CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LÃI SUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÃI SUẤT VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2015-2017
2.3. Đánh giá về thực trạng lãi suất của Việt Nam giai đoạn 2015-2017
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
2.3.1. Tác động tích cực
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đề ra mục tiêu và nhiệm vụ của ngành Ngân hàng là điều hành linh hoạt và đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, chủ động điều hành cung ứng tiền nhằm ổn định thị trường tiền tệ và tính thanh khoản của các tổ chức tín dụng (TCTD), tăng cường thanh tra, giám sát và đẩy mạnh tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước duy trì ổn định các mức lãi suất điều hành, trần lãi suất huy động bằng VNĐ, kết hợp đồng bộ với điều chỉnh trần lãi suất USD, đảm bảo duy trì chênh lệch hợp lý giữa lãi suất VNĐ và lãi suất USD. Cụ thể , các mức lãi suất điều hành được giữ nguyên ở mức 6,5%/ năm đối với lãi suất cấp vốn, 4,5%/
năm đối với lãi suất chiết khấu, 7,5%/ năm đối với lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng; trần lãi suất tiền gửi không kì hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ dưới 1 tháng ở mức 1%/năm, trần lãi suất tiền gửi bằng VNĐ có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng ở mức 5,5%/năm, trần lãi suất tiền gửi bằng USD giảm xuống 0%/năm từ tháng 9/2015 đối với các tổ chức và từ tháng 12/2015 đối với cá nhân. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc các quy định về lãi suất, áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý trên cơ sở lãi suất huy động và mức độ rủi ro của khoản vay, chia sẻ khó khăn với khách hàng vay, đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, ngày 7/7/2017, NHNN đã có các quyết định điều chỉnh giảm một số mức lãi suất điều hành và lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên, có hiệu lực từ ngày 10/7/2017. Theo đó, NHNN quyết định giảm 0,25%/năm các mức lãi suất điều hành gồm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các TCTD; giảm
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của TCTD đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế.
2.3.2. Tác động tiêu cực
Thứ nhất, hiện nay NHNN chỉ sử dụng lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất trên thị trường mở kết hợp các công cụ khác để điều hành chính sách tiền tệ. Lãi suất cơ bản chỉ là lãi suất tham khảo. Lãi suất chiết khấu, tái cấp vốn chưa phản ánh được hết lãi suất thị trường mà bản chất của nó chỉ thể hiện diễn biến lãi suất ngắn hạn, đặc biệt là những khoản vay nóng của ngân hàng khi thiếu hụt thanh khoản thì mới phát huy tác dụng. Nó không được điều chỉnh theo lãi suất thị trường nên các ngân hàng khó có thể nhìn nó để ấn định lãi suất cho phù hợp.
Mối liên hệ giữa các loại lãi suất thị trường và lãi suất của NHNN (lãi suất tái cấp vốn, chiết khấu, lãi suất đấu thầu nghiệp vụ trường mở, lãi suất đấu thầu tín phiếu kho bạc, lãi suất tiền gửi của các TCTD tại NHNN) còn lỏng lẻo, đôi khi còn tách rời nhau, biến động chưa phù hợp cơ chế lãi suất thị trường; vai trò điều tiết lãi suất thị trường của lãi suất trên nghiệp vụ thị trường mở còn hạn chế. Do vậy trong thực tế, các quyết định thay đổi các mức lãi suất của NHNN tác động chưa cao và có độ trễ về thời gian
Thứ hai, tác động của chính sách lãi suất đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay chiếm tới 97% tổng số doanh nghiệp trong cả nước tuy nhiên khả năng tiếp cận vốn của nhóm doanh nghiệp này gặp không ít khó khăn trong đó 70% doanh nghiệp lựa chọn nguồn vốn ngân hàng để đáp ứng vốn cho nhu cầu sản xuất – kinh doanh. Trên thực tế có nhiều nhân tố tác động đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ như điều kiện thế chấp, khó khăn về thời hạn cho vay, thiếu dự án kinh doanh,… nhưng sự thay đổi lãi suất vẫn được coi là nhân tố hàng đầu cho khả năng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp trở nên khó khăn. Nhìn vào thực tế trong giai đoạn qua mặt
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
bằng lãi suất chung đã có xu hương giảm. Tuy nhiên trong khảo sát được thực hiện nay 2017 về khó khăn của doanh nghiệp khi tiếp cận nguồn vốn ngân hàng thì lãi suất quá cao vẫn là rào cản lớn nhất.
Thứ ba, thông thường, tín phiếu kho bạc đóng vai trò rất quan trọng trên thị trường tiền tệ, lãi suất tín phiếu kho bạc được coi là lãi suất chuẩn và thấp nhất trên thị trường tiền tệ; tuy nhiên, thực tế thời gian qua, lãi suất của tín phiếu kho bạc chưa thực sự phù hợp với nguyên tắc này mà có lúc bằng hoặc lớn lãi suất cùng kỳ hạn của NHTM, việc đấu thầu tín phiếu kho bạc các phiên giao dịch tại NHNN chưa hoàn toàn là đấu thầu lãi suất, nên đôi khi chưa phản ánh đúng lãi suất thị trường.
Thứ tư, Lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng hiện nay giữa các TCTD đôi khi còn chưa phản ánh đúng quan hệ cung - cầu vốn, quan hệ vay mượn trên thị trường diễn ra một chiều giữa các NHTM Nhà nước có vốn dư thừa là bên cho vay với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, NHTM cổ phần. Đối tượng tái cấp vốn và chiết khấu của NHNN cũng còn hạn chế, một số NHTM nắm giữ rất ít giấy tờ có giá ngắn hạn, hoặc có nắm giữ giấy tờ dài hạn, nên không có điều kiện vay vốn hoặc chiết khấu tại NHNN.
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế