CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP
3.2. Thực trạng cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu hàng rau củ quả
3.2.1. Đặc điểm mặt hàng rau củ quả, thị trường Nhật Bản và phương thức kinh
a. Đặc điểm mặt hàng rau củ quả
Việt Nam có diện tích 331.212 km2, có hơn 9 triệu ha đất nông nghiệp (diện tích đất trồng lúa hơn 4 triệu ha); 11,58 triệu ha đất lâm nghiệp, đất chưa sử dụng khoảng 10triệu ha. Tiềm năng đất nông nghiệp còn khoảng 4 triệu ha. Diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam đang bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, tỷ lệ mất đất canh tác từ 0,5% đến 2% / năm. Đất Việt Nam có tầng dầy, tơi, xốp với chất dinh dưỡng cao kết hợp với sự đa dạng và phong phú về chủng loại (64 loại thuộc 14 nhóm), đây là một điều kiện tốt cho nhiều loại cây trồng phát triển. Chính vì thế, rau củ quả là mặt hàng mà nước ta có những thế mạnh vô cùng lớn. Tuy nhiên việc bảo quản rau củ quả đến tay người tiêu dung vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện nay, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất cũng tạo được những bước đột phá.
Công ty TNHH Thương Mại và XNK Tre Việt tự hào khi mang đến những sản phẩm sạch, an toàn và có hàm lượng dinh dưỡng cao. Trước khi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, các sản phẩm rau củ quả của công ty phải được kiểm tra nghiêm ngặt bởi bộ tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản (JAS) và thực phẩm hữu cơ Nhật Bản
(JAS Organic) cùng các tiêu chuẩn về nhãn hiệu như quốc gia xuất xứ, chất gây dị ứng, ngày hết hạn,...
b. Đặc điểm thị trường Nhật Bản
- Tổng quan về thị trường nông sản Nhật Bản
• Kinh tế Nhật Bản:
Nhật Bản được biết đến là một quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển thuộc top đầu trong khu vực và trên thế giới. Nơi đây nổi tiếng với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, đặc biệt là sự phát triển thần kỳ sau những cuộc chiến tranh tàn phá ác liệt. Mặc dù không thể phủ nhận sự cố gắng và những thành tựu của nền kinh tế Nhật Bản từ năm 2015 đến nay nhưng trong những năm gần đây, kinh tế Nhật Bản đang có sự suy yếu đi. Tình trạng kinh tế tính đến tháng 3 năm 2019 đã giảm đi 0,9 điểm trong mức 99,6 điểm. Tình trạng suy giảm này có thể là do chính sách tăng thuế tiêu thụ lên thêm 2% (từ 8% lên 10%) và vấn đề căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Năm 2022 là năm vô cùng biến động của quốc gia này do nhiều yếu tố bất lợi như lạm phát cao, nhập siêu khi đồng Yen yếu hay hoạt động kinh tế bị hạn chế do dịch COVID-19 bùng phát, kinh tế Nhật Bản tiếp tục suy giảm.
Hình 3.1. Tốc độ tăng GDP các quý của năm 2022
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Hình 3.2. Tốc độ tăng GDP năm 2022 theo khu vực kinh tế
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
• Dân số Nhật Bản:
Dân số hiện tại của Nhật Bản là 125.227.332 người vào ngày 17/03/2023 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Nhật Bản hiện chiếm 1,56% dân số thế giới.
Nhật Bản đang đứng thứ 11 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Mật độ dân số của Nhật Bản là 343 người/km2. Với tổng diện tích đất là 364.571 km2. 91,96% dân số sống ở thành thị (115.487.316 người vào năm 2019).
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2022, dân số Nhật Bản ước tính là 125.331.008 người, giảm -465.957 người so với dân số 125.815.903 người năm trước. Năm 2022, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là âm vì số người sinh ít hơn số người chết đến -526.437 người. Do tình trạng di cư dân số tăng 60.480 người. Tỷ lệ giới tính trong tổng dân số là 0,953 (953 nam trên 1.000 nữ) thấp hơn tỷ lệ giới tính toàn cầu. Tỷ lệ giới tính toàn cầu trên thế giới năm 2022 khoảng 1.017 nam trên 1.000 nữ.
