Các nhân tố tác động đến nâng cao năng lực xuất khẩu rau củ quả sang thị trường Nhật Bản của Công ty TNHH Thương Mại và XNK Tre Việt

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng rau củ quả sang thị trường nhật bản của công ty tnhh thương mại và xnk tre việt (Trang 43 - 49)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP

3.3. Các nhân tố tác động đến nâng cao năng lực xuất khẩu rau củ quả sang thị trường Nhật Bản của Công ty TNHH Thương Mại và XNK Tre Việt

3.3.1. Sản phẩm thay thế

Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành. Áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản phẩm trong ngành, thêm vào nữa là các nhân tố về giá, chất lượng, các yếu tố khác của môi trường như văn hóa, chính trị, công nghệ cũng sẽ ảnh hưởng tới sự đe dọa của sản phẩm thay thế.

Sản phẩm thay thế của ngành hàng nông nghiệp có thể là các chất bổ sung thêm dinh dưỡng cho cơ thể con người – những sản phẩm cũng bổ dưỡng đủ chất dinh dưỡng để con người phát triển cơ thể trí não.

Các sản phẩm thay thế sẽ đến từ các sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất Rau củ quả trong nước ta xuất khẩu sang Nhật Bản và các doanh nghiệp sản xuất Rau củ quả nội địa Nhật Bản. Một số doanh nghiệp có thể kể đến như:

Tổng Công ty Lương thực miền Nam – Vinafood II:

Vinafood II – Tổng Công ty Lương thực miền Nam là một trong những công ty xuất nhập khẩu nông sản lớn nhất ở nước ta. Công ty với hệ thống nhà máy sản xuất và nhà kho rộng khắp từ Đà Nẵng đến Cà Mau. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty là gạo và các mặt hàng Rau củ quả sang các thị trường châu Á, châu Âu, các vùng Trung Đông, châu Mỹ và cả châu Phi.

Công ty CP CN Thực Phẩm Lương Gia:

Công ty CP CN Thực Phẩm Lương Gia với hơn 10 năm hoạt động trong ngành xuất khẩu nông sản. Trong đó các mặt hàng chủ lực của công ty là các sản phẩm từ trái cây như trái cây tươi, hoa quả sấy, các loại hạt… Đây là một trong các công ty xuất khẩu nông sản tại Việt Nam.

Công ty cổ phần Vegetexco Vietnam JSC:

Công ty cổ phần Vegetexco Vietnam JSC là công ty chuyên về sản xuất, chế biến nông sản xuất khẩu. Những sản phẩm rau quả, nông sản chế biến mang thương hiệu Vegetexco Vietnam đã khẳng định được giá trị của mình với khách hàng trong và ngoài nước.

Công ty TNHH Nihon Nogyo (trụ sở chính: Shinagawa-ku, Tokyo)

Với khẩu hiệu “Chuyển dịch cơ cấu sang nông nghiệp nơi bạn càng tạo ra nhiều

“điều tốt”, bạn càng có nhiều lợi nhuận”, công ty đã lớn mạnh và ngày càg phát triển tại thị trường Nhật Bản. Công ty kinh doanh các mặt hàng Rau củ quả với các chỉ tiêu chất lượng cao và được tiêu thụ rộng rãi tại các siêu thị Nhật Bản.

Công ty Cổ phần Nông nghiệp Sojitz

Công ty chuyên về: Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp, Kinh doanh các sản phẩm liên quan đến nông nghiệp (nguyên liệu nông nghiệp, v.v.), Vận chuyển, bảo quản và chế biến các sản phẩm nông nghiệp, Phát triển và vận hành các hệ thống liên quan đến nông nghiệp, v.v.

3.3.2. Đối thủ cạnh tranh hiện hữu

Những năm hiện nay, cạnh tranh trên thị trường diễn ra ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành nông sản mà cụ thể là mặt hàng rau củ quả sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Trong một ngành, các yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ.

Nhu cầu: Giai đoạn 2020 và 2021 là hai giai đoạn đại dịch Covid diễn ra vô cùng phức tạp trên toàn cầu nhưng mặt hàng rau củ quả có nhu cầu rất lớn trên thị trường vì đó là mặt hàng người tiêu dùng sử dụng hàng ngày tạo nên giá trị xuất khẩu lớn. Trong năm 2020, theo số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, Việt Nam xuất khẩu hơn 3,22 tỷ USD sản phẩm rau củ quả trong giao thương với Nhật Bản. Bộ Công Thương ước tính xuất khẩu hàng rau củ quả tháng 12/2020 đạt 260 triệu USD, tăng 1,3% so với tháng 11/2020, nhưng giảm 20,7% so với tháng 12/2019. Tính chung cả năm 2020, xuất khẩu hàng rau quả Việt Nam ước đạt 3,26 tỷ USD, giảm 13% so với năm 2019.

Mức giảm này của ngành rau quả không nhiều so với các ngành hàng khác cũng chịu tác động từ dịch COVID-19. Đây là một điểm sáng khi nhiều mặt hàng khác bị sụt giảm rất mạnh.

Hình 3.5. So sánh xuất khẩu rau củ quả của các tháng trong năm 2019 và năm 2020

(Nguồn: Bộ công thương (ĐV: Triệu USD))

Hình 3.6. Các thị trường xuất khẩu rau củ quả của Việt Nam năm 2020 (Nguồn: Bộ công thương (ĐV: Triệu USD)) Đây là mặt hàng rất quan trọng bởi lượng tiêu thụ mỗi ngày là vô cùng lớn, chính vì thế mà số lượng đối thủ cạnh tranh của ngành là một con số khủng. Không chỉ phải cạnh tranh trên trường quốc tế, mà công ty còn phải cạnh tranh với các công ty khác đến từ trong nước, có thể kể đến như Công ty Vina T&T, Công Ty TNHH MTV Nông Lâm Sản Thành Nam, Công Ty TNHH Nông Sản Dũng Hà,…

Cấu trúc ngành: Ngành rau củ quả được coi là ngành phân tán vì không có bất kì doanh nghiệp hay công ty nào có thể chi phối hay điều khiển được toàn bộ các doanh nghiệp còn lại. Ngành này phân tán ở cả những doanh nghiệp tư nhân hay Nhà nước,

doanh nghiệp nhỏ – vừa – lớn. Công ty TNHH Thương Mại và XNK Tre Việt được coi là doanh nghiệp vừa trong ngành.

Các rào cản rút lui: Đây là những rào cản khiến cho việc doanh nghiệp rút lui khỏi ngành trở nên khó khăn.

• Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư: Khi gia nhập hay rút lui khỏi bất kì ngành nghề nào cũng cần quan tâm đến vốn, số vốn đã đầu tư cho ngành nghề, việc có thu về đủ nguồn vốn đã bỏ ra khi đầu tư vào ngành nghề hay không? Về dây chuyền công nghệ máy móc khi đã đầu tư vào ngành, khi rút lui cần tìm công ty hay doanh nghiệp nhằm thanh lý những máy móc những loại máy móc này, hoặc hao tổn tài sản theo năm tháng do hỏng hóc hay mất mát. Công ty TNHH Thương Mại và XNK Tre Việt là doanh nghiệp bao gồm cả nuôi trồng, kinh doanh xuất nhập khẩu nên rào cản này là khá cao.

• Ràng buộc với người lao động: Lao động trong bất kì ngành nghề nào cũng có những ràng buộc khác nhau, cụ thể ở ngành nông nghiệp: làm việc trong môi trường bùn đất, các loại phân bón và cũng có các máy móc thiết bị khó sử dụng là một công việc không quá nguy hiểm. Chính vì thế mà lao động ngành này có thể từ nhiều độ tuổi trở lên và cũng cần có sức khỏe tốt, có các kinh nghiệm trong nuôi trồng các sản phẩm nông sản.

