Nội dung quản trị rủi ro trong giao hàng xuất khẩu bằng đường biển

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của công ty tnhh giao nhận và vận tải doora hà nội (Trang 24 - 29)

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH GIAO HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

2.3. Một số lý thuyết về quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển

2.3.2. Nội dung quản trị rủi ro trong giao hàng xuất khẩu bằng đường biển

Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp” (PGS.TS Trần Hùng, 2017,

“Giáo trình quản trị rủi ro”).

Mỗi nguồn rủi ro có thể gây ra một hoặc nhiều rủi ro khác nhau và một rủi ro có thể do một hay nhiều nguồn gây rủi ro tạo ra. Các doanh nghiệp cần sử dụng các phương pháp khác nhau để có thể nhận dạng được tối đa các rủi ro mà doanh nghiệp của mình có thể phải đối mặt, từ đó mới có thể đưa ra các biện pháp xử lý và ứng phó thích hợp.

Trong quá trình nhận dạng và phân tích rủi ro, thì trước hết, cần xác định rõ nguồn gốc rủi ro, đối tượng rủi ro và tổn thất mà rủi ro đó gây ra để có thể phân tích và đo lường được rủi ro một cách chính xác nhất.

Các phương pháp nhận dạng rủi ro mà doanh nghiệp có thể áp dụng là:

- Phương pháp phân tích báo cáo tài chính: Phân tích bảng tổng kết tài sản, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích từng tài khoản, chi tiết các khoản chi phí lợi nhuận và đối chiếu với kế hoạch tài chính được đề ra từ đầu năm tài chính để có được những số liệu, nhận định về rủi ro. Trên cơ sở đó, có thể xác định được các nguy cơ rủi ro của DN về tài sản, nguồn nhân lực và trách nhiệm pháp lý. Đây là phương pháp khách quan, có độ tin cậy nhưng khó áp dụng tại doanh nghiệp do đòi hỏi nhân sự quản trị rủi ro phải có năng lực và kỹ năng tốt về rủi ro, tổn thất.

- Phương pháp lưu đồ: Trên cơ sở xây dựng một hay một dãy các lưu đồ diễn tả các hoạt động diễn ra trong những điều kiện cụ thể và trong những hoàn cảnh cụ thể, nhà quản trị có điều kiện phân tích những nguyên nhân, liệt kê các tổn thất tiềm

- Phương pháp thanh tra hiện trường: Bằng cách quan sát trực tiếp các hoạt động diễn ra ở mỗi đơn vị, mỗi bộ phận, mỗi cá nhân trong doanh nghiệp, nhà quản trị tìm hiểu được các mối hiểm họa, nguyên nhân và các đối tượng rủi ro.

Trong quá trình nhận dạng và phân tích rủi ro, thì trước hết cần xác định rõ nguồn gốc rủi ro, đối tượng rủi ro và tổn thất mà rủi ro đó gây ra để có thể phân tích và đo lường rủi ro chính xác nhất.

Một số rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển là:

- Rủi ro từ đối tác: Các công ty "ma" không có hoặc giả danh có hoạt động kinh doanh, không có đăng kí kinh doanh, giấy phép kinh doanh hết hiệu lực, không có chức năng kinh doanh,..

- Rủi ro từ nguồn nhân lực của DN: cán bộ nhân viên chưa trang bị đầy đủ các kiến thức về chuyên ngành thương mại quốc tế và chưa có nhiều kinh nghiệm.

- Rủi ro từ ngôn ngữ: dùng từ tối nghĩa hay có nhiều nghĩa, hiểu không chính xác ý nghĩa của các từ ngữ nước ngoài, hiểu sai nghĩa của từ, sai sót khi giao tiếp với đối tác.

- Rủi ro về hàng hóa: không hiểu biết đầy đủ và chính xác về đặc tính của hàng hóa dẫn đến sai sót trong các điều khoản về chất lượng, bao bì, quy cách đóng gói, bảo hành,...

- Rủi ro do hợp đồng: Các điều khoản trong hợp đồng quy định không cụ thể chi tiết, biến động tỉ giá, thời hạn thực hiện hợp đồng, vi phạm hợp đồng,...