• Thị trường nông sản Nhật Bản:
Nhật Bản là một quốc gia nghèo tài nguyên nhất là tài nguyên cho ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi nhưng người Nhật luôn biết cách để biến đổi và áp dụng mang lại hiệu quả cao nhất. Họ luôn áp dụng kỹ thuật, công nghệ hàng đầu cho ra năng suất cao và đảm bảo an toàn.
Các sản phẩm nông sản của Nhật Bản luôn được kiểm nghiệm rất nghiêm ngặt để đảm bảo các sản phẩm tốt nhất đến người tiêu dùng.
- Thực trạng nhập khẩu nông sản của Nhật Bản
Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ lớn đối với các sản phẩm nông, thủy sản − thực phẩm chế biến. Hiện nay, các mặt hàng nông sản, trái cây Việt Nam đang ngày càng được ưa chuộng tại thị trường này.
Trong bối cảnh xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới bị ảnh hưởng thời gian qua thì thị trường Nhật Bản vẫn là điểm sáng. Năm 2022, tổng kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt 42,7 tỷ USD, tăng 7,8% so với năm 2021; trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 20,1 tỷ USD, tăng 4,4%.
Đối với nhóm hàng nông thủy sản, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản năm qua đạt 1,8 tỷ USD; trong đó có một số mặt hàng tăng trưởng cao như: cà phê tăng 25,5%; hàng rau quả tăng 20%; hạt điều tăng 39%; hạt tiêu tăng 56%... Một số mặt hàng hoa quả Việt Nam cũng chiếm thị phần lớn và ngày càng phổ biến trên thị trường Nhật như: thanh long, xoài, dừa, vải...
→ Về mặt cơ cấu hàng hóa, các mặt hàng của hai nước mang tính bổ sung, không cạnh tranh. Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu lớn nông lâm thủy sản, thực phẩm chế biến, hàng tiêu dùng các loại... trong khi Việt Nam lại có lợi thế cạnh tranh lớn về các sản phẩm này. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bước đầu tận dụng tốt ưu đãi từ những hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương và song phương mà hai bên cùng tham gia. Việt Nam và Nhật Bản hiện đã ký kết 4 FTA bao gồm: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam tại thị trường này.
- Những tiêu chuẩn đối với những sản phẩm nông sản nhập khẩu của Nhật Bản
Hình 3.3. Hệ thống đảm bảo ATTP và Hệ thống kiểm soát TP NK ở Nhật Bản Nhật Bản là một trong những thị trường khó tính, có rất nhiều tiêu chuẩn, quy định khác nhau đặt ra đối với hàng hóa nhập khẩu. Với nông sản nhập khẩu, Nhật Bản yêu cầu cần phải tuân thủ theo các quy định trong Luật vệ sinh An toàn Thực phẩm Luật tiêu chuẩn Nông Nghiệp của Nhật Bản và Luật đo lường.
Nhật Bản là một trong những quốc gia có tiêu chuẩn chất lượng đối với hàng nhập khẩu khắt khe nhất thế giới. Chính vì vậy, nông sản xuất khẩu sang Nhật Bản cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản:
• Nông sản xuất khẩu phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật. Và phải chịu sự kiểm tra của cơ quan thẩm quyền trước khi được thông quan. Bên cạnh đó cần phải trồng, sản xuất ở điều kiện đạt tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật;
• Thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng khi trồng nông sản phải được quản lý một cách thống nhất, an toàn trong mọi khâu trồng trọt, bảo quản và vận chuyển sản phẩm;
• Đối với những lô hàng vi phạm quy định về chất lượng mà Nhật Bản quy định sẽ bị tiêu hủy hoặc trả lại. Bên cạnh đó hải quan Nhật Bản sẽ tăng cường tần suất và mức độ kiểm tra hàng hóa trong những lần sau. Điều này có thể gây ra nhiều phiền phức và làm tăng chi phí cho đơn vị, doanh nghiệp xuất khẩu.
