Đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam qua

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp hàng không của việt nam (Trang 22 - 25)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC

2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam qua

2.2.1 Thị phần

Theo Thống kê, hiện nay chuỗi cửa hàng Vinmart+ (Vingroup) đang chiếm ưu thế với hơn 900 cửa hàng trên cả nước; tiếp đến là Circle K, hiện đang có hơn 242 cửa hàng; B’s Mart 166 cửa hàng, Family Mart gần 150 cửa hàng..

Mặc dù thị trường bán lẻ là một “miếng ngon béo bở” , nhiều tiềm năng nhưng hiện tại các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp rất nhiều khóa khăn bởi hạn chế về nguồn lực, kỹ năng kinh doanh, hệ thống quản trị. Trong khi đó, những nhà đầu tư nước ngoài, với kể hoạch bài bản, đầu tư nhanh chóng, quyết liệt dưới nhiều hình thức đang nhanh chóng chiễm lĩnh thị trường này với 53% thị phần.

2.2.2 Năng lực cạnh tranh về chất lượng dịch vụ

Cạnh tranh về dịch vụ không còn xa lạ với các doanh nghiệp Việt Nam. Các nhà đầu tư Việt Nam dù ít kinh nghiệm hơn trong việc quản lý kinh doanh bán lẻ, nhưng họ vẫn chấp nhận sự cạnh tranh của các nhà đầu tư nước ngoài bằng việc điều chỉnh chiến lược về chất lượng dịch vụ.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế19

Khi Việt Nam mới gia nhập WTO, đây từng là một trong những điểm yếu lớn nhất của các doanh nghiệp trong nước khi đem so sánh với các doanh nghiệp nước ngoài. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang xây dựng hệ thống về chất lượng dịch vụ một cách có hiệu quả, đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, vẫn còn quá nhiều bất cập, nổi bật chính là thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng và bảo vệ của các siêu thị, họ chưa thực sự quan tâm đến khách hàng, đáp ứng những nhu cầu của khách hàng, chưa thực sự niềm nở. Họ không được đào tạo bài bản, không nắm bắt được các đặc tính của sản phẩm để tư vấn cho khách hàng, và phần lớn không biết về ngoại ngữ khi trong xã hội hiện nay, trung tâm thương mại là điểm đến chủ yếu của các du khách nước ngoài khi đi du lịch.

Nhưng đổi lại, các hình thức chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp Việt đang có lợi thế cạnh tranh hơn so với các doanh nghiệp nước ngoài nhờ việc am hiểu văn hóa và phong tục tập quán của người dân.

Vậy nên, đề nâng cao được năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nước cần coi công tác dịch vụ khách hàng là quan tâm hàng đầu bởi khách hàng chính là người quyết định hiệu quả của doanh nghiệp, tồn tại hay biến mất.

2.2.3 Năng lực cạnh tranh về giá

Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh. Cách thức định giá và các chiêu thức sử dụng giá trong cạnh tranh là cách thức tốt nhất để doanh nghiệp nhanh chóng xâm nhập thị trường và xác định thị phần của mình. Doanh nghiệp nào có giá cả hợp lý hơn so với đối thủ thì doanh nghiệp đó sẽ thắng, sẽ có được lợi thế của mình.

Doanh nghiệp nào có được năng lực cạnh tranh về giá tốt hơn sẽ nhanh chóng thu hút được khách hàng, tăng lượng bán sản phẩm và từ đó chiếm được thị phần, tốc độ doanh thu tăng cao. Các chiêu thức khuyến mãi, giảm giá ồ ạt với các mặt hàng kém chất lượng đã không còn là phương thức cạnh tranh hiệu

Luận văn thạc sĩ Kinh tế20

quả trong xu hướng toàn cầu hiện nay. So sánh năng lực cạnh tranh về giá của các doanh nghiệp Việt không bằng được so với các doanh nghiệp nước ngoài.

Về mức độ ổn định giá, các doanh nghiệp ngoại chiếm ưu thế hơn hẳn khi các chương trình khuyến mãi, giảm giá các mặt hàng đều đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Trong khi các doanh nghiệp Việt thường đội giá lên cao hơn trong những dịp khuyến mãi, giảm giá hoặc bán các sản phẩm kém chất lượng, làm mất dần niềm tin của khách hàng.

Các doanh nghiệp trong nước cần khắc phục những sự yếu kém này, không nên nhìn lợi nhuận trước mắt mà nên nhìn xa lâu dài, dần dần tạo niềm tin cho khách hàng.

2.2.4 Năng lực đáp ứng yêu cầu của khách hàng

Phần lớn các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam vừa và nhỏ nên khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng không cao. Trong khi đó các doanh nghiệp nước ngoài với quy mô lớn sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, tiện lợi. Không những vậy, các chính sách đổi trả và bảo hành luôn nhanh chóng, hơn hẳn so với các doanh nghiệp Việt, luôn chậm trễ, kéo dài thời gian, làm mất kiên nhẫn và sự hài lòng của khách hàng.

2.2.5 Khả năng đa dạng hóa kinh doanh

Nhìn chung khả năng đa dạng hóa kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước còn yếu kém do quy mô còn nhỏ bé, tuy nhiên một số hệ thống phân phối lớn thì khả năng đa dạng hóa kinh doanh là rất cao, điển hình như Vinmart, Saigon Co.op,.. Đặc biệt với hình thức nhượng quyền bán lẻ, thì các trung tâm thương mại là nơi đa dạng hóa kinh doanh mạnh nhất. Các trung tâm thương mại lớn như Vincom của tập đoàn Vingroup khống chỉ bán các sản phẩm tiêu dùng cho khách hàng mà còn bán các dịch vụ vui chơi giải trí, hay cho thuê mặt bằng với các hệ thống rạp chiếu phim,.. Đây cũng là yếu tố thu hút khách hàng tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên cần phải nghiên cứu và tìm hiểu thị trường một cách tổng quát hơn để đáp ứng được các tiện ích cho khách hàng.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế21

2.2.6. Cạnh tranh về hệ thống kênh phân phối

Theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, bắt đầu từ năm 2009 chúng ta đã mở cửa cho các doanh nghiệp kinh doanh phân phối và bán lẻ nước ngoài được tự do tham gia thị trường Việt Nam. Đến thời điểm này, mặc dù một số doanh nghiệp lớn trong nước như Vincom, Metro, Co.op mart,… đã có những động thái tích cực phát triển các kênh phân phối nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, giành chỗ đứng trên thị trường. Thế nhưng trên thực tế khả năng liên kết thấp, chưa mang tính chuyên nghiệp giữa các kênh phân phối trong nước đang là một trở ngại khiến cho nhiều doanh nghiệp khó có thể cạnh tranh với hệ thống phân phối chuyên nghiệp của nước ngoài

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp hàng không của việt nam (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)