CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
3.2 Định hướng phát triển của các doanh nghiệp ngành bán lẻ Việt Nam
Việc người dân thắt chặt chi tiêu đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp bán lẻ. Đầy là chưa kể những khó khăn khi các điều kiện đối với doanh nghiệp bán lẻ trong nước đối với doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài tại thị trường Việt Nam ngày càng được nới lỏng. Cho rằng sự xuất hiện của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài không hoàn toàn là tác động tiêu cực, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam Định Thị Mỹ Loan tin tưởng, sức ép này là động lực để doanh nghiệp bán lẻ trong nước chủ động, chuyên nghiệp hơn, nâng cao năng lực, sắn sàng để cạnh tranh với doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài.
Hiệp hội và các doanh nghiệp thành viên cũng đẩy mạnh công tác nghiên cứu xu hướng tiêu dùng trong nước và trên thế giới nhằm định hướng phát triển cho các ngành bán lẻ trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới cũng như nhu cầu của người tiêu dùng có nhiều thay đổi so với trước kia.
Ngày nay, người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn về chất lượng hàng hóa, sản phẩm. Cho nên, phải đầu tư vào chất lượng và tìm cách tiếp cận gần hơn để cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng là điều cần thiết.
Bên cạnh đó, xu hướng trong những năm gần đây là sự gia tăng của các công ty có ý thức phát triển bền vững. Nên biết đầu tư cho những mục tiêu dài hạn chứ đừng nên chạy theo những lợi nhuận trước mắt.
Một số xu hướng và thay đổi trong ngành bán lẻ trong những năm gần đây:
- Thứ nhất, hình thức bán hàng trực tiếp sẽ phát triển mạnh
Sau thời kỳ mua sắm trực tuyến phát triển rầm rộ trong những năm gần đây, người tiêu dùng nhận thấy sản phẩm mua online không thể đáp ứng được những mong muốn của họ, thì các cửa hàng trực tiếp cung cấp các trải nghiệm mua sắm cho khách hàng sẽ sắp sửa lên ngôi. Bán hàng trực tiếp là cách mang
Luận văn thạc sĩ Kinh tế28
lại lợi ích cho khách hàng khi cho họ tự tay trải nghiệm sản phẩm rồi mới quyết định mua sắm.
Khách hàng có thể đến tận nơi, sử dụng những thiết bị di động của mình để kiểm tra hàng hóa bằng cách quét mã vạch trên từng sản phẩm, việc này giúp cho người tiêu dùng biết được thông tin về nhà sản xuất cũng như đặc điểm sản phẩm. Công nghệ mã vạch được cung cấp và ứng dụng nhiều năm qua để bảo vệ các doanh nghiệp cũng như khách hàng.
Đặc điểm này đòi hỏi các doanh nghiệp bán lẻ phải đa dạng hóa kinh doanh ở nhiều mặt hàng hơn, phải cung cấp thông tin một các trung thực hơn, nhưng không được nhàm chán nếu muốn thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
- Thứ hai, các nhà bán lẻ sẽ áp dụng giải pháp thanh toán di động.
Thanh toán di động là công nghệ bán lẻ được ứng dụng mạnh mẽ trong tương lai. Kinh doanh trong bán lẻ mà không ứng dụng công nghệ này thì rất dễ bị tụt hậu và có nguy cơ mất đi thị trường.
Về vấn đề này, các nhà bán lẻ trong nước hiện nay đang nỗ lực thay đổi để áp dụng rộng rãi công nghệ này. Bởi nếu doanh nghiệp không đáp ứng được những yêu cầu của người mua một cách nhanh chóng và thuận tiện thì lẽ đương nhiên họ sẽ bị mất khách hàng vào tay đối thủ cạnh tranh có khả năng đáp ứng tốt hơn
- Thứ ba, các cửa hàng nhỏ chuyên biệt từng ngành hàng sẽ được ưu chuộng hơn.
Người tiêu dùng đang có xu hướng tập trung vào các cửa hàng nhỏ chuyên biệt hơn. Các ông trùm bán lẻ cũng đang có xu hướng chia nhỏ thành nhiều cửa hàng cho nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Để hiếu hơn về nguyên nhân của xu hướng này, chúng ta hãy nhìn vào thực tế nhu cầu mua sắm của khách hàng. Tầm quan trọng của sự tiện lợi và dễ tiếp cận. Khách hàng thích tìm đến những nơi có chính xác thứ họ cần. Thay vì phải đi vòng hết cả cửa hàng lớn để tìm được một món hàng.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế29
Có nhiều lợi ích mà các cửa hàng nhỏ mang lại tốt hơn là các cửa hàng lớn.