c. Phương thức kinh doanh XNK của công ty TNHH Thương Mại và XNK Tre Việt
- Tình hình nghiên cứu và mở rộng thị trường
Trong xu thế toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới, số lượng các doanh nghiệp tham gia vào xuất nhập khẩu ngày càng tăng làm cho cạnh tranh càng không ngừng khốc liệt. Trong bối cảnh chung ấy, hoạt động nghiên cứu thị trường để điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng trở nên quan trọng. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu là việc thu thập thông tin về thị trường xuất khẩu, xử lý thông tin và đưa ra các kết luận về đặc điểm của thị trường. Công ty TNHH Thương Mại và XNK Tre Việt đã nghiên cứu thông tin về thị trường bao gồm nghiên cứu về nhu cầu, thị hiếu, hành vi tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, cách thức tổ chức mạng lưới kênh phân phối thị trường, các yếu tố về chính trị, tình hình phát triển kinh tế, chính sách nhập khẩu, rào cản thương mại… tại quốc gia nhập khẩu.
Phương thức doanh nghiệp đến doanh nghiệp (B2B) đã được công ty áp dụng trong một thời gian dài. Công ty TNHH Thương Mại và XNK Tre Việt có trang web riêng, để tự giới thiệu, tại đây công ty có thể quảng bá hình ảnh và khả năng xuất nhập khẩu của mình. Các đối tác có thể lấy thông tin qua trang web một cách dễ dàng. Mặt khác, công ty đã đăng ký trở thành thành viên trên những trang web B2B nổi tiếng khác, là cổng thông tin cho bên mua và bên bán gặp nhau như www.tradekey.com, www.alibaba.com.
Phương thức giao tiếp kinh doanh quốc tế của công ty chủ yếu là qua email, fax và điện thoại. Đây là một ví dụ cho quá trình có được một hợp đồng mới theo cách thông thường, Công ty tìm kiếm khách hàng mới qua các trang web, chào bán xuất khẩu của mình và đợi trả lời, sau đó đưa mẫu và thỏa thuận điều kiện, thời hạn hợp đồng. Sau cùng, ký hợp đồng qua email, fax và tiến hành thực hiện trách nhiệm ghi trong hợp đồng. Ngoài ra, hợp đồng mới có thể đến từ các mối quan hệ của lãnh đạo,
Để không quá tập trung vào 1 thị trường đồng thời giảm áp lực lên các bộ phận khi chi tập trung vào một thị trường dễ xảy ra rủi ro; công ty đã mở rộng thị trường ra các tỉnh thành nhỏ tiềm năng khác của Nhật Bản. Trong đó nổi bật là Saitama, tỉnh Niigata, tỉnh Toyama, tỉnh Ishikawa và tỉnh Fukui,… Thị trường Nhật Bản rất đa dạng về các phương thức thương mại.
- Cải tiến khoa học − kĩ thuật, công nghệ trong quá trình sản xuất
Khoa học công nghệ là một yếu tố vô cùng quan trọng trong mọi hoạt động kinh doanh sản xuất. Với hàng rau củ quả Việt Nam nói chung và công tác thúc đẩy xuất khẩu rau củ quả sang thị trường Nhật Bản nói riêng của Công ty TNHH Thương Mại và XNK Tre Việt, việc cải tiến khoa học kĩ thuật có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh quá trình sản xuất và tăng cao năng suất, tiết kiệm các chi phí phát sinh và nguồn nhân lực.
Cụ thể, đầu năm 2020, Công ty áp dụng các tiêu chuẩn phù hợp với thị trường xuất khẩu gồm tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn môi trường: Tận dụng sự hợp tác giữa Việt Nam và các nước theo phương thức
“Investment Partnership” (hợp tác đầu tư), nghĩa là đối tác họ đầu tư tiền vào Việt Nam, thuê người dân Việt Nam sản xuất theo tiêu chuẩn của họ. Như vậy, có thể không quan tâm đến VietGap hay GlobalGap mà sản xuất theo tiêu chuẩn “Made in Aeon”- sản xuất theo tiêu chuẩn của chuỗi siêu thị Aeon Nhật Bản. Việc áp dụng các tiêu chuẩn kĩ thuật này vào quy trình sản xuất, xuất khẩu mà sản lượng xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản của Công ty đã tăng một cách đáng kể.