• Các ràng buộc về Chính phủ hay các tổ chức liên quan: Khi một doanh nghiệp muốn rút lui khỏi ngành, cần phải đáp ứng được các yêu cầu mà Chính phủ đề ra.

Nói chung, đối thủ cạnh tranh của Công ty TNHH Thương Mại và XNK Tre Việt đối với sản phẩm rau củ quả là rất lớn, với mức độ cạnh tranh rất cao.

3.3.3. Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng

Theo Michael Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Sức hấp dẫn của ngành: Các yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỷ suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành.

Tỷ suất sinh lợi: Ngành nông nghiệp có tỷ suất sinh lợi trung bình và ít có tính ổn định. Tuy rằng tốc độ tăng trưởng sản xuất nông nghiệp giảm 2 – 3%/ năm nhưng bù

lại, tổng sản lượng nông nghiệp sản xuất trong nước lại tăng mạnh từ 1,5 – 1,6 triệu tấn cũng như đẩy mạnh giá trị xuất khẩu nông nghiệp tăng từ 5 – 6 tỷ USD so với kết quả đã đạt được trong giai đoạn 2018 đến 2020.

Số lượng khách hàng: Nhu cầu của khách hàng ngày càng lớn kể cả trong lẫn ngoài nước. Sản phẩm liên quan đến nông nghiệp có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon và thú vị. Tập khách hàng trải dài và số lượng cực kỳ đông đảo có số lên đến hàng trăm triệu đến cả tỷ người.

Số lượng doanh nghiệp: Là thị trường màu mỡ, khai thác nông nghiệp do nuôi trồng là ngành nghề dễ dàng kiếm được lợi nhuận nên có rất nhiều doanh nghiệp đầu tư và lấn sân vào lĩnh vực mang tính béo bở này.

- Những rào cản gia nhập ngành: Là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn: kỹ thuật, vốn, các yếu tố thương mại; hệ thống phân phối, thương hiệu, hệ thống bán hàng,… Các nguồn lực đặc thù: nguyên liệu đầu vào (bị kiểm soát), bằng cấp phát minh sáng chế, nguồn nhân lực và sự bảo hộ của chính phủ.

Kỹ thuật: Về mặt kỹ thuật, những người gia nhập ngành vào giai đoạn sau có thể sẽ phát triển hơn vì họ là những người đi sau, tiếp thu được tốt nhất những tinh hoa của nhân loại, các phát minh sáng chế của con người. Nhưng song hành với đó họ sẽ

phải bỏ ra một số vốn cao hơn số tiền mà các doanh nghiệp đi trước đã bỏ ra ngay từ thời điểm trước đó. Hệ thống phân phối các sản phẩm của các doanh nghiệp mới gia nhập sẽ không thể rộng rãi và có độ phủ sóng cao như những doanh nghiệp đã lâu đời.

Bên cạnh đó, những khách hàng của các công ty mới gia nhập sẽ ít, những vị khách chủ yếu là từ mối quan hệ người quen hay những vị khách hàng nhỏ lẻ. Thương hiệu của những công ty mới gia nhập và gần như bằng không, họ cần có thời gian để làm nên tên tuổi của bản thân, trong khi đó, những công ty ra đời trước đã củng cố và tạo nên thương hiệu của công ty mình và tiến xa hơn trên các thị trường khu vực và thế giới.

Các nguồn lực đặc thù ngành: Nguyên liệu đầu vào được kiểm soát kỹ càng bởi các quy định về chất lượng sản phẩm ngày càng được yêu cầu cao, đòi hỏi nhà sản xuất phải chú trọng từ khâu nguyên liệu đầu vào để cho ra các sản phẩm mang chất

rộng, là những người có kiến thức về nuôi trồng nông sản, những người có nghiệp vụ về xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải có bằng cấp đàng hoàng, có chứng nhận từ các tổ chức uy tín tại trong nước và ngoài nước.

