CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
2.3 Đánh giá những kết quả làm được và những điểm còn hạn chế tại công ty
2.3.1 Những điểm làm được
Qua tìm hiểu và học hỏi trong công ty Phú Thanh, em nhận thấy dù mới đi vào hoạt đông được hơn 2 năm nhưng công ty đã thực hiện tương đối tốt các quy định của pháp luật lao động.
- Quy trình tuyển dụng của công ty khá bài bản, từ việc chọn lọc ứng viên phù hợp cho đến các bước giao kết hợp, thực hiện và chấm dứt đồng lao động. Ngay từ khi chuẩn bị giao kết hợp đồng, công ty cũng bảo đảm về mặt pháp lý về chủ thể giao kết, ví dụ như thư mời nhận việc thì trưởng phòng nhân sự được phân quyền ký và công ty còn lập ủy quyền của giám đốc cho trưởng phòng nhân sự được ký thư mời nhận việc nhằm bảo đảm giá trị pháp lý của thư mời.
- Ban giám đốc có sự quan tâm lớn đến nhân sự của công ty, đặc biệt là khâu tuyển dụng. Với vị trí quan trọng, ban giám đốc sẵn sàng trực tiếp tham gia phỏng vấn để tìm được những ứng viên phù hợp nhất. Trong công việc, công ty cũng tạo điều kiện tốt cho người lao động làm việc, trang bị đầy đủ dụng cụ lao động, bảo hộ lao động cho các nhân viên kỹ thuật.
Sự quan tâm của Ban giám đốc còn được thể hiện thông qua các hoạt động của công đoàn công ty. Bộ phận nhân sự phụ trách công đoàn thường xuyên tổ chức các hoạt động thể thao, liên hoan, du lịch hằng năm… nhằm gắn kết tập thể. Dù rằng chưa phải là nhiệm vụ chuyên trách và chưa thể
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
thực hiện được các chức năng của công đoàn cơ sở nhưng với quy mô nhỏ của Công ty Phú Thanh thì em vẫn đánh giá đây là một điểm sáng của công ty.
- Chế độ của người lao động cũng được Công ty thực hiện nghiêm túc.
Các nhân viên sau thử việc đều được đóng bảo hiểm, chế độ về giờ giấc làm việc, thai sản, ốm đau cũng được công ty chú ý thực hiện.
- Ban giám đốc cũng có sự lắng nghe tiếp thu để thay đổi một số bất cập liên quan đến nhân sự. Một số những quy định của công ty chưa phù hợp với pháp luật lao động, gây bất lợi cho người lao động cũng được ban giám đốc xem xét để thay đổi cho phù hợp, hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người lao động.
2.3.2 Những điểm còn hạn chế
Bên cạnh những điểm tích cực nêu trên thì theo em cũng còn một vài điểm hạn chế nhỏ cần phải được xem xét khắc phục:
- Hợp đồng thử việc: Có một số vị trí ở phòng bán hàng, công ty áp dụng thời gian thử việc là 3 tháng vì vị trí này 1 đến 2 tháng đầu ứng viên chủ yếu xây dựng mối quan hệ với khách hàng, từ tháng thứ 3 ứng viên nào làm hiệu quả mới có doanh số tốt. Việc công ty lựa chọn hợp đồng có thời gian thử việc 3 tháng để bảo đảm đánh giá ứng viên một cách tốt nhất, không chỉ trên lý thuyết mà còn là năng lực thực tế. Nhưng theo quy định của Bộ luật lao động thì tối đa người sử dụng lao động chỉ được thử việc 2 tháng đối với người lao động và chỉ thử việc 1 lần. Phòng pháp chế hiện cũng đang đề xuất ban giám đốc công ty cân nhắc để có sự thay đổi cho phù hợp.
- Giữ giấy tờ gốc người lao động: Trước năm 2018, khi mới đi vào hoạt động được một thời gian ngắn, do nhiều phòng ban chưa có quy trình cụ thể nên để bảo đảm cam kết của người lao động, mong muốn giữ chân người lao động ở những vị trí quản lý tài sản của công ty như thủ kho, kế toán,… Công ty cũng yêu cầu những người lao động này phải nộp Bằng đại
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
học gốc, hoặc nộp tiền để bảo đảm cho công việc. Quy định này là trái với pháp luật lao động. Đến năm 2018, với đề xuất của phòng pháp chế, quy định về kiểm soát chặt chẽ hơn nên Công ty cũng đã trả lại văn bằng gốc cho nhân viên và không yêu cầu người lao động khi vào làm việc phải nộp văn bằng gốc.
- Làm thêm giờ: Hiện công ty có quy định cụ thể về việc làm thêm giờ, làm ngoài giờ đối với người lao động do đó khi làm việc trong những trường hợp này nhân viên của Công ty cũng chưa thực sự thấy thoải mái.
Ví dụ như tại phòng kỹ thuật, khí có yêu cầu bảo trì hoặc vận hành ngoài giờ làm việc, nhân viên phòng kỹ thuật vẫn phải đến gặp khách hàng để giải quyết. Công ty không ghi nhận thời gian làm việc ngoài giờ một cách cụ thể mà chi trả lương ngoài giờ một cách định tính mặc dù vấn đề này đã được quy định cụ thể tại điều 97 Bộ luật lao động 2012.
- Tạo sự công bằng với mọi người lao động: Một số vị trí của công ty là họ hàng với các cổ đông nên nhiều trường hợp những người này được ưu ái hơn so với những người lao động khác. Dù không có phản ứng trực tiếp nhưng một số người lao động khác cũng có những phản ứng trái chiều. Rõ ràng sự công bằng là rất quan trọng để giữ công ty được ổn định, tâm lý người lao động được thoải mái do đó Ban giám đốc công ty cũng cần có những đề xuất kiến nghị để hạn chế những ưu ái với “người nhà lãnh đạo”.
- Thủ tục khi chấm dứt hợp đồng lao động: Với một số người lao động nghỉ việc chưa đúng với quy định của pháp luật hoặc nội quy công ty thì phòng nhân sự công ty chưa giải quyết đầy đủ mọi thủ tục cho người lao động. Trường hợp này, người lao động không được nhận “Quyết định thôi việc”, “Quyết định chấm dứt hợp đồng”, hoặc một văn bản tương tự mặc dù theo quy định thì người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận cho người lao động
Trên đây là nhận định chủ quan của em về một số điểm mà Công ty Phú Thanh đã làm được và hạn chế còn tồn tại. Nhìn chung, đối với một
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
doanh nghiệp mà thời gian đi vào hoạt động còn chưa lâu nhưng công ty đã từng bước xây dựng, hoàn thiện các quy định về tuyển dụng, giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng với người lao động. Rất mong ban lãnh đạo công ty ngày càng quan tâm đến mọi mặt về công việc, đời sống của người lao động, và đó cũng là điều kiện quan trọng để công ty ngày càng phát triển vững mạnh.