Bảng 3.1. Sản lượng xuất khẩu các mặt hàng NS giai đoạn 2020-2022
Đơn vị: tấn
Sản lượng xuất khẩu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Hàng rau củ quả 27,0 29,3 34,2
Rau 5,94 5,86 6,84
Củ 5,4 5,274 6,156
Quả 14,58 15,236 18,468
Rau quả chế biến 1,08 2,93 2,736
(Phòng XNK công ty TNHH thương mại và XNK Tre Việt)
Hình 3.4. Biểu đồ cơ cấu mặt hàng rau củ quả xuất khẩu năm 2022 của Công ty TNHH thương mại và XNK Tre Việt
(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Thương Mại và XNK Tre Việt) Nhìn vào bảng trên, ta có thể thấy sản lượng hàng rau củ quả xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản sau khi áp dụng khoa học − kĩ thuật vào sản xuất tăng khá ổn định từ năm 2020 sang năm 2022. Cụ thể:
• Năm 2020 − 2021:
Sản lượng xuất khẩu mặt hàng quả và rau quả chế biến tăng ổn định
o Sản lượng xuất khẩu quả tăng từ 14,58 tấn lên 15,236 tấn → tăng 0,656 tấn so với năm 2020
o Sản lượng xuất khẩu rau quả chế biến tăng từ 1,08 tấn lên 2,93 tấn → tăng 1,85 tấn so với năm 2020
Sản lượng xuất khẩu mặt hàng rau, củ có dấu hiệu giảm nhẹ
o Sản lượng xuất khẩu rau giảm từ 5,94 tấn xuống 5,86 tấn → giảm 0,08 tấn so với năm 2020
o Sản lượng xuất khẩu củ giảm từ 5,4 tấn xuống 5,274 tấn → giảm 0,126 tấn so với năm 2020
• Năm 2021 − 2022:
Sản lượng xuất khẩu mặt hàng rau củ quả tăng đều, rau quả chế biến giảm nhẹ o Sản lượng xuất khẩu rau tăng từ 5,86 tấn lên 6,84 tấn → tăng 0,98 tấn so với năm 2021
Rau 20%
Củ 18%
Quả 54%
Rau quả chế biến
8%
o Sản lượng xuất khẩu củ tăng từ 5,274 tấn xuống 6,156 tấn → tăng 0,882 tấn so với năm 2021
o Sản lượng xuất khẩu quả tăng từ 15,236 tấn lên 18,468 tấn → tăng 3,232 tấn so với năm 2021
o Sản lượng xuất khẩu rau quả chế biến giảm từ 2,93 tấn xuống 2,736 tấn → giảm 0,886 tấn so với năm 2021
Có sự tăng giảm như trên vì năm 2020 và 2021 là 2 năm đầy biến động của Nhật Bản do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19. Phần lớn các trang trại, nhà máy của Nhật Bản đều đóng cửa, thiếu nhân lực sản xuất dẫn đến thiếu hụt nguồn nông sản trong nước. Hàng rau củ quả còn là sản phẩm thiết yếu trong đời sống, nên sản lượng của các mặt hàng này chỉ giảm nhẹ. Tuy dịch bệnh khó khăn, nhưng nguồn nhân lực trong công ty vẫn khá ổn định, và cũng nhờ công nghệ sản xuất tiên tiến nên vẫn đảm bảo duy trì sản xuất và có phần tăng năng suất, giảm sức người.
