HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
3.1 Những điểm đã làm được trong giao kết, thực hiện Hợp đồng lao động
Qua phần tìm hiểu và đánh giá của em, có thể thấy pháp luật lao động Việt Nam đã khá đầy đủ và dần hoàn thiện, từ các quy định chung trong Bộ luật lao động cho đến các quy định cụ thể ở luật chuyên ngành, các thông tư, nghị định hướng dẫn chi tiết. Nhưng với sự phát triển, hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, với sự tham gia hoạt động kinh doanh, đầu tư doanh nghiệp nước ngoài đi cùng với các điều ước quốc tế sự đa dạng và phức tạp
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
rằng buộc của thì pháp luật lao động Việt Nam cũng cần thay đổi để không những phù hợp với bối cảnh chung mà còn là định hướng cho tương lai.
Hiện nay, bên cạnh các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đã chú trọng hơn đến việc tuân thủ các quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng do có sự phối hợp trong hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan liên quan như cơ quan Thuế, cơ quan bảo hiểm, phòng thanh tra lao động,… Một bộ phận người lao động làm ở các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh, gia đình cũng cần phải được sự quan tâm của các cơ quan chức năng. Gần đây, báo chí cũng phản ánh nhiều trường hợp bạo hành người giúp việc, công nhân,… cho thấy sự tiềm tàng của các hành vi vi phạm pháp luật lao động nghiêm trọng mà cần phải tăng nặng các chế tài xử phạt nhằm răn đe.
Về mặt thị trường lao động, có thể nói Việt Nam đang ở gian đoạn dân số vàng với tỉ lệ người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ tương đối cao.
Theo Báo cáo tình hình lao động việc làm quý I năm 2018, từ website chính thức của Cục thống kê thì lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là khoảng 48,1 triệu người, trong đó phân bổ ở thành thị là 33,3% . Việc tập trung một lượng lớn lao động ở thành thị sẽ làm cho những người sử dụng lao động trên thành thị có nhiều cơ hội chèn ép, gây khó khăn cho người lao động. Tinh thần về tự do, bình đẳng trong giao kết hợp đồng sẽ khó mà thực hiện được, do đó Nhà nước và đẳng biệt là chính quyền địa phương cần có những chính sách để phân bố, cơ cấu nguồn lao động sao cho hợp lý hơn bằng việc có những chính sách mềm dẻo tác động đến cung cầu của thị trường lao động chứ không phải là các biện pháp hành chính cứng nhắc.
Có thể thấy vai trò của Nhà nước, địa phương là rất quan trọng trong mối quan hệ lao động. Trong giải quyết tranh chấp lao động, đình công và giải quyết đình công, Nhà nước và chính quyền địa phương đã có sự quan tâm và vào cuộc quyết liệt nhằm tháo gỡ cho các bên liên quan. Bộ luật lao
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
động, bộ luật tố tụng dân sự đều quy định chi tiết để các bên thực hiện giải quyết tranh chấp, khuyến khích hòa giải, thương lượng. Thực tế gần đây có nhiều cuộc đình công, tranh chấp của người lao động ở các doanh nghiệp lớn, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể đã vào cuộc rất quyết liệt, lãnh đạo tỉnh cũng đã xuống làm việc trực tiếp với doanh nghiệp và người lao động kịp thời nhằm động viên và giải quyết mâu thuẫn. Người lao động được chính quyền bảo đảm về chính sách bảo hiểm, nhận lương bị thiếu từ ngân sách địa phương,… Những hành động như thế này rất cần được phát huy và nhân rộng ra nhiều tỉnh thành khác, đặc biệt là những tỉnh, thành phố có đông đảo người lao động là công nhân.
Một điểm nữa em đánh giá là người sử dụng lao động đã làm được và cần phát huy hơn nữa là chú trọng đến người lao động nữ. Hiện nay, tỉ lệ lao động nữ chiếm 45.8 % tổng lực lượng lao động 7 cho thấy tầm quan trọng của người lao động nữ giới. Chính sách pháp luật lao động đã có nhiều thay đổi, tạo quyền lợi cho người lao động nữ nhiều hơn ví dụ như chế độ thai sản, chế độ bảo vệ thai sản đối với người lao động nữ, chế độ chăm sóc sức khỏe cho lao động nữ. Pháp luật lao động đã quan tâm đến những điều bình dị nhất của lao động nữ như thời kỳ hành kinh của lao động nữ, thời gian cho con bú,… có thể nói đây là những quy định rất nhân văn của pháp luật lao động nói riêng, và pháp luật Việt Nam nói chung.
Các quy định này khi đi vào đời sống lao động đã nhận được nhiều phản ứng tích cực của người lao động nữ, Người sử dụng lao động cũng đã tạo điều kiện và chấp hành tương đối tốt, đưa những nội dung này vào trong nội quy lao động để người lao động biết và thực hiện.
Nhìn chung trong phạm vi giao kết và thực hiện hợp đồng lao động tại Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, cả người lao động và người sử dụng lao động đã thấy được tầm quan trọng của mối quan hệ tương hỗ giữa
7 Báo cáo từ cục thống kê
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
hai bên và tuân thủ tốt các quy định của pháp luật lao động và hợp đồng lao động.
3.2 Những vấn đề còn tồn tại trong giao kết, thực hiện Hợp đồng lao động.
Bên cạnh những điều đã làm tốt, vẫn còn một bộ phận nhỏ người lao động và người sử dụng lao động chưa hiểu rõ, chưa chấp hành tốt các quy định của pháp luật, các thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Người lao động,
Người sử dụng lao động Nhà nước và pháp luật
- làm thêm giờ nhưng người lao động nhận tiền chưa đúng theo quy định
- thử việc 3 tháng
- giữ giấy tờ người lao động
- chấm dứt hợp đồng k làm quyết định
- nội quy lao động có lợi cho người sử dụng lao động - đóng bhxh theo mức lương cơ bản rất thấp
-lách luật hợp động lao động 2 tháng 28 ngày, kí nhiều lần hợp đồng lao động có thời hạn,…
3.3 Kiến nghị và giải pháp chung………
Luận văn thạc sĩ Kinh tế