Nhân tố cung cầu về vốn

Một phần của tài liệu Thực trạng lãi suất và các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất việt nam trong giai đoạn 2015 2017 (Trang 20 - 27)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LÃI SUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÃI SUẤT VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2015-2017

2.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất Việt Nam giai đoạn 2015- 2017

2.2.1. Nhân tố cung cầu về vốn

2.2.1.1. Cung vốn vay trên thị trường

Cung vốn vay được tạo bởi số vốn dư thừa chưa sử dụng đến của các hộ gia đình, các doanh nghiệp và chính phủ và nước ngoài. Tiền gửi tiết kiệm của hộ gia đình được coi là bộ phận quan trọng nhất của cung vốn vay.

Biểu đồ 1: Quy mô tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư

Đơn vị: Tỷ đồng

2015 2016 2017

0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 3500000 4000000 4500000

Tiền gửi của các TCKT Tiền gửi của dân cư

Nguồn: Ngân hàng nhà nước Quy mô tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao hơn tổng tiền gửi của các TCKT điều này phản ánh tiền gửi trong dân cư là nguồn cung vốn lớn nhất.

Quy mô tiền gửi của các TCKT tăng từ 2123845 tỷ đồng năm 2015 lên đến

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

2879053 tỷ đồng vào năm 2017. Quy mô tiền gửi của dân cư tăng từ 2972238 tỷ đồng năm 2015 lên đến 3961089 tỷ đồng năm 2017. Tốc độ tăng trưởng quy mô tiền gửi tại các TCKT đạt bình quân 16,43%/năm; tốc độ tăng trung quy mô tiền gửi của dân cư đạt bình quân 15,44%/năm. Như vậy nhìn chung lượng cung vốn vay đang gia tăng theo các năm.

Bên cạnh quy mô tiền gửi, sự thay đổi trong cung vốn vay phải kể đến sự tác động của thu nhập.

Biểu đồ 2: Tăng trưởng kinh tế và GDP bình quân đầu người Việt Nam giai đoạn 2015-2017

2015 2016 2017

1950 2000 2050 2100 2150 2200 2250 2300 2350 2400 2450

5.9 6 6.1 6.2 6.3 6.4 6.5 6.6 6.7 6.8 6.9

GDP bình quân đầu người(

giá hiện hành USD) Tốc độ tăng trưởng GDP(%)

Nguồn: Tổng cục thống kê GDP bình quân đầ người ở Việt Nam luôn duy trì mức tăng hàng năm điều này phản ảnh thu nhập trung bình của người dân đang có sự cải thiện. Thu nhập tăng kéo theo sự gia tăng trong tiết kiệm dẫn đến sự gia tăng trong nền cung vốn ra trong nền kinh tế.

Dựa vào thực trạng, trong giai đoạn 2015-2017 cung vốn thị trường đều tăng qua các năm, dẫn đến lãi suất có xu hướng tăng nhẹ trong giai đoạn này. Điều này

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

đúng với tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến cung cầu vốn vay lên lãi suất. Tức là khi cung vốn vay giảm thì lãi suất sẽ giảm.

2.2.1.1. Cầu vốn vay trên thị trường

Cầu vốn vay là nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng của các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế. Cầu vốn vay được cấu thành từ các bộ phận sau:

Nhu cầu vay của các doanh nghiệp, hộ gia đình nhằm hình thành vốn đầu tư và trang trải các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất và tiêu dùng. Trong điều kiện các yếu tố khác (lạm phát dự tính, khả năng sinh lợi của các cơ hội đầu tư...) không đổi, nhu cầu vốn của doanh nghiệp và hộ gia đình biến động ngược chiều với sự biến động của lãi suất.

Nhu cầu vay vốn của khu vực chính phủ nhằm bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước.

Nhu cầu vay vốn của chủ thể nước ngoài bao gồm các chủ thể như doanh nghiệp, chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài chính trung gian nước ngoài.

Tổng hợp lại, cả ba bộ phận trên tạo thành tạo thành cầu vốn vay của xã hội.

