Phân tích thực trạng tác động của môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động từ môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu dầu bôi trơn từ thị trường mỹ của công ty cổ phần dầu khí bvp bp anh quốc (Trang 33 - 40)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG TỪ MÔI TRƯỜNG KINH

3.3. Phân tích thực trạng tác động của các yếu tố môi trường kinh doanh quốc tế ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu dầu bôi trơn từ Mỹ của công ty

3.3.2. Phân tích thực trạng tác động của môi trường bên ngoài

- Chính trị Việt Nam:

Việt Nam nổi tiếng là quốc gia có sự ổn định về chính trị đem lại sự an tâm cho các doanh nghiệp khi tiến hành ký kết hợp đồng làm ăn lâu dài. Các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế ở Việt Nam hầu nhƣ không phải chịu rủi ro liên quan đến chính trị trong nước trong quá trình hoạt động.

34

Theo thủ tướng Phạm Minh Chính, giai đoạn 2021-2022 có nhiều khó khăn đối với ngành dầu khí, lạm phát trên toàn cầu tăng cao, an ninh năng lƣợng, an ninh lương thực bị đe dọa, thị trường năng lượng, giá dầu thô và các sản phẩm dầu khí còn nhiều biến động, xu thế chuyển dịch năng lƣợng toàn cầu, biến đổi khí hậu diễn biến bất thường… Các vấn đề này sẽ có nhiều tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển của của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm từ dầu.

- Chính trị Mỹ:

Là quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới, bắt cứ thay đổi nào trong chính trị của Mỹ cũng có ảnh hưởng tới các quốc gia khác, và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Đại dịch Covid-19 đƣợc cải thiện, mâu thuẫn nội bộ giảm bớt, tuy nhiên nước Mỹ trong năm 2022 duy trì tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy, chiến tranh Mỹ - Ukraine … ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh quốc tế của nước này, trong đó xuất khẩu dầu bôi trơn cũng là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng đáng kể.

Mỹ đã xuất khẩu 1,9 tỷ đô la dầu bôi trơn cho ô tô, dầu diesel và động cơ hàng hải vào năm 2021, so với 1,4 tỷ đô la vào năm 2020 theo dữ liệu do Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ theo dõi. Vào năm 2022, Mỹ đã lập kỷ lục mới về xuất khẩu sản phẩm dầu bôi trơn, tăng 7% so với năm 2021. Những gián đoạn địa chính trị xảy ra vào năm 2022 có thể sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến thương mại dầu thô và các sản phẩm từ dầu toàn cầu vào năm 2023. Để đối phó với cuộc xâm lƣợc toàn diện của Nga vào Ukraine vào cuối tháng 2 năm 2022, Mỹ và nhiều đồng minh ở Châu Âu, công bố nhiều biện pháp trừng phạt chống lại ngành công nghiệp dầu khí của Nga. Do đó, giá dầu bôi trơn cũng tăng theo ảnh hưởng đến Việt Nam khi doanh nghiệp nước ta phải nhập dầu với giá thành cao hơn nhiều lần.

35

Kết luận: Sự bất ổn về giá dầu bôi trơn do ảnh hưởng của chính trị đã khiến cho CT CP dầu khí BVP.BP Anh Quốc phải thay đổi, điều chỉnh hoạt động liên tục.

Tại Việt Nam, tỷ lệ sử dụng nguồn nhiên liệu dầu khí, dầu máy vẫn tăng kể cả trong thời điểm dịch bệnh. Tuy nhiên, nguồn cung dầu thô tại Mỹ không đƣợc ổn định dẫn tới việc nhập khẩu của CT CP dầu khí BVP.BP Anh Quốc cũng gặp khó khăn.

b, Nhân tố kinh tế

Nền kinh tế thế giới trong giai đoạn 2020-2022 đã trải qua nhiều biến động mạnh với những thay đổi khó lường, đặc biệt phải kể đến là ảnh hưởng mạnh mẽ của đại dịch COVID-19 bùng phát khiến cho nền kinh tế toàn cầu chịu đả kích mạnh. Kinh tế toàn cầu năm 2022 đối mặt với hàng loạt những thách thức lớn, bao gồm sức ép lạm phát và kinh tế tăng trưởng chậm lại do tác động của các biến động kinh tế, địa - chính trị thế giới, nhƣ: xung đột chính trị giữa Nga và Ukraine, chính sách Zero-Covid của Trung Quốc và xu hướng thắt chặt tiền tệ ứng phó với lạm phát tăng cao.