Doanh nghiệp sẽ tốn ít chi phí hơn để đầu tư và vận hành. Dễ dàng quản lý và đảm bảo nguồn hàng, Người tiêu dùng cũng sẽ dễ dàng mua sắm cho mục đích chuyên biệt.
- Thứ tư, giao hàng trong ngày sẽ được quan tâm hơn.
Miễn phí vận chuyển không còn là một lựa chon. Nó trở thành yêu cầu tất yếu trong thế giới ngày nay. Yêu cầu mới bây giờ chính là tốc độ, nhiều người tiêu dùng không muốn phải trực tiếp đi đến tận cửa hàng để mua sắm, tuy nhiên, họ vẫn muốn được đáp ứng nhu cầu ngay lập tức.
Một khảo sát gần đây của Temando cho thấy rằng 80% khách hàng muốn được vận chuyển hàng mua trong ngày. Trong khi đó, cũng có tới 61% còn muốn tốc độ nhanh hơn. Thời gian mong muốn của họ là giao hàng trong vòng 1-3 giờ từ lúc đặt hàng. Đây không phải yêu cầu bắt buộc đối với các nhà bán lẻ. Tuy nhiên, đây là một xu hướng và là một cách để các cửa hàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hoàn thiện hơn.
Việc quan tâm hơn đến các nhu cầu thiết thực hàng ngày của khách hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp Việt dễ dàng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng hơn.
- Thứ năm, cá nhân hóa khách hàng cần được chú trọng.
Người tiêu dùng đang tìm kiếm những nơi cho họ sự trải nghiệm nhiều hơn.
Nơi cá nhân họ có thể thực sự được kết nối bản thân với các trải nghiệm mua sắm. Chính vì vậy, các nhà bán lẻ hiện nay đang tích cực tăng trải nghiệm này nhằm thu hút sự ham muốn của khách hàng.
Người tiêu dùng mong đợi nhiều hơn từ các chương trình cho khách hàng trung thành. Theo một cuộc khảo sát, 56% người tiêu dùng cho biết khi nhận được động lực cá nhân, họ sẽ xem xét đến việc mua sắm ở các cửa hàng.
- Thứ sáu, các nhà bán lẻ sẽ tiếp tục đầu tư vào omnichannel (đa kênh)
Luận văn thạc sĩ Kinh tế30
Omnichannel hiện tại đang là tiêu chuẩn trong bán lẻ. Trong tương lai có thể mong đợi các nhà bán lẻ sẽ thúc đẩy chiến lược này. Nhằm mang lại cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm liền mạch.
Tại Việt Nam, cách đây 3-5 năm, chúng ta đã nói về xu hướng mua bán sát nhập (M&A) bùng nổ ở Việt Nam, trong đó có thị trường bán lẻ. Nhưng thực tế chưa thực sự bùng nổ lắm. Qua các nghiên cứu của Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, chắc chắn trong vài năm tới xu hướng này sẽ còn tiếp tục phát triển bởi chính những lý do từ bản thân doanh nghiệp cùng với sự quan tâm của các nhà đầu tư kể cả trong nước và nước ngoài.
Trong chính thị trường nội địa cũng đã có nhiều cuộc thâu tóm sát nhập ngoạn mục như tập đoàn Vingroup thâu tóm thành công chuỗi siêu thị Occean Mart, Vinatextmart. Như vậy, chúng ta có thể khẳng dịnh xu hướng M&A vẫn sẽ tiếp tục và còn sôi động ít nhất 3-5 năm tới.
M&A là quá trình chủ động từ hai phía tùy theo từng trường hợp. Nếu các doanh nghiệp chủ động tìm hiểu, tham gia vào các đối tác mạnh thì sẽ ngày càng mạnh hơn, có kinh nghiệm để phát triển hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp M&A xong, doanh nghiệp Việt bị độc quyền kinh doanh, độc quyền tăng giá thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ mất thị trường. Cái gì cũng có tình hai mặt, M&A cũng vậy, sẽ tích cực hơn nếu doanh nghiệp chủ động, và xấu đi khi mất dần một số thương hiệu, bị lấn sân, qua đó lợi nhuận của doanh nghiệp Việt nam thay vì trong nước thì lại chảy ra nước ngoài. Vậy nên, các doanh nghiệp Việt cần phải liên kết tốt để chủ động đón nhận thì M&A sẽ tiếp thêm sinh lực phát triển, và ngược lại, chúng ta có thể sẽ mất đi cơ hội, mất đi thị phần.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế31
Luận văn thạc sĩ Kinh tế32