CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU MẶT HÀNG DẦU NHỜN
3.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hóa dầu Việt Nam
3.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển
29
Tên công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hóa dầu Việt Nam
Tên công ty bằng tiếng nước ngoài: VIET NAM PETRO CHEMICAL TRADING AND INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY
Tên giao dịch: VNPETRO Mã số thuế: 0106938928
Trụ sở chính: Số 71, Mai Hắc Đế, Phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 02439723240 Fax: 02439723242
Email: Contact@vnpetro.com.vn Website: https://vnpetro.com.vn
Công ty được thành lập từ 14 tháng 8 năm 2015, chủ tịch công ty là ông Phạm Anh Tuấn, khởi đầu với sản phẩm nhưa đường Puma Energy – thương hiệu đến từ Thụy Sỹ.
Sứ mệnh: Đội ngũ nhân sự được phát triển toàn diện về sự nghiệp và cuộc sống, không ngừng học hỏi và hoàn thiện bản thân trong môi trường làm việc thuận tiện và nhân văn. Cống hiến được nhiều hơn cho cộng đồng.
Tầm nhìn: VNPETRO cam kết trở thành đối tác tin cậy, chiến lược và đạt mức độ hài lòng cao nhất của khách hàng, đối tác trong tất cả các lĩnh vực hoạt động. Nỗ lực để dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm Hóa dầu nhập khẩu và sản phẩm phục vụ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
Giá trị cốt lõi: BIẾT ƠN - CHÍNH TRỰC - TRUNG THỰC - CHIA SẺ - CAM KẾT - HỢP TÁC - LIÊN TỤC HỌC HỎI
30
3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh
VNPETRO là công ty cung cấp các sản phẩm nhập khẩu chất lượng cao, tập trung phục vụ ngành công nghiệp ôtô Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Sản phẩm của công ty gồm:
Dầu nhờn – Thương hiệu PEMCO đến từ Đức – Thương hiệu Wolf Lubricants từ Bỉ
Gói dịch vụ bảo dưỡng động cơ BG – Sản phẩm từ BG Products, Inc của Hoa Kỳ
Công nghiệp phụ trợ - Thương hiệu Polyvance máy hàn nhựa bằng ni tơ của Hoa Kỳ
Phanh và Phụ tùng thay thế - Thương hiệu Brembo của Italy
Dung môi và dụng cụ chăm sóc xe - Thương hiệu Car Brite của Hoa Kỳ
3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức a. Cơ cấu tổ chức
31
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần đầu tư và thương mại hóa dầu Việt Nam
b. Chức năng nhiệm vụ phòng ban
Phòng giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật của công ty Giám đốc là người đề ra chiến lược phát triển của công ty và điều hành chung mọi hoạt động
Phòng kế toán: Là cơ quan quan trọng, đảm bảo phản ánh kịp thời chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp giám đốc nắm bắt tình hình tài chính của công ty để đưa ra quyết định đúng đắn
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG BAN CHỨC NĂNG
CHI NHÁNH SÀI GÒN
HÀNH CHÍNH – KẾ
TOÁN
KHO VẬN – GIAO HÀNG
KINH DOANH MARKETING
32
Phòng kinh doanh: có trách nhiệm bán hàng, tiếp thị sản phẩm của công ty tới các khách hàng
Phòng kỹ thuật: Quản lý, thực hiện và kiểm tra công tác kỹ thuật, thi công nhằm đảm bảo tiến độ, an toàn, chất lượng, khối lượng và hiệu quả kinh tế toàn công ty. Quản lý, sử dụng, sửa chữa, mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động kinh doanh
Phòng kho vận – giao hàng: Quản lý kho, hàng hóa tồn kho. Thực hiện nhiệm vụ điều phối nhân lực vận chuyển hàng hóa phục vụ kinh doanh
Phòng marketing: đưa ra các chiến lược quảng cáo trên các trang thương mại điện tử cũng như khách hàng.