Nhu cầu vốn vay toàn xã hội

Quy mô vốn đầu tư của từng bộ phận trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội được phản ánh như sau

Bảng 1: Quy mô vốn đầu tư trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội

Đơn vị: Tỷ đồng Nă

m

2015 2016 2017

Vốn khu vực nhà nước 519500 557500 594900

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Vốn khu vực tư nhân 529600 579700 676300 Vốn đầu tư nước ngoài 318100 347900 396200 Tổng vốn đầu tư toàn xã

hội 1367200 1485100 1667400

Nguồn: Tổng cục thống kê Biểu đồ 3: Quy mô vốn đầu tư trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội

Đơn vị: Tỷ đồng

2015 2016 2017

0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000 1800000

Vốn khu vực nhà nước Vốn khu vực tư nhân Vốn đầu tư nước ngoài Tổng vốn đầu tư toàn xã hội

Nguồn: Tổng cục thống kê Trong giai đoạn 2015- 2017, quy mô vốn đầu tư toàn xã hội có xu hướng tăng với tốc độ tăng trưởng bình quân là 10,43%/năm. Mức tăng cao nhất là khu vực tư nhân, chiếm từ 38,7% năm 2015 đến 40,5% năm 2017 trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, cao nhất so với các khu vực khác của nền kinh tế. Điều đó cho thấy nhu cầu vốn của toàn xã hội đang gia tăng mạnh mẽ nhất là khu vực tư nhân( các

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

doanh nghiệp, các hộ gia đình) nhằm hình thành vốn đầu tư và trang trải các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất và tiêu dùng.

Theo số liệu từ các cuộc Điều tra doanh nghiệp được thực hiện bởi Tổng cục thống kê, giai đoạn 2015-2017, tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế đã tăng với tốc độ tăng trưởng bình quân 13,75%/năm. Theo tổng cục thống kê riêng trong năm 2017, tổng số vốn đăng kí của các doanh nghiệp mới là gần 1300 nghìn tỷ đồng, tăng 45,4% so với năm 2016. Tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn trong giai đoạn 2015-2017 luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp, cho thấy sự phát triển về quy mô vốn của mỗi doanh nghiệp. Vốn bình quân của mỗi doanh nghiệp đã tăng lên 10,2 tỷ đổng năm 2017. Trong năm 2017, số vốn đăng kí bình quân của một doanh nghiệp thành lập mới là khoảng 10 tỷ đồng, tăng 26,2% so với năm 2016.

Nhu cầu vốn vay trên thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK VN) chính thức hình thành từ tháng 7/2000 gắn với mục tiêu trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế và doanh nghiệp. Tháng 7/2015, TTCK VN tròn 15 năm mở cửa hoạt động.

Nhu cầu vốn vay trên thị trường chứng khoán cũng biến động đồng pha với xu hướng tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội

Tổng giá trị vốn huy động qua TTCK từ khi khai trương hoạt động đến nay đã đạt trên 2 triệu tỷ đồng (trong đó giai đoạn 2011 đến nay, mức huy động vốn qua TTCK đã đạt 1,5 triệu tỷ đồng, tăng gấp 5,2 lần so với giai đoạn 2005-2010), đóng góp bình quân 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và tương đương gần 60% so với nguồn cung vốn tín dụng thông qua hệ thống ngân hàng.

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Biểu đồ 4: Quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2015-2017 Đơn vị: Ngìn tỷ đồng

2015 2016 2017

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000

Vốn hóa thị trường

Vốn hóa thị trường

Nguồn: Ủy ban chứng khoán nhà nước Quy mô vốn hóa TTCK có sự tăng trưởng vượt bậc, tăng hàng nghìn lần so với thời kỳ đầu Từ mốc ban đầu chỉ có 2 doanh nghiệp niêm yết với vốn hóa thị trường chỉ đạt 986 tỷ đồng, chiếm 0,28% GDP vào năm 2000, đến năm 2016, TTCK Việt Nam đã có 695 công ty niêm yết trên 2 Sở GDCK và trên 400 công ty đăng ký giao dịch trên UPCoM, quy mô niêm yết đã tăng 2.300 lần; vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng hơn 1.500 lần so với năm 2000. Giá trị dư nợ trái phiếu hiện chiếm khoảng 24% GDP, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt trên 45% GDP.

Tính chung cả cổ phiếu và trái phiếu quy mô TTCK chiếm khoảng 69% GDP. Giá trị giao dịch bình quân toàn thị trường hiện nay đã tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay, đạt gần 6.890 tỷ đồng/phiên, tăng 4.900 lần so với năm 2000, góp phần định hình hệ thống tài chính hiện đại.

Năm 2017 được gọi là năm của các cổ phiếu “bom tấn” khi hàng loạt doanh nghiệp có quy mô vốn lớn đồng loạt lên sàn như Petrolimex (PLX), VPBank (VPB), Vincom Retail (VRE) và Vietjet Air (VJC). Riêng bốn doanh nghiệp này đã cộng thêm vào mức vốn hóa của TTCK Việt Nam hơn 300.000 tỉ đồng. Cùng với sự

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

góp mặt của những cổ phiếu bom tấn mới, dòng tiền cũng đổ mạnh vào thị trường, giúp đẩy giá cổ phiếu tăng trưởng ấn tượng.

Nhu cầu vốn vay trên thị trường tín dụng

Biểu đồ 5: Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2015-2017

Đơn vị: %

2015 2016 2017

16.5 17 17.5 18 18.5 19

Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng

Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng

Nguồn: Ngân hàng nhà nước Tỉ lệ tăng trưởng tín dụng năm 2015 là 17,29% , năm 2016 là 18,71% và năm 2017 là 18,17%. Tỷ lệ này cao hơn giai đoạn 2011- 2014p, đồng nghĩa với việ nhu cầu vốn vay trên thị trường tín dụng tăng, phù hợp với khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Điều kiện tín dụng được cải thiện, linh hoạt và phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vốn vay ngân hàng; Đồng thời, cơ cấu tín dụng tiếp tục được cải thiện, hướng mạnh và cân đối hơn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các ngành, lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ.

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Về phía lãi suất, trong năm 2017, trái với thông điệp giảm lãi suất của NHNN, mặt bằng lãi suất huy động tại các NHTM trong năm 2017 có xu hướng tăng nhẹ. Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu cải thiện cơ cấu nguồn vốn vảu các NHTM, nhằm đáp ứng quy đinh về tủ lệ VNH cho vay TDH(TT06/2016/TT- NHNN), những lo ngại về việc lạm phát khó được kiểm soát ở mức mục tiêu( do tác động của việc duy trì chính sách tiền tệ mở rộng trong nhiều năm qua, 2015- 2017). Theo thống kê, trừ các NHTMCP Nhà nước, lãi suất huy động của nhóm NHTMCP tư nhân tăng hầu hết ở các kì hạn, đặc biệt là tại nhóm Ngân hàng có tỷ lệ VNH cho vay TDH ở mức cao như VPBank, Techcombank, Sacombank,…

Trong khi đó, mặt bằng lãi suất cho vay khá ổn định, phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6%-6,5%/năm đối với ngắn hạn và 9%-10,5%/năm đối với trung và dài hạn. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8%-9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3%-11%/năm đối với trung và dài hạn.

Thực tế phản ánh rằng lãi suất cho vay trên thị trường trong giai đoạn này khá ổn định trong khi lượng cầu vốn thực tế trên thị trường lại có xu hướng tăng.

Theo lí thuyết về các yếu tố tác động đến cầu vốn thì khi cầu vốn tăng sẽ tác động làm tăng lãi suất. Ở khía canh ngược lại theo lý thuyết về mô hình cung cầu vốn vay thi khi lãi suất cho vay tăng sẽ làm cầu vốn vay giảm. Như vậy có thể thấy trong giai đoạn này tác động của lãi suất cho vay tới cầu vốn vay lớn hơn tác động của cầu vốn vay tới lãi suất cho vay trong giai đoạn 2012-2016.

Như vậy thực tế Việt Nam trong giai đoạn 2015-2017 đã chỉ ra rằng giữa cung cầu vốn vay và lãi suất có mối tác động qua lại. Tùy theo mức độ tác động của yếu tố, yếu tố có tác động mạnh mẽ hơn sẽ quyết định xu hướng của biến động của yếu tố còn lại.

Một phần của tài liệu Thực trạng lãi suất và các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất việt nam trong giai đoạn 2015 2017 (Trang 20 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)