Dựa phân phân tích đánh giá tác động tiêu cực của chính sách điều hành lãi suất đến nền kinh tế, nhóm xin đề ra một sộ giải pháp sau:
Thứ nhất, bởi lãi suất là công cụ điều tiết quan trọng của chính sách tiền tệ, đặc biệt là trong quá trình nước ta đã hội nhập. Vì vậy, cần dự báo chính xác hơn sự biến động lãi suất theo tình hình kinh tế cả trong và ngoài nước. Xây dựng những điều kiện cần thiết để phát huy vai trò của LSCB thông qua cơ chế truyền dẫn tiền tệ. Cụ thể:
NHNN cần xây dựng và tuân thủ các nguyên tắc của CSTT thông qua việc xác định các mục tiêu của nó một cách hợp lý và cam kết theo đuổi mục tiêu trong trung, dài hạn. Và chuyển dần sang theo đuổi mục tiêu duy nhất đó là ồn định giá cả, nhằm tạo nền tảng cho việc xác định LSCB sát với thực tế và nâng cao khả năng thực thi của CSTT. Quá trình vận hành CSTT cần linh hoạt nhưng phải nhất quán nhằm phát huy được tính định hướng thị trường của LSCB, mặt khác tạo lòng tin cho công chúng
LSCB cần được xây dựng dựa trên lãi suất có thực mang tính thị trường.
Việc làm này không chỉ khắc phục những hạn chế của LSCB hiện nay mà còn góp phần nâng cao sự ổn định trong hoạt động của thị trường liên ngân hàng. Để thực hiện được cơ chế điều hành LSCB theo hướng mới, NHNN cần phải thử nghiệm và lựa chọn các phản ứng chính sách, sao cho việc xác định LSCB đảm bảo tính minh bạch và rõ ràng. Đồng thời, các quy định về tổ chức và hoạt động của thị trường liên ngân hàng cần rõ ràng và đầy đủ. Các giao dịch đảm bảo tính phi rủi ro, đúng nghĩa với tính chất tham chiếu của lãi suất cho vay trên chị trường liên ngân hàng.
Các can thiệp của NHNN vào thị trường cần đảm bảo tính hướng dẫn, để phát huy tính tự chủ của các ngân hàng thành viên.
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
Nâng cao khả năng dự báo kinh tế vĩ mô và tiền tệ, đây là việc làm quan trọng hàng đầu để hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả, áp dụng mô hình kinh tế lượng vào phân tích, dự báo, xây dựng chương trình tiền tệ.
Trước khi đưa ra những thay đổi về chính sách, NHNN cần thông báo trước và cho độ trễ về mặt thời gian để các ngân hàng có thể điều chỉnh kịp thời, tránh gây ra những cú sốc đối với nền kinh tế.
Nâng cao năng lực điều hành lãi suất theo hướng đồng bộ tạo nên tác động cùng chiều, hợp lực, vận hành trôi chảy cơ chế truyền tải tiền tệ đến mục tiêu lạm phát và tăng trưởng kinh tế: (i) Đối với nghiệp vụ thị trường mở, cần được sử dụng hoàn thiện để trở thành công cụ điều tiết tiền tệ và lãi suất thị trường thông qua việc đa dạng hóa các chủng loại hàng hóa giao dịch trên thị trường mở, tiếp tục cải tiến và nâng cao chất lượng của công tác phân tích và dự báo vốn khả dụng; (ii) Đối với công cụ dự trữ bắt buộc, cần được hoàn thiện theo hướng nâng cao khả năng kiểm soát tiền tệ của NHNN và tạo điều kiện cho các NHTM sử dụng vốn linh hoạt, hiệu quả. Thực hiện trả lãi thích hợp cho dự trữ bắt buộc và cả phần tiền gửi vượt quá dự trữ bắt buộc để khuyến khích các NHTM thực hiện đúng quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc và thúc đẩy thị trường tiền tệ thứ cấp phát triển; (iii) Đối với công cụ lãi suất, cần bỏ dần việc kiểm soát trực tiếp lãi suất thị trường bằng những quy định bắt buộc đối với trần lãi suất, lựa chọn lãi suất chủ đạo và điều chỉnh linh hoạt, đảm bảo gắn kết chặt chẽ với lãi suất thị trường; (iv) Đối với công cụ tỷ giá hối đoái, cần tiếp tục mở rộng biên độ tỷ giá với cả 2 chiều, tăng tính linh hoạt của tỷ giá để điều tiết cung - cầu ngoại tệ, gắn với tự do hóa lãi suất với tự do hóa tỷ giá hối đoái để lãi suất và tỷ giá phản ánh đúng cung cầu vốn và ngoại tệ trên thị trường.