Bên cạnh việc áp dụng các tiêu chuẩn kĩ thuật nghiêm ngặt vào quá trình sản xuất, Công ty đã đầu tư lại trang thiết bị sản xuất hiện đại. Mặc dù năm 2020 và 2021 là hai năm khá khó khăn với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty TNHH thương mại và XNK nói riêng, nhưng Công ty vẫn đầu tư thay mới hoàn toàn hệ thống dây chuyên đóng bao bì hiện đại. Điều này không chỉ tiết kiệm được nhân lực, thời gian sản xuất đóng gói; khiến quy trình trở nên khép kín, sạch sẽ mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc làm hài lòng các đối tác kinh doanh của Công ty tại Nhật Bản, vì đây là một quốc gia phát triển, họ rất khó tính và ưu tiên các công ty có công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại.
- Xúc tiến quảng bá sản phẩm, nâng cao thương hiệu
Giai đoạn 2020 − 2022đánh đấu sự phát triển mạnh mẽ của Công ty trên nhiều thị trường. Mặc dù thương hiệu của Công ty còn hạn chế và chưa phủ rộng, hay cụ thể hơn là trên thị trường Nhật Bản, tuy nhiên, Công ty vẫn luôn ấp ủ kế hoạch xây dựng thương hiệu riêng và quảng bá rộng rãi trên nhiều thị trường. Ngay từ năm 2015, Công ty đã bước đầu đặt nền móng trong xây dựng thương hiệu của mình, Công ty đề ra kế hoạch 5 năm, tầm nhìn 2020 việc xây dựng thương hiệu vững mạnh trên thị trường Nhật Bản, bao gồm 3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn đánh tiếng và giai đoạn lan tỏa.
Tính đến nay, Công ty đã và đang dần hoàn thiện giai đoạn đầu tiên, giai đoạn chuẩn bị bao gồm các công tác hoạch định kế hoạch, triển khai các mối quan hệ và xây dựng hệ thống thị trường nhất định. Cụ thể, Công ty đã thiết lập mối quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác đặt hàng nhiều lần và thiết lập mối quan hệ với các đối tác mới qua các chính sách ưu đãi về giá và thời hạn thanh toán. Công ty cũng xây dựng hệ thống nhà cung cấp và kí kết thỏa thuận về hàng hóa cung cấp theo chu kỳ 6 tháng tới 1 năm 1 lần, đảm bảo về chất lượng cũng như giá cả biến động trong phạm vi cho phép.
Ngoài ra, Công ty cũng triển khai tham gia các hội chợ triển lãm để học hỏi, tìm hiểu việc xây dựng thương hiệu và khảo sát chất lượng sản phẩm, chủ động liên hệ với các doanh nghiệp lớn để hợp tác trong một số khâu xuất khẩu. Cụ thể năm 2015, Công ty đã tham gia nhiều hội chợ triển lãm như Food Ingredients Korea, Import Goods Fair,... Thông qua các hội chợ triển lãm, công ty đã quảng bá được thương hiệu tên tuổi của nông sản Việt Nam nói chung và các sản phẩm của công ty TNHH thương mại và XNK Tre Việt nói riêng đến bạn bè quốc tế và đặc biệt là người tiêu dùng Nhật Bản.
Và đồng thời, công ty đã kí kết được nhiều hợp đồng mới với các công ty lớn nhỏ khắp Nhật Bản. Từ đó doanh thu của công ty từ tháng 09 năm 2020(sau khi kí kết các hợp đồng mới), đã tăng 10,8% so với 8 tháng đầu năm. Đây là một thành công lớn của Công ty.
Bên cạnh việc nâng cao thương hiệu công ty, tìm kiếm nguồn khách hàng mới, Công ty vẫn duy trì thương hiệu và chất lượng với các đối tác cũ bằng cách không ngừng cải thiện chất lượng hàng rau củ quả xuất khẩu và chuyên môn hóa các quá trình hợp tác, kí kết. Cũng vì vậy, Công ty có được sự tin tưởng và giới thiệu hình ảnh đến những đối tác mới. Vừa mở rộng thị trường, vừa phát triển thương hiệu một cách hiệu quả mà không tốn kém chi phí và quá nhiều công sức.
- Không ngừng đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một trong những vấn đề cốt lõi của mỗi công ty. Một công ty có nguồn nhân lực chất lượng sẽ giúp công ty dễ dàng đạt được các mục tiêu trong kinh doanh.