3.1.4. Nguồn nhân lực của công ty
Bảng 3.1: Nhân lực lao động của Công ty cổ phần và đầu tư thương mại hóa dầu Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021
Đề mục
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 SL
(người)
CC (%)
SL (người)
CC (%)
SL (người)
CC (%) Giới
tính
Nam 29 72.5 28 71.8 31 72.1
Nữ 11 27.5 11 28.2 12 27.9
Trình độ học vấn
Trên
ĐH/ĐH/CĐ/TC 38 95 38 97.4 42 97.6
Phổ thông 2 5 1 2.6 1 2.4
Tổng 40 100 39 100 43 100
(Nguồn: Phòng hành chính kế toán)
33
Tính đến thời điểm hiện tại, nhân lực của công ty tại trụ sở chính có 43 công nhân viên. Nhân lực của công ty cũng tăng theo từng năm (năm 2019 – 40 nhân viên, năm 2021 – 43 nhân viên). Công nhân viên phần lớn là nam giới (31/43 người năm 2021 chiếm 72.1% trên tổng số). Hầu hết công nhân viên là nam giới đều thuộc biên chế phòng kinh doanh, bán hàng. Điều này rất phù hợp với tính chất công việc phải đi tiếp thị, đi liên tỉnh gặp gỡ khách hàng trực tiếp. Theo vào đó là nam giới cũng phù hợp tính chất sản phẩm hàng hóa của công ty là những sản phẩm phụ trợ công nghiệp ô tô, hóa dầu. Đa số công nhân viên là nữ giới thuộc biên chế phòng hàng chính – kế toán, do đó có thể đảm bảo được sự tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác trong khâu kế toán, số liệu vốn dĩ là xương sống của cả công ty. Nhân viên có trình độ học vấn tốt chiếm tỷ lệ cao và tăng dần theo các năm (95% năm 2019 tăng lên 97.6% năm 2021), thể hiện sự chú trọng của công ty đến việc nâng cao trình độ của nhân viên.
Tỷ lệ nhân viên trình độ cao chiếm phần trăm lớn đảm bảo chất lượng, tiến độ công việc luôn ổn định là đạt hiệu quả cao. Tóm lại, công nhân viên tại công ty đang ở mức ổn định, phù hợp với các công việc, hoạt động đang được vận hành.
3.1.5. Tình hình tài chính của công ty
Đến nay, trải qua 6 năm hình thành và phát triển, nguồn vốn của công ty đã gia tăng lên, trở thành doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Trong những năm gần đây, tổng nguồn vốn của công ty đạt đều trên 70 tỷ đồng, cụ thể như sau:
Bảng 3.2: Tình hình tài chính của Công ty cổ phần đầu tư và thương mại hóa dầu Việt Nam
(Đơn vị: VND)
34
STT Các chỉ tiêu 2018 2019 2020
1 Tổng tài sản 70.012.006.229 71.444.002.915 75.489.139.522 2 Tổng nguồn
vốn 70.012.006.229 71.444.002.915 75.489.139.522 3 Tổng nợ 66.863.040.964 67.326.371.109 70.338.909.685 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2018, 2019, 2020 – Phòng hành chính kế toán)
Trong những năm gần đây tổng tài sản của công ty có sự gia tăng. Nếu như vào năm 2018 tổng tài sản là 70.012.006.229 đồng thì đến năm 2020 tổng tài sản của công ty tăng lên là 71.489.139.522 đồng. Bên cạnh đó, nợ phải trả cũng tăng theo các năm từ con số hơn 66.863.040.964 đồng năm 2018, đã tăng hơn 4 tỷ đồng lên con số hơn 71.338.909.685 đồng vào năm 2020. Tuy nhiên, trong giai đoạn xảy ra đại dịch Covid thì nhìn chung công ty cũng đã có sự ổn định, phát triển tương đối tốt.