- Rủi ro về pháp lí: thiếu thông tin về quy định, luật lệ tại quốc gia nhập khẩu, dẫn đến thiếu các giấy phép cần thiết để được phép nhập khẩu hàng hóa của quốc gia đó.

- Rủi ro về thời gian giao hàng: giao hàng chậm trễ, kéo dài thời gian giao hàng, máy móc thiết bị trục trặc, tàu bị delay, gặp sự cố trong lúc vận chuyển...

- Rủi ro trong vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa: trên đường vận chuyển hàng hóa thì bị tắc đường hay tai nạn dẫn đến chậm giờ quy định hàng lên tàu; hàng hóa bị hư hỏng, mất trộm trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ, tồn trữ.

- Rủi ro với chứng từ: chứng từ bị sai sót, thất lạc chứng từ trong lúc vận chuyển...

- Rủi ro khi đặt chỗ và nhận Booking Confirmation: book tàu không đảm bảo chất lượng, hãng tàu hủy chuyến, khi nhân viên giao nhận của công ty đến mượn vỏ container rỗng thì lấy nhầm container, container không sạch, bị hư hỏng hay hết container tại bãi...

- Rủi ro không có hàng để xuất: nhà XK không giao hàng đúng hạn, giao thiếu hàng, hàng không đúng chất lượng, đóng gói bao bì không giống như mô tả trên chứng từ.

- Rủi ro khi làm thủ tục hải quan: không khai báo hải quan điện tử trước khi đến cơ quan hải quan làm thủ tục, khai sai thông tin trên tờ khai.

- Rủi ro trong khi kiểm tra, giám định hàng hóa thực tế: cán bộ hải quan ghi nhầm số seal so với thực tế, xuống bãi xuất quá giờ quy định dẫn đến bị trễ chuyến,...

- Rủi ro trong quá trình thanh toán: tỷ giá biến động, điều khoản thanh toán không rõ ràng, không khớp về đồng tiền thanh toán...

2.3.2.2. Phân tích và Đo lường rủi ro Phân tích rủi ro

Sau khi đã tìm ra chính xác rủi ro thì sẽ tiến hành đi phân tích các rủi ro đó.

Mục đích của việc phân tích rủi ro là tìm hiểu rõ nguyên nhân xảy ra rủi ro, nguồn gốc phát sinh vấn đề và sau đó đưa ra các biện pháp để xử lí kịp thời và hiệu quả.

"Phân tích rủi ro là quá trình nghiên cứu những hiểm họa, xác định các mối nguy hiểm và nguy cơ rủi ro” (PGS.TS Trần Hùng, 2017, “Giáo trình quản trị rủi ro”).

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong quy trình giao hàng XK bằng đường biển có thể kể đến như Rủi ro từ đối tác, Rủi ro từ nguồn nhân lực của doanh nghiệp, rủi ro từ ngôn ngữ, rủi ro về hàng hóa, hợp đồng, pháp lý, thời gian giao hàng, vận chuyển, thanh toán, trong quá trình làm thủ tục hải quan,...

Đo lường rủi ro

Đo lường rủi ro là đo lường mức độ nghiêm trọng của rủi ro, xác định loại rủi ro nào xuất hiện nhiều, loại rủi ro nào gây hậu quả nghiêm trọng hơn... để từ đó có biện pháp quản trị rủi ro thích hợp.

Để đo lường rủi ro, cần thu thập số liệu và phân tích, đánh giá theo hai khía cạnh: Tần suất xuất hiện rủi ro và mức độ nghiêm trọng của rủi ro. Trên cơ sở kết quả thu thập được lập ma trận đo lường rủi ro:

Rủi ro = Mức độ nguy hiểm x Tần suất có thể xảy ra Trong đó:

- Tần suất xuất hiện rủi ro là số lần xảy ra tổn thất hay khả năng xảy ra biến cố nguy hiểm đối với tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định.

- Mức độ tổn thất của rủi ro đo bằng những tổn thất, mất mát, nguy hiểm....

Bảng 2.1: Đo lường rủi ro dựa trên mức độ tổn thất và tần suất xuất hiện Tần suất xuất hiện

Mức độ tổn thất

Cao Thấp

Cao (I) (II)

Thấp (III) (IV)

(Nguồn: PGS.TS Trần Hùng, 2017, “Giáo trình quản trị rủi ro”, Trang 77) Nhóm I: những rủi ro có mức độ tổn thất cao và tần suất xuất hiện cũng cao.

