Đánh giá chung về các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp hàng không của việt nam (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC

2.3 Đánh giá chung về các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

2.3.1. Những kết quả đạt được trong những năm gần đây của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

- Các doanh nghiệp trong nước đang từng ngày rút ngắn được khoảng cách giữa doanh nghiệp với khách hàng. Không chỉ phục vụ cho mọi đối tượng khách hàng, doanh nghiệp còn chú trọng tới một lực lượng khách hàng trung thành bằng các hình thức như cung cấp thẻ thành viên cho khách hàng. Cách làm này vừa giúp doanh nghiệp giữ chân được các khách hàng hiện tại và lôi kéo thêm được nhiều khách hàng tiềm năng. Cách làm này không mới, tuy nhiên giúp các doanh nghiệp bán lẻ trong nước tiếp cận gần hơn với khách hàng và từ đó dần dần tạo được sự tin tưởng từ người tiêu dùng.

- Các doanh nghiệp bán lẻ trong nước mở rộng các chuỗi kinh doanh không chỉ tập trung ở các thành phố lớn đông dân cư mà còn xây dựng hệ thống phân phối của mình mở rộng khắp cả nước. Thông qua các hình thức chuyển nhượng bán lẻ, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đã tiếp cận được đến những thị trường nhỏ lẻ, trong khi đó các doanh nghiệp nước ngoài chỉ tập trung xây dựng ở những thành phố lớn, đông dân cư, khu vực thành thị.

- Sự ra đời của Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam đã bước đầu giúp các doanh nghiệp bán lẻ trong nước có những bước đi cần thiết. Ngoài việc tập

Luận văn thạc sĩ Kinh tế22

trung hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các nhà bán lẻ Việt Nam, từng bước hình thành một hệ thống bán lẻ Việt Nam với quy mô lớn và mang tính chuyên nghiệp cao, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam còn giúp kết nối các doanh nghiệp với nhau, tạo được sự liên kết chặt chẽ hơn giữa các doanh nghiệp bán lẻ với các nhà sản xuất.

- Các doanh nghiệp bán lẻ trong nước ngoài việc mở rộng các điểm bán lẻ hiện đại nhằm đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu ngày càng cao và đa dạng hơn của người tiêu dùng, còn tích cực mở rộng chủng loại hàng hóa, tích cực và chủ động tham gia bình ổn thị trường, giúp giảm chi phí sinh hoạt thường ngày cho khách hàng của mình.

2.3.2. Những hạn chế của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

- Một là, các đơn vị bán lẻ trong nước thiếu tính chuyên nghiệp và vốn ít, cơ sở hạ tầng thiếu hiện đại, thiếu phương tiện vận tải chuyên dùng,… để có thể quản lý các hệ thống lớn và hiện đại.

Nguyên nhân: là do các doanh nghiệp phân phối bản lẻ Việt Nam vẫn còn rất non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý, phần lớn các doanh nghiệp đều phát triển từ các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, với nguồn vốn ít, trình độ quản lý lạc hậu, phương thức kinh doanh chưa tiên tiến, chiến lược kinh doanh chưa được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, chính phủ chưa có những chính sách khích lệ và định hướng phát triển cho các doanh nghiệp trong nước.

- Hai là, các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam còn thiếu chiến lược phân phối lâu dài và mạng lưới bán hàng chuyên nghiệp.

Nguyên nhân: Do hệ thống phân phối bán lẻ ở Việt Nam còn non trẻ, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước vẫn còn yếu về năng lực tài chính để xây dựng cho mình một mạng lưới bán hàng chuyên nghiệp. Cùng với đó là sự thiếu kinh nghiệm trong nghiên cứu và xây dựng chiến lược phát triển lâu dài

Luận văn thạc sĩ Kinh tế23

- Ba là, Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào nhưng lại đang gặp khó khăn lớn trong đào tạo nhân lực, chưa có hoặc rất ít đơn vị đào tạo chuyên ngành bán lẻ.

Nguyên nhân: là do các doanh nghiệp trong nước chưa thực sự chú trọng trong vấn đề nguồn nhân lực, chưa coi nhân lực là một trong những yếu tố chính trong việc tạo ra giá trị cho mình. Trong tiềm thức của người Việt Nam, công việc của một nhân viên bán hàng là một công việc đơn giản, không cần nhiều kỹ năng và không cần nhất thiết phải tuyển những người có học vấn cao.

Đây là một nhận định quá sai lầm, thực tế cho thấy, ở những cửa hàng nhân viên được đào tạo chuyên sâu và có kỹ năng bán hàng thì những cửa hàng đó thường nhận được nhiều thiện cảm của khách hàng hơn. Vì suy nghĩ cổ hủ đó, rất nhiều nhà bán lẻ cho rằng việc trang bị kiến thức cho nhân viên bán hàng là không cần thiết, cùng suy nghĩ đó, rất ít nhân viên bán hàng chủ động nâng cao kiến thức cho bản thân.

Theo báo cáo khảo sát lương năm 2017 của công ty Tư vấn nhân sự Mercer (Mỹ) và đại diện Việt Nam là Công ty Talentnet vừa công bố, mức lương trung bình cho các công ty trong nước thấp hơn 29% so với các công ty đa quốc gia.

Trong đó, tỷ lệ chênh lệch về mức lương cơ bản hàng năm cho các vị trí khác nhay giữa các công ty đa quốc gia với các doanh nghiệp trong nước đối với nhân viên là 15%; chuyên viên 30%, quản lý 41%. Ngoài ra,báo các cũng chỉ ra rằng, ngành bán lẻ có tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao nhất với 32,2%. Đông thời, lao động ngành bán lẻ không cam kết làm việc lâu dài và thường xuyên thay đổi công việc, thời gian gắn bó với doanh nghiệp chỉ từ trung bình 2-3 năm.

- Bốn là, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước thiếu sự liên kết chiến lược giữa nhà sản xuất – nhà phân phối – nhà bán lẻ để tạo ra chuỗi cung ứng.

Nguyên nhân: là do chưa có tính chủ động trong hợp tác liên kết.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế24

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp hàng không của việt nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)