- Kinh tế Việt Nam:

GDP năm 2022 tăng 8,02% so với năm trước, đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011 – 2022. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động mạnh và khó đoán định, tăng trưởng ở hầu hết các quốc gia và khu vực cho thấy nhiều bất ổn và thách thức, tăng trưởng kinh tế Việt Nam được đánh giá cao bởi kết quả thực tế ở các giai đoạn 6 tháng, 9 tháng và cả năm 2022 đều nằm trong và vƣợt dự báo tăng trưởng theo kịch bản đưa ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP. Thực tế này phần nào cho thấy hiệu quả của công tác điều hành hỗ trợ cho đà phục hồi và cải thiện khả năng chống chịu của nền kinh tế.

Trong bối cảnh kinh tế thể giới suy thoái, nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này vẫn khá lạc quan, tốc độ tăng trưởng kinh tế tích cực, nền kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường đầu tư được cải thiện. Điều này có được là nhờ vào các chính

36

sách, các biện pháp khoa học và hiệu quả của Chính phủ Việt Nam trong việc kiểm soát và ổn định tình hình kinh tế-xã hội trước tác động của dịch bệnh.

Ngành dầu của nước ta chủ yếu sử dụng nguyên liệu đầu vào từ nước ngoài do giá rẻ hơn so với nguyên liệu sản xuất trong nước và chất lượng cũng đủ đáp ứng yêu cầu. Trong thời kỳ này, do nguồn cung luôn ở trong tình trạng thiếu hụt, dẫn đến giá bán tăng.

- Kinh tế Mỹ:

Theo Bộ Thương mại Mỹ, năm 2022, tăng trưởng kinh tế Mỹ đã giảm tốc, chỉ đạt 2,1%, giảm so với mức 5,9% của năm 2021. Kinh tế Mỹ giảm nhiệt sau khi Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) 7 lần tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát.

Kinh tế Mỹ đang đứng trước nguy cơ suy thoái vì những dấu hiệu sau: doanh số bán lẻ giảm, các hộ gia đình thắt chặt hầu bao, thị trường nhà đất suy yếu, các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động, gánh nặng lãi suất tăng cao…

Tính theo năm, thâm hụt thương mại năm 2022 của Mỹ đã tăng lên mức cao kỷ lục là 948,1 tỷ USD (chiếm 3,7% GDP), tăng so với mức 845 tỷ USD (chiếm 3,6% GDP) của năm 2021. Theo Bộ Thương mại Mỹ, năm 2022, mặc dù xuất khẩu của nước này tăng 453,1 tỷ USD lên 3.000 tỷ USD, nhưng nhập khẩu cũng tăng tương ứng 556,1 tỷ USD lên 4.000 tỷ USD. Mức tăng này là do có sự gia tăng nhập khẩu điện thoại di động khi nguồn cung từ Trung Quốc dồi dào hơn sau khi nước này nới lỏng các biện pháp kiểm soát đại dịch COVID-19. Nhập khẩu các mặt hàng gia dụng khác cũng tăng, trong đó nhập khẩu ô tô, phụ tùng và động cơ tăng 2,9 tỷ USD. Tuy nhiên, nhập khẩu vật tƣ và nguyên liệu công nghiệp, bao gồm dầu thô, lại giảm 2,7 tỷ USD xuống còn 59,6 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2021. Xuất khẩu giảm 0,9% xuống còn 250,2 tỷ USD. Vận chuyển hàng hóa giảm 1,7% xuống còn 168,1 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2021, nguyên nhân chủ yếu do sự sụt giảm của giá dầu. Xuất khẩu vật tƣ và nguyên liệu công nghiệp giảm 3,1 tỷ USD, trong đó xuất khẩu dầu thô giảm 0,8 tỷ USD. Xuất khẩu các sản phẩm dầu khác cũng giảm.