Nhóm II: những rủi ro có mức độ tổn thất cao, nhưng tần suất xuất hiện thấp.

Nhóm III: những rủi ro có mức độ tổn thất thấp, nhưng tần suất xuất hiện cao.

Nhóm IV: những rủi ro có mức độ tổn thất thấp và tần suất xuất hiện cũng thấp.

2.3.2.3. Kiểm soát rủi ro

“Kiểm soát rủi ro là hoạt động liên quan đến việc đưa ra và sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ khác nhau nhằm phòng ngừa và giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của tổ chức” (PGS.TS Trần Hùng, 2017, “Giáo trình quản trị rủi ro”).

Để kiểm soát rủi ro, chúng ta có thể sử dụng nhiều biện pháp như:

- Biện pháp né tránh rủi ro:

+ Chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra.

+ Né tránh bằng cách loại bỏ những nguyên nhân xảy ra rủi ro.

- Biện pháp ngăn ngừa tổn thất:

+ Tập trung tác động vào môi trường rủi ro.

+ Tập trung vào sự tương tác giữa mỗi nguy cơ và môi trường rủi ro, thông qua trung gian hoặc người thứ 3 để tiếp cận thị trưởng và tạo quan hệ tốt với địa phương.

+ Mua bảo hiểm rủi ro cho hàng hóa để ngăn ngừa tổn thất.

+ Lựa chọn ngân hàng uy tín để mở L/C.

- Biện pháp giảm thiểu rủi ro:

+ Cứu vớt, tận dụng những tài sản còn có thể sử dụng được.

+ Chuyển nợ bằng cách bồi thường cho bên thứ 3.

+ Dự phòng.

+ Phân tán rủi ro.

+ Xây dựng các kế hoạch phòng ngừa rủi ro.

- Chuyển giao rủi ro:

Chuyển tài sản hoặc hoạt động có rủi ro đến cho người khác, tổ chức khác.

Thêm vào đó mua bảo hiểm rủi ro cho hàng hóa để ngăn ngừa tổn thất.

- Chấp nhận rủi ro:

Việc doanh nghiệp sẵn sàng đương đầu với rủi ro đó nhưng với một hy vọng hay niềm tin rằng rủi ro không hoặc khó xảy ra. Về nguyên tắc, tổ chức chỉ chấp nhận các rủi ro suy đoán.

2.3.2.4. Tài trợ rủi ro

Tài trợ rủi ro được định nghĩa là:

“Tập hợp các hoạt động nhằm tạo ra và cung cấp những phương tiện (hay nguồn lực) để khắc phục hậu quả hay bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra, gây quỹ dự phòng cho những chương trình để giảm bớt bất trắc và rủi ro hay để gia tăng những kết quả tích cực” (PGS.TS Trần Hùng, 2017, “Giáo trình quản trị rủi ro”).

Các biện pháp tài trợ rủi ro:

- Tự tài trợ: cá nhân hoặc tổ chức tự mình khắc phục các rủi ro tự bù đắp. Các rủi ro bằng chính nguồn vốn của mình hoặc vốn đi vay khác. Tự tài trợ bao gồm tự tài trợ có kế hoạch và tự tài trợ không có kế hoạch.

- Chuyển giao tài trợ rủi ro: là việc chuyển tổn thất cho một tác nhân kinh tế khác và có hai loại đó là chuyển giao rủi ro bảo hiểm và chuyển giao rủi ro phi bảo

hiểm. Bao gồm chuyển giao tài trợ rủi ro bằng bảo hiểm, chuyển giao tài trợ phi bảo hiểm, trung hòa rủi ro.

Các kỹ thuật tài trợ rủi ro:

- Tự tài trợ là chủ yếu và cộng thêm cả phần chuyển giao rủi ro.

- Chuyển giao rủi ro là chính, chỉ có l phần là tự tài trợ rủi ro.

- 50% là tài trợ và 50% là chuyển giao rủi ro.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của công ty tnhh giao nhận và vận tải doora hà nội (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)