tư công. Các cơ quan nhà nước với nhiệm vụ, trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư công cần tăng cường tối đa công tác tự kiểm tra, thanh
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
tra. Tất cả kết quả của công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát được đánh giá, kết luận và đề xuất các biện pháp xử lý, thời gian xử lý và kết quả xử lý. Mọi kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát đầu tư đều phải được báo cáo các cấp có thẩm quyền và được xử lý trước khi được tiếp tục triển khai dự án. Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thanh toán vốn đầu tư ngừng việc cấp phát, thanh toán vốn đầu tư nếu dự án chưa khắc phục được kết quả xử lý. Cần xây dựng và ban hành một quy chế phối hợp trong công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán giữa các tổ chức như Ban thanh tra, Vụ thanh tra… của các bộ, ngành trung ương; giữa các tổ chức có chức năng kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của các Sở, ban, ngành ở địa phương. Hàng năm, các tổ chức kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nói trên phải xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra để cùng trao đổi, nâng cao mức độ phối hợp, tránh việc chồng chéo gây phiền hà cho đơn vị.
Thứ hai, cắt giảm những dự án không cần thiết để có thể có đủ cán bộ quản lý dự án cũng như tăng hiệu quả đầu tư. Tuyển chọn cán bộ một cách kĩ lưỡng. Tiến hành đào tạo thêm cho cán bộ để có thể làm tốt công việc
Thứ ba, thực hiện tốt cơ chế giám sát cộng đồng nhằm nâng cao chất lượng đầu tư.
Qua giám sát cộng đông có thể phát hiện và báo cho cơ quan có thẩm quyền về những việc làm xâm hại đến lợi ích của mình, những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường sinh sống của cộng đồng trong quá trình thực hiện đầu tư vận hành dự án từ đó góp phần làm giảm tiểu các hành vi gian lận sai trái của các co quan đơn vị. Để làm được điều này thì:
- Đòi hỏi tính công khai minh bạch trong cung cấp thông tin cho người dân. Chỉ khi nào công tác khai thác hóa thông tin tốt thì người dân mới biết để tham gia và giám sát cộng đồng. Ví dụ như đầu tư sau khi có quyết định được duyệt, phải côn khai quyết định ở nơi thực hiện dự án về chủ đầu tư, diện tích sử đụng dất, nguồn vốn, ai thi công và công khai ở nơi công cộng như trụ sở ủy ban nhân dân tỉnh,, thành hố-nơi thực hiện dự án
• Cần có một cơ quan tổ chức đủ lớn đứng ra thu thập ý kiến của người dân và đảm bảo ý kiến đó được phản ánh với các cấp có thẩm quyền đồng thời thẩm định lại ý kiến đóng góp và tổ chức để cho người dân, cộng đồng thực hiện ý kiến đóng gớp cho dự án, phản ánh của người dan theo quy chế phải được thực hiện qua Ban giám sát là
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
để tránh gây phiền hà phức tạp đồng thời tránh chuyện người dân biết sai phạm mà không biết phản ánh với ai
• Có cơ chế khuyến khích, động viên, khen thưởng đối với các cá nhân, tổ chức, bao chí, cơ quan ngôn luận có công phát hiện sai phạm
• Cần đặc biệt đề cao và thực hiện tốt vai trò của các cơ quan dân cử là Hội đồng nhân dân các cấp đến Quốc hội trong việc quyết định và giám sát các hoạt động đầu tư công theo đúng quy định của pháp luật