Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp hàng không của việt nam (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

3.1. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

- Thứ nhất, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước cần tận dụng, khai thác có hiệu quả những phân khúc thị trường có lợi thế, như loại hình siêu thị chuyên doanh

- Thứ hai, doanh nghiệp cần phải có chiến lược phân phối sản phẩm, truyền thông thương hiệu hợp lý tại các kênh bán lẻ.

- Thứ ba, cần phải ứng dụng công nghệ mới, đầu tư trang thiết bị hiện đại, đào tạo nguồn lực chuyên sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ,…

nhằm tìm hướng đi riêng và nâng cao sức cạnh tranh

- Thứ tư, các doanh nghiệp cần tập trung nghiên cứu kinh doanh theo mô hình chuỗi cửa hàng tiện ích, tiện lợi để phục vụ từng khu dân cư, từng khu vực thị trường một cách tốt nhất.

- Thứ năm, cần phải đổi mới hệ thống quản lý và đội ngũ nhân viên, cần thúc đẩy, tạo nguồn nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp, sát với các nhu cầu thực tế từ kỹ năng giao tiếp khách hàng, nghiệp vụ quản lý kho…đến nghiệp vụ quản lý sản phẩm, marketing, khả năng ngoại ngữ,…cần bồi dưỡng và phát triển năng lực, tư duy, đặc biệt là những kỹ năng: phân tích kinh doanh, dự đoán và định hướng chiến lược, lý thuyết và quản trị chiến lược, quản trị rủi ro và tính nhạy cảm trong quản lý.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế25

- Thứ sáu, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước cần liên kết chuỗi sản xuất - cung ứng thật chắc chắn trên thị trường nội địa, bởi vì nếu không có nền sản xuất nội địa thì rất khó có cơ hội phát triển trên thị trường bán lẻ và cạnh tranh với các nhà bán lẻ ngoại.

- Thứ bảy, cần tạo ra liên kết vùng, liên kết sản xuất – phân phối, phân phối – phân phối, bán buôn – bán lẻ, ..Nếu có liên kết chặt chẽ sẽ giúp giảm bớt giá thành và hàng sản xuất được đảm bảm về nguồn đầu ra, tránh tình trạng lãng phí.

Để có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam phải liên tục đổi mới, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, dịch vụ, giảm giá thành sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước.

Ngoài ra, các doanh nghiệp trong nước cần nắm bắt xu hướng cạnh tranh trên thị trường một cách nhanh nhất và có hiệu quả nhất.

- Thứ nhất, mở rộng đầu tư bán hàng đa kênh, thay vì trước đây chỉ có siêu thị, đại siêu thị thì giờ đây có thêm nhiều siêu thị nhỏ (minimart), cừa hàng tiện lợi (CVS) để thâm nhập vào từng ngõ ngách tốt hơn, điển hình như vinmart đã rất thành công trong chiến lược mở rộng này.

- Thứ hai, tiện lợi hóa không gian mua sắm.

Theo báo cáo mới nhất của cả Kantar & AC Nielsen đều cho thấy, người mua hàng hiện nay bị chi phối bởi những yếu tố khác hơn là giá và khuyến mãi (rất khác với cách đây năm năm). Bây giờ hấp dẫn họ là tổng hòa các yếu tố, nổi trội nhất là sự tiện lợi trong mua sắm và hiệu quả của mỗi lượt mua sắm do không gian mua sắm mang lại.

Việc tiện lợi hóa này đòi hỏi phải am hiểu sâu sắc hành vi mua hàng của từng khách hàng.

- Thứ ba, phải tạo được sự khác biệt mới có thể tồn tại.

Tháng 5/2017, Co.opmart tung ra chương trình khuyến mãi rất đáng chú ý với cách thiết kế rất tốt. Họ nhập khẩu sản phẩm thuỷ tinh thương hiệu rất nổi

Luận văn thạc sĩ Kinh tế26

tiếng của Đức và thông báo đây là sản phẩm độc quyền tại Việt Nam. Người mua hàng đến Co.opmart mua hàng tích điểm sẽ nhận được bộ sưu tập này: họ mong đạt cùng lúc nhiều tiêu chí: thu hút được khách hàng mới, gia tăng tần suất mua hàng và cả giá trị giỏ hàng mỗi lần mua.

Với Big C, vốn luôn khởi tạo các cuộc “chiến tranh giá”, thì nay lại tập trung vào các yếu tố thế mạnh như thực phẩm tươi sống, không gian mua sắm dành cho phái đẹp và sự phong phú về chủng loại hàng hoá, phục vụ cho đối tượng công nhân viên chức…

Nghiên cứu mới nhất cho thấy người mua hàng giờ đây thích chọn nhiều kênh mua sắm, mỗi kênh phục vụ một mục tiêu riêng của họ. Chợ cho thực phẩm tươi, ăn hàng ngày, trưa ghé cửa hàng tiện lợi mua thức uống, cuối tuần sẽ đi siêu thị mua sản phẩm chăm sóc gia đình cả tuần. Người mua hàng cần thấy “sự độc đáo đủ mạnh” của từng kênh, khiến họ bỏ thời gian, tiền bạc đến mua sắm. Như vậy, bên cạnh việc tìm ra sản phẩm, dịch vụ độc đáo; còn cần phải tiếp thị thường xuyên và liên tục để khắc ghi trong tâm trí khách hàng.

- Thẻ thành viên, tích điểm và đc hưởng nhiều ưu đãi - Phiêu lưu với “e-commerce”

Nói thương mại điện tử (TMĐT, e-commerce) tại Việt Nam hiện nay là

“mốt” cũng chẳng có gì sai. Tuy vậy, tình hình là, như phát biểu của CEO một nhà bán lẻ hàng đầu “TMĐT bây giờ không phải nói ai có lời hơn, mà là ai đang đốt tiền nhiều hơn”, và đây thật sự là một cuộc phiêu lưu nhiều rủi ro, ngay cả với người có nhiều tiền và kinh nghiệm.

Khảo sát cho thấy mặc dầu doanh số của TMĐT hiện chiếm chưa đầy 2%

toàn bộ thị trường, nhưng lại có đến 54% người mua hàng tại Việt Nam tìm hiểu thông tin sản phẩm online trước khi ra quyết định mua. Lại có đến 30% số người thường tra cứu online, nói rằng họ đã từng ít nhất một lần thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm quen thuộc, vì bị thông tin trên mạng tác động. Vậy làm sao có thể “thờ ơ” với e-commerce?.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế27

Điểm mạnh của các nhà bán lẻ so với những người làm e-commerce khác, chính là họ sở hữu một hệ thống cửa hàng vật lý (physical store) sẵn có. Còn lại là hai vấn đề : xây dựng nền tảng IT phù hợp với khách hàng mục tiêu và mô hình marketing thương mại điện tử.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp hàng không của việt nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)