37

Theo dữ liệu từ Jobbers World, giá dầu nhờn tăng đột biến từ năm 2021 và tiếp tục ở mức cao đến năm 2022. Một loạt các sự kiện bắt đầu từ đại dịch và tiếp tục với cuộc xâm lƣợc Ukraine của Nga đã làm đình trệ sản xuất, cạn kiệt hàng tồn kho và làm gián đoạn thị trường lao động. Sự khan hiếm dầu gốc, một thành phần quan trọng trong sản xuất mỡ bôi trơn, dầu động cơ và các chất lỏng khác, là một thách thức đáng kể. Giá dầu thô là một trong những yếu tố chính thúc đẩy giá dầu gốc, và giá dầu thô và nhiên liệu tăng cao đã tác động mạnh đến thị trường dầu nhờn và mỡ bôi trơn. Một số hãng dầu nhờn đã tăng giá tới 12 lần trong hai năm qua.

Kết luận: Cuộc xâm lƣợc Ukraine đang diễn ra của Nga đã khiến giá năng lƣợng tăng vọt và đột ngột, đặc biệt là sau khi các quốc gia nhƣ Hoa Kỳ tuyên bố cấm nhập khẩu dầu thô, khí đốt tự nhiên và than đá của Nga. Cho đến khi xung đột kết thúc, nguồn cung và giá dầu thô - và rộng hơn là thị trường dầu nhờn - sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi chiến tranh. Trước những thực trạng đó, CT CP dầu khí BVP.BP Anh Quốc đã phải nhập dầu bôi trơn từ Mỹ với giá cao hơn.

c, Nhân tố luật pháp - Luật pháp Việt Nam:

CT CP dầu khí BVP.BP Anh Quốc hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với lĩnh vực kinh doanh ở mảng quốc tế là sản phẩm dầu thô, cụ thể là dầu bôi trơn. Hoạt động kinh doanh của công ty chịu chi phối bởi Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Luật thuế bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác.

Căn cứ vào Thông tƣ số 34/2013/TT-BCT theo đó, mặt hàng dầu bôi trơn, mỡ bôi trơn thuộc chương 27 : Nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và các sản phẩm chƣng cất từ chúng; các chất chứa bi tum; các loại sáp khoáng chất, nhóm 2710 (mã HS: 2710…). Dầu nhớt bôi trơn mới không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, nhƣng dầu nhớt đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập

38

khẩu, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) không đƣợc quyền nhập khẩu và không đƣợc quyền phân phối. Dầu bôi trơn thuộc phân nhóm này thì Thuế nhập khẩu từ 4,5-30% , thuế VAT: 10%.

Dầu bôi trơn là là đối tượng chịu thuế môi trường theo quy định của Luật Thuê Bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/1/2012, do đó CT CP dầu khí BVP.BP Anh Quốc luôn chấp hành đúng việc nộp các loại thuế và bắt buộc phải tiến hành làm chứng nhận hợp quy trước khi đưa ra kinh doanh và lưu thông trên thị trường Việt Nam.

- Luật pháp Mỹ:

Nghiên cứu do ICF thực hiện đã phân tích khoảng thời gian 6 năm kể từ khi dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu thô của Mỹ vào tháng 12 năm 2015 đã tạo điều kiện cho các thị trường mở, thúc đẩy phát triển dầu mỏ và khí đốt tự nhiên ở Mỹ.

Hoạt động xuất khẩu dầu bôi trơn của Mỹ chịu sự giám sát của chính phủ và Quyền kiểm soát hàng hóa thuộc về Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ. Hàng hóa không bị hạn chế số lƣợng, trị giá nhập khẩu, xuất khẩu. Giấy phép đƣợc cấp cho bất kỳ ai muốn nhập khẩu dầu bôi trơn và với số lƣợng đƣợc yêu cầu.

