CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU SẢN PHẨM LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TỪ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC CỦA CÔNG TY
4.3. Các đề xuất và một số kiến nghị nhằm tăng cường quản trị quy trình thực hiện hoạt động nhập khẩu sản phẩm linh kiện điện tử từ thị trường Trung Quốc của Công ty
4.3.2. Một số kiến nghị đối với nhà nước
4.3.2.1.Chính sách thuế, cơ chế quản lý nhập khẩu
Hiện nay, nhà nước đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm giảm bớt các thủ tục rườm rà trong quá trình nhập khẩu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện các nghiệp vụ nhập khẩu. Để tạo thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu, trong các năm tiếp theo nhà nước nên tiến hành các công việc sau:
Đơn giản hoá các thủ tục nhập khẩu, bỏ bớt các thủ tục rườm rà gây cản trở quá trình nhập khẩu, để tiết kiệm thời gian, tiền của và công sức cho các doanh nghiệp. Đồng
70
thời thực hiện chính sách một cửa, một dấu một cách triệt để và có hiệu quả. Tránh hiện tượng chồng chéo về quản lý do không phân cấp rõ ràng giữa các cấp. Bổ sung những người trẻ, có năng lực, hiểu biết và có chuyên môn cho công việc nhập khẩu.
Về thuế nhập khẩu: Nhà nước cần quy định rõ ràng về thuế suất nhập khẩu đối với từng loại mặt hàng và kèm theo đó là bản mô tả về mặt hàng chịu thuế. Ngoài ra, nhà nước nên điều chỉnh chính sách thuế nhập khẩu sao cho hợp lý hơn. Cụ thể: giảm hoặc miễn thuế đối với các mặt hàng phục vụ công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước như nguyên vật liệu xây dựng, linh kiện điện tử, các phụ kiện, vật tư,…
Ngoài ra, Nhà nước cần có các biện pháp hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn các hoạt động buôn lậu, các hoạt động gian lận thương mại, cụ thể là tăng cường việc dán tem nhập khẩu các mặt hàng sứ vệ sinh, gạch ốp lát nhằm đảm bảo công bằng cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty, từ đó đảm bảo cho hoạt động nhập khẩu của Công ty phát triển.
4.3.2.2.Ban hành các văn bản luật chặt chẽ hơn
Thực tế hiện nay hệ thống pháp luật của Việt Nam còn chưa chặt chẽ và có khe hở để các tổ chức cũng như các cá nhân có thể lợi dụng. Cụ thể: trong luật hải quan có quy định ở Điều 30 về hình thức kiểm hoá hàng nhập khẩu: cán bộ hải quan kiểm tra xác xuất thực tế hàng hoá không quá 10% đối với những lô hàng bình thường nhưng có thể kiểm tra toàn bộ lô hàng nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Trên thực tế khi làm thủ tục nhận hàng, cán bộ hải quan ra lệnh phải mở tất cả các lô hàng, dù không phát hiện được bất cứ dấu hiệu vi phạm nào, gây lãng phí thời gian, tiền của, công sức của các cán bộ nhập khẩu và nhân viên hải quan. Cho nên, một đề xuất đối với Nhà nước ở đây là ban hành các văn bản luật sao cho chặt chẽ hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình XNK hàng hoá.
4.3.2.3.Hoàn thiện các thủ tục hải quan
Cơ quan hải quan cần tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ các doanh nghiệp XNK về thủ tục, giấy tờ… Hơn nữa, cơ quan hải quan cần có những cán bộ có năng lực, am hiểu chuyên môn về các lĩnh vực liên quan đến ngành nghề của các công ty để giảm bớt thủ tục gây mất thời gian cho doanh nghiệp. Ngoài ra, cần nâng cao hơn nữa kiến thức về TMQT cho cán bộ làm công tác nhận tờ khai hải quan. Cơ quan hải quan cũng nên ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình làm việc, đẩy nhanh quá trình thử nghiệm làm thủ tục hải quan trực tuyến để tránh gây mất thời gian, công sức và các tiêu cực
71
trong quá trình doanh nghiệp làm các nghiệp vụ liên quan đến hải quan. Một điểm nữa là Nhà nước cần làm trong sạch hoá đội ngũ cán bộ hải quan để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp XNK và tránh phiền hà cho các doanh nghiệp này.
4.3.2.4.Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc hiện đại
Trong giai đoạn công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, để không bị tụt hậu với thế giới, chúng ta buộc phải có một cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc hiện đại. Nhất là quá trình hội nhập, yêu cầu về cơ sở hạ tầng lại ngày càng cấp thiết.
Cơ sở hạ tầng tốt sẽ tạo điều kiện và cơ hội phát triển cho nền kinh tế nói chung và cho hoạt động nhập khẩu nói riêng. Nhờ có mạng lưới thông tin hiện đại, chúng ta sẽ có những thông tin cập nhật nhất, nóng nhất với chi phí thấp nhất, từ đó có chiến lược kinh doanh nhập khẩu đúng đắn hơn, hợp lý hơn. Công tác tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu của các doanh nghiệp cũng nhờ đó mà được thực hiện tốt hơn.
Xu hướng phát triển hiện nay là TMQT, đó là thương mại điện tử. Để có thể tồn tại, các doanh nghiệp của Việt Nam không thể không hoà mình vào xu thế chung của thời đại. Cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc sẽ là nền tảng vững chắc, là điều kiện cần thiết để các doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử, từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Thông qua thương mại điện tử, thay bằng việc buôn bán thông thường, các doanh nghiệp có thể tìm thấy thông tin nguồn hàng, khách hàng…thông qua mạng Internet, các trang Web và chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, các hình thức buôn bán B2C và B2B. Chính vì vậy các doanh nghiệp nên xây dựng cho mình một Website có thể nói là một kênh thông tin, quảng bá, tuyên truyền và buôn bán trên mạng Internet.