Tóm lại, nguyên nhân trên đã tạo nên các rào cản khi gia nhập vào ngành nông sản và tham gia vào thị trường xuất nhập khẩu mặt hàng này. Tuy nhiên đe dọa gia nhập mới của các đối thủ tiềm ẩn đối với công ty TNHH Thương Mại và XNK Tre Việt khi tiến hành xuất khẩu vẫn là tương đối lớn.

3.3.4. Nhà cung cấp

Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Những nhà cung cấp nguyên liệu cho ngành nông sản hiện nay khá đông đảo, ở thị trường Việt Nam có khoảng hàng nghìn doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể lựa chọn nhà cung cấp phù hợp cho công ty của mình.

Công ty TNHH Thương Mại và XNK Tre Việt vừa nhập nguyên liệu từ các nhà cung cấp bên ngoài về giống cây trồng, đất, các loại máy móc, phân bón hữu cơ,…

vừa tiến hành nuôi trồng các loại rau củ quả.

Khả năng thay thế sản phẩm của các nhà cung cấp: Trong vấn đề này ta nghiên cứu khả năng thay thế những nguyên liệu đầu vào từ các nhà cung cấp và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp, về ngành hàng nông sản (cụ thể là rau củ quả), thường nguồn nguyên liệu đầu vào sẽ ít khi thay đổi, chủ yếu sẽ là các loại rau củ quả mà doanh nghiệp vẫn sản xuất và chủ yếu là rau củ quả theo mùa.

Thông tin về nhà cung cấp: Trong thời nay, thông tin luôn là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thương mại, thông tin về nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp. Công ty TNHH Thương Mại và XNK Tre Việt lựa chọn những nhà cung cấp tầm trung để cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào cho công ty.

Vấn đề nhà cung cấp là vấn đề doanh nghiệp cần phải chú trọng để có thể chọn lựa được những sản phẩm tốt nhất mang lại chất lượng tốt nhất đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

3.3.5. Khách hàng

Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành, ảnh hưởng từ doanh thu đến nguồn lợi nhuận của doanh nghiệp.

Khách hàng được phân làm 2 nhóm: Khách hàng lẻ và nhà phân phối. Cả hai nhóm đều gây áp lực đối với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm - dịch vụ đi kèm và chính họ là người điều khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng.

Khách lẻ: Thường mua từng đơn nhỏ lẻ và không có tính liên tục, khi họ thấy có đơn vị bán sản phẩm giá rẻ và chất lượng tương xứng, họ sẽ rẽ hướng và sử dụng sản phẩm của đơn vị đó. Tương tự như áp lực từ phía nhà cung cấp, ta xem xét các tác động đến áp lực cạnh tranh từ khách hàng đối với ngành: quy mô, tầm quan trọng, chi phí chuyển đổi khách hàng, thông tin khách hàng. Số lượng này chiếm 1 phần nhỏ (từ 5 – 7%) doanh số bán hàng của công ty.

Nhà phân phối: Đây là những khách hàng chính, khách hàng lớn của doanh nghiệp, đem lại nguồn lợi nhuận chính cho doanh nghiệp mua theo số lượng lớn và thường có đơn đặt trước. Đối với công ty TNHH Thương Mại và XNK Tre Việt thì khách hàng chủ yếu là những doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc,…. Đây là những người mua phải chú ý tầm quan trọng của họ, họ có thể đi sâu vào trực tiếp uy hiếp trong nội bộ của doanh nghiệp.

Qua đây, có thể thấy, sức cạnh tranh càng tăng lên nhằm đến việc thu hút càng nhiều khách hàng, mở rộng thị trường và tăng nguồn lợi nhuận

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng rau củ quả sang thị trường nhật bản của công ty tnhh thương mại và xnk tre việt (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)