Kết luận: Nhìn chung luật pháp Mỹ tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập dầu bôi trơn. Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc tăng giảm mức thuế đối với mặt hàng dầu thô có thể gây ảnh hưởng lớn đến giá cả thị trường tiêu thụ. Tăng thuế giúp bảo hộ sản xuất dầu trong nước nhưng lại gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu, giảm thuế nhập khẩu hoặc giảm thu bảo vệ môi trường thì lại kích thích các doanh nghiệp nhập khẩu dầu thô ổn định hơn.

d, Nhân tố văn hóa - Văn hóa Việt Nam

Người Việt trong ý thức tuân thủ nguyên tắc về thời gian không được đề cao đúng mức. Người Việt thường linh hoạt về thời gian. Trong giao tiếp, người Việt đề cao sự khiêm tốn và khiêm nhường khi thường tự hạ thấp bản thân để thể hiện

39

mình không quá tự tin hay kiêu ngạo. Người Việt thì vốn đề cao sự khéo léo và mềm mỏng,, trong việc giải quyết các vấn đề thường xem trọng quá trình hơn người Mỹ, chấp nhận sự thỏa hiệp và tránh xa các xung đột.

- Văn hóa Mỹ

Người Mỹ coi trọng thời gian, đặc biệt là sự đúng giờ.Trong giao tiếp, người Mỹ thường nói chuyện thẳng thắn và trực tiếp, tập trung hơn vào nội dung công việc. Người Mỹ đề cao những gì thuộc về bản thân họ về khả năng cá nhân, cá tính riêng, cái „‟tôi‟‟ của bản thân là điều mà họ luôn quan tâm và bảo vệ, phong cách sống của người Mỹ bao gồm trong hai từ: TỰ DO và TỰ LẬP. Trong giao tiếp người Mỹ thường xem trọng cái tôi của bản thân và thể hiện sự tự tin về chính mình.

e, Nhân tố tự nhiên - Dịch bệnh:

Đại dịch COVID-19 là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới hoạt động nhập khẩu dầu bôi trơn từ thị trường Mỹ của CT CP dầu khí BVP.BP Anh Quốc.

Dịch bệnh khiến CT CP dầu khí BVP.BP Anh Quốc gặp khó khăn trong hoạt động giao nhận vận chuyển hàng hóa. Các quy định về kiểm dịch khắt khe hơn khiến thời gian vận chuyển tăng, thêm vào đó có một số các sự cố bất ngờ nhƣ nhân viên công ty nhiễm Covid khiến nhân sự công ty làm việc cùng phải cách ly.

Ngoài ra, trong những năm qua, đã có nhiều lần công ty phải cho nhân viên làm việc tại nhà theo chỉ thị của Nhà nước, điều này ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các bộ phận, phòng ban. Giai đoạn từ 2020-2021, các cuộc đàm phán với đối tác nước ngoài hầu hết diễn ra dưới hình thức online, gửi email hoặc qua điện thoại mà ít có cơ hội đàm phán trực tiếp.

- Khí hậu: Nhiệt độ môi trường bảo quản cần được giữ trong khoảng từ 0ºC đến 40ºC. Với điều kiện bảo quản như trên thì tuổi thọ lưu kho của các loại dầu thông dụng nhƣ dầu động cơ, dầu thủy lực và dầu tuốc-bin là 5 năm, của các loại

40

mỡ bôi trơn là 3 năm và của các loại dầu bánh răng là 2 năm. Mặc dù Việt Nam và Mỹ nằm ở hai bán cầu khác nhau nhưng nhiệt độ không ảnh hưởng nhiều đến việc bảo quản mặt hàng dầu bôi trơn. Tuy nhiên, để bảo đảm duy trì chất lƣợng dầu mỡ trong thời gian lưu trữ, cả CT CP dầu khí BVP.BP Anh Quốc và bên phía công ty xuất khẩu đều bảo quản các sản phẩm này trong nhà kho có mái che tránh đƣợc nắng và mƣa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động từ môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu dầu bôi trơn từ thị trường mỹ của công ty cổ phần dầu khí bvp bp anh quốc (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)