Phát triển thị trường liên ngân hàng thông qua việc tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về thị trường, như ban hành các quy chế mới về hoạt động thị trường này để mở rộng cho tất cả NHTM tham gia thị trường, …
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
Thứ hai, cần có chính sách thông thoáng hơn để tạo điều kiện cho hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thị trường. Như cắt giảm 1 sô điều kiện, thủ tục vay vôn phức tạp, hay cho vay với mức lãi suất thấp với những dự án vay vốn có tính khả thi và sáng tao cao, đặc biệt trong các lĩnh vực như công nghệ. Bởi, Việt Nam co tơi 97% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì vậy mà muốn thúc đẩy nền kinh tế phát triển thì cẩn phải mở rộng quy mô của các doanh nghiệp này để góp phần đóng góp nhiều hơn được vào GDP đất nước.
Thứ ba, cần có sự kiểm soát tốt hơn trong việc điều chỉnh lãi suất tín phiếu kho bạc. Vì tín phiếu kho bạc có rủi ro thấp và được đảm bảo bởi NN nên mức lãi suất này cần phải duy trỉ ở mức thấp hơn với lãi suất thị trường. Trong khí đo loại lãi suất này là kì hạn ngắn nếu NHNN không thể duy trì và điều chỉnh 1 cách hợp lí trong ngắn hạn thì khó có thể đưa ra những điều chỉnh trong giải hạn.
Thứ tư, xây dựng hệ thống chỉ tiêu kiểm soát thị trường liên ngân hàng:
Việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu kiểm soát thị trường liên ngân hàng để theo dõi kịp thời diễn biến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, làm cơ sở ban hành lãi suất tái cấp vốn. Hiện nay, NHNN đang thực hiện cơ chế điều hành trực tiếp có giới hạn đối với lãi suất huy động và cho vay của các NHTM làm cho lãi suất của các NHTM không phù hợp với quan hệ cung cầu vốn trên thị trường làm giảm tác dụng của các công cụ lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu.
Bên cạnh đó, nhóm xin đề thêm hai giải pháp trong công tác quản lí:
Thứ nhất, nâng cao năng lực quản lý và vai trò giám sát của NHNN:
Cần nâng cao vị thế độc lập của chính sách tiền tệ và quyền tự chủ của NHNN trong điều hành chính sách tiền tệ. Đổi mới cơ cấu tổ chức của hệ thống NHNN theo hướng tập trung quản lý, điều hành, nâng cao tính chuyên môn hóa, xác định rõ ràng chức năng nhiệm vụ và tăng cường phối hợp giữa các đơn vị,
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
giảm bớt các đầu mối quản lý. Tiếp tục tăng cường năng lực thanh tra và giám sát ngân hàng của NHNN...
NHNN cần kiểm soát chặt chẽ mức tăng trưởng tín dụng theo mục tiêu đề ra, không để tăng trưởng tín dụng quá cao sẽ dẫn đến nguy cơ lạm phát trong nền kinh tế, khống chế tăng trưởng tín dụng thấp hơn tăng trưởng vốn huy động, khống chế tín dụng đối với kinh doanh bất động sản, kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ an toàn trong kinh doanh của các NHTM.
Nâng cao vai trò chủ đạo của NHNN trong hoạch định và điều hành CSTT, giám sát hoạt động ngân hàng và quản lý hệ thống thanh toán.
Thứ hai, nâng cao năng lực canh tranh của các NHTM. NHNN thông qua việc phân loại, xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu của các NHTM, minh bạch các báo cáo tài chính hàng năm và tăng cường chất lượng tài sản, tín dụng cũng như nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát tín dụng của các NHTM, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế