CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LÃI SUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÃI SUẤT VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2015-2017
2.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất Việt Nam giai đoạn 2015- 2017
2.2.3. Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương
Năm 2015: Duy trì ổn đinh các mức lãi suất điều hành, giảm trần lãi suất USD
Diễn biến lạm phát 2015 thấp có sự đóng góp đáng kể từ diễn biến của giá dầu, giá lương thực và giá một số mặt hàng nằm trong diện quản lí của nhà nước.
Bên cạnh đó thị trường ngoại tệ biến động phức tạp, nên chính sách lãi suất đã
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
được điều hành linh hoạt để củng cố vị thế của Việt Nam đồng, góp phần giải tỏa áp lực lên tỷ giá. Theo đó Ngân hàng Nhà nước duy trì ổn định các mức lãi suất điều hành, trần lãi suất huy động bằng VNĐ, kết hợp đồng bộ với điều chỉnh trần lãi suất USD, đảm bảo duy trì chênh lệch hợp lý giữa lãi suất VNĐ và lãi suất USD. Cụ thể , các mức lãi suất điều hành được giữ nguyên ở mức 6,5%/ năm đối với lãi suất cấp vốn, 4,5%/ năm đối với lãi suất chiết khấu, 7,5%/ năm đối với lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng; trần lãi suất tiền gửi không kì hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ dưới 1 tháng ở mức 1%/năm, trần lãi suất tiền gửi bằng VNĐ có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng ở mức 5,5%/năm, trần lãi suất tiền gửi bằng USD giảm xuống 0%/năm từ tháng 9/2015 đối với các tổ chức và từ tháng 12/2015 đối với cá nhân. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc các quy định về lãi suất, áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý trên cơ sở lãi suất huy động và mức độ rủi ro của khoản vay, chia sẻ khó khăn với khách hàng vay, đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
Năm 2016: Duy trì ổn đinh các mức lãi suất điều hành
Điều hành chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước tiếp tục được thực hiện chủ động, linh hoạt nhằm duy trì ổn định mặt bằng lãi suất. Trong bối cảnh lạm phát tăng trở lại, tín dụng tăng ngay từ đầu năm, nhu cầu phát hành trái phiếu chính phủ lớn, kỳ hạn dài thì việc ổn định được mặt bằng lãi suất là nhiệm vụ hết sức khó khăn. Trên cơ sở bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục duy trì ổn định các mức lãi suất điều hành, chủ động điều tiết tiền tệ, cho phép thanh khoản hệ thống dồi dào, lãi suất liên ngân hàng ở mức thấp, giúp các tổ chức tín dụng có thể tiếp cận vốn dễ dàng với lãi suất hợp lý trên thị trường liên ngân hàng mà không phải tăng lãi suất huy động, qua đó tạo điều kiện ổn định lãi suất thị trường. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
tổ chức tín dụng cân đối vốn hợp lý, tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh để có điều kiện phấn đấu giảm lãi suất cho vay, đồng thời điều chỉnh tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn giảm dần theo lộ trình góp phần giảm áp lực lãi suất cho các tổ chức tín dụng.
Năm 2017: Điều hành linh hoạt công cụ lãi suất
Nói riêng về điều hành công cụ lãi suất của chính sách tiền tệ. Trong năm 2017, việc điều hành để giữ ổn định mặt bằng lãi suất gặp khó khăn trong bối cảnh lạm phát cuối năm 2016, đầu năm 2017 vẫn ở mức cao,… Diễn biến thực tế cho thấy có thời điểm một số NHTM đã tăng lãi suất huy động vốn nội tệ, chủ yếu ở kỳ hạn trên 12 tháng. Trước diễn biến này, NHNN đã tập trung điều tiết thanh khoản hệ thống hợp lý để hỗ trợ các TCTD ổn định lãi suất, triển khai họp với các NHTM có thị phần lớn để nắm tình hình và yêu cầu các NHTM thực hiện đồng bộ các giải pháp giữ ổn định mặt bằng lãi suất. Kết quả, mặc dù chịu áp lực tăng nhưng nhìn chung và về cơ bản mặt bằng lãi suất của các TCTD vẫn được giữ ổn định.Trong đó, lãi suất huy động vốn nội tệ kỳ hạn dưới 6 tháng phổ biến 4,8 - 5,4%/năm; đối với kỳ hạn từ 6 tháng trở lên phổ biến ở mức 5,4 - 7,2%/năm. Lãi suất cho vay nội tệ phổ biến khoảng 6 - 7%/năm. Đối với các dự án kinh doanh hiệu quả, khách hàng có tín nhiệm tốt được một số NHTM cạnh tranh cho vay với lãi suất chỉ 4,5 - 5,5%/năm.
Trên cơ sở đánh giá diễn biến lạm phát có chiều hướng tăng chậm trong mấy tháng gần đây và từ nay đến hết năm 2017; cụ thể tháng 6/2017, chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 0,2% so với cuối năm 2016, tăng 2,54% so với cùng kỳ 2016, bình quân 6 tháng đầu năm tăng 4,15% và dự báo năm 2017 có khả năng kiểm soát theo mục tiêu 4% Quốc hội giao. Hoạt động ngân hàng, thanh khoản của các TCTD có diễn biến tích cực. Để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ cho doanh
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
nghiệp, NHNN quyết định điều chỉnh giảm lãi suất điều hành và lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên. Trần lãi suất huy động được giữ ổn định trên cơ sở đánh giá thận trọng diễn biến và kỳ vọng của lạm phát, việc Fed điều chỉnh tăng lãi suất và khả năng đồng USD tăng giá trên thị trường quốc tế trong thời gian tới.
Cụ thể, thực hiện chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, ngày 7/7/2017, NHNN đã có các quyết định điều chỉnh giảm một số mức lãi suất điều hành và lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên, có hiệu lực từ ngày 10/7/2017. Theo đó, NHNN quyết định giảm 0,25%/năm các mức lãi suất điều hành gồm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các TCTD; giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của TCTD đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế.