Hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hóa dầu Việt

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu mặt hàng dầu nhờn pemco của công ty cổ phần đầu tư và thương mại hóa dầu việt nam (Trang 34 - 76)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU MẶT HÀNG DẦU NHỜN

3.2. Khái quát hoạt động kinh doanh và nhập khẩu của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hóa dầu Việt Nam giai đoạn 2019 - 2021

3.2.1. Hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hóa dầu Việt

Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hóa dầu Việt Nam là loại hình doanh nghiệp kinh doanh thương mại hoạt động theo mô hình công ty cổ phần có tư cách pháp nhân theo quy định pháp luật Việt Nam, có tài khoản riêng tại ngân hàng, có con dấu riêng để giao dịch theo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, tự chủ về tình hình tài chính của mình.Công ty hoạt động theo nguyên tắc dân chủ công khai, thống nhất, tôn trọng pháp luật nhằm mục đích phát triển kinh doanh, bảo toàn và tăng trưởng vồn góp của các thành viên.

Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước theo quy định của pháp luật.

35

Sau đây là trích yếu một số chỉ tiêu chúng ta có thể đánh giá về hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm:

Bảng 3.3: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hóa dầu Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021

(Đơn vị: VND)

STT Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

1

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

45,602,077,368 57,287,447,120 56,590,663,652 60,224,171,539 2 Các khoản giảm

trừ doanh thu 1,356,061,008 1,527,363,723 1,242,977,641 413,085,196 3

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

44,246,016,360 55,760,083,397 55,347,686,011 59,811,086,343 4 Giá vốn hàng bán 22,360,657,834 21,570,305,251 19,585,237,671 21,348,268,013 5

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

21,885,358,526 34,189,778,146 35,762,448,340 38,462,818,330 6 Doanh thu hoạt

động tài chính 3,944,774 24,843,704 16,971,113 44,751,323 7 Chi phí tài chính 728,189,129 847,259,373 1,029,121,390 1,041,737,453 8 Chi phí quản lý

kinh doanh 18,910,424,672 28,007,675,665 31,168,145,400 33,582,732,497 9

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

2,250,689,499 5,359,686,812 3,582,152,663 3,883,099,703 10 Thu nhập khác 104,990,831 180,036,446 2,283,784,807 507,366,202 11 Chi phí khác 15,380,970 290,397,231 943,033,920 896,278,961

36

12 Lợi nhuận khác 89,609,861 (110,360,785) 1,340,750,887 (388,912,759) 13

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

2,340,299,360 5,249,326,027 4,922,903,550 3,494,186,944 14 Chi phí thuế

TNDN 589,989,290 1,107,944,652 636,265,495 585,056,641 15

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

1,750,310,070 4,141,381,375 4,286,638,055 2,909,130,303 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2018, 2019, 2020,2021 – Phòng hành chính kế

toán) Qua số liệu thông kê ta thấy, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty có sự tăng trưởng đáng kể. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2018 là 45,602,077,368 đồng thì đến năm 2019 tăng lên 57,287,447,120 đồng (khoảng 1.2 lần). Đến năm 2020 thì giảm nhẹ xuống còn 56,590,663,652.

Sang năm 2021 thì lại tăng lên 60,224,171,539 đồng. Lợi nhuận sau thuế TNDN tăng giảm theo các năm, đặc biệt tăng mạnh giai đoạn 2018 – 2019 (tăng khoảng 2.4 lần từ 1,750,310,070 đồng lên 4,141,381,375 đồng). Năm 2020 lợi nhuận sau thuế TNDN là 4,286,638,055 tức tăng nhẹ so với năm 2019 khoảng 145,256,680 đồng. Và sang năm 2021 thì lợi nhuận sau thuế TNDN giảm mạnh còn 2,909,130,303 đồng. Có thể thấy doanh thu bán hàng, lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn có nhiều biến động trong giai đoạn từ 2018 – 2021. Mặc dù thị trường kinh doanh trong nước, thị trường nhập khẩu ngoài nước gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid thế nhưng công ty vẫn giữ mức tăng trưởng dương. Trong thời kỳ dịch bệnh khó khăn, có những lúc các gara ô tô, các xưởng bảo dưỡng… vốn là những khách hàng chính của công ty phải đóng cửa nhưng bằng những chính sách ưu đãi, những chính sách chăm sóc khách

37

hàng công ty vẫn giữ được các đầu mối tiêu thụ quan trọng, cung cấp những sản phẩm chất lượng cho khách hàng.

3.2.2. Hoạt động nhập khẩu của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hóa dầu Việt Nam

a. Kim ngạch nhập khẩu

Trong những năm vừa qua, dịch bệnh Covid 19 đã gây ảnh hưởng rất lớn đến thị trường kinh doanh không chỉ trong nội địa Việt Nam mà toàn cầu đã chịu tổn thất rất nặng nề.

Bảng 3.4: Bảng kim ngạch nhập khẩu của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hóa dầu Việt Nam

(Đơn vị: VND)

Năm Kim nghạch nhập khẩu

2018 19,016,629,360

2019 22,294,936,599

2020 22,578,261,343

2021 28,632,977,674

(Nguồn: Báo cáo hoạt động nhập khẩu năm 2018, 2019, 2020,2021 – phòng hành chính kế toán) Từ bảng số liệu ta thấy, kim ngạch nhập khẩu của Công ty cổ phần đầu tư và thương mại hóa dầu Việt Nam tăng theo từng năm.

Giai đoạn năm 2018 – 2019, kim ngạch nhập khẩu tăng khá rõ ràng từ 19,016,629,360 đồng lên đến 22,294,936,599 đồng (tăng khoảng 3.2 tỷ đồng).

Nguyên nhân là do bắt đầu từ 9/2019 công ty bắt đầu triện khai nhập thêm mặt hàng mới là Car Brite – thương hiệu chăm sóc xe đến từ Hoa Kỳ, sản phẩm BG đạt doanh số ấn tượng. Từ đó dẫn đến việc kim ngạch nhập khẩu

38

cũng như doanh thu bán hàng, lợi nhuận sau thuế của công ty đăng lên đáng kể.

Giai đoạn năm 2019 – 2020, kim ngạch nhập khẩu tăng nhẹ khoảng hơn 282 triệu đồng (kim ngạch năm 2019: 22,294,936,599; kim ngạch năm 2020:

22,578,261,343). Giai đoạn trước đó công ty đã có đà tăng trưởng khá mạnh kèm theo đó là công ty nhập thêm mặt hàng mới về phân phối (sản phẩm công nghiệp phụ trợ polyvance – máy hàn nhựa bằng ni tơ). Thế nhưng do anh hưởng của dịch bệnh Covid 19 mà nhiều nới phải thực hiện giãn cách xã hội, nhiều xưởng sửa chữa bảo dưỡng, gara phải tạm đóng cửa khiến cho tình hình kinh doanh của công ty cũng không thế tiếp đà tăng trưởng năm trước đó, kéo theo hệ quả là công ty phải đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho và giảm bớt số lượng lô hàng nhập khẩu.

Giai đoạn năm 2020 – 2021, kim ngạch nhập khẩu tăng rất mạnh lên đến 28,632,977,674 đồng. Giai đoạn này Công ty đã nhập về thêm loại mặt hàng mới với sự thay thế của dầu Wolf và lượng kim ngạch nhập khẩu ấn tượng của sản phẩm BG đã khiến cho kim ngạch nhập khẩu của toàn Công ty tăng cao.

b. Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu

Bảng 3.5: Bảng kim ngạch nhập khẩu theo từng loại sản phẩm của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hóa dầu Việt Nam

(Đơn vị: VND)

Sản phẩm

2019 2020 2021

Kim ngạch (VND)

Tỷ lệ (%)

Kim ngạch (VND)

Tỷ lệ (%)

Kim ngạch (VND)

Tỷ lệ (%)

39

Polyvance -

máy hàn nhựa - - 644,612,249 2.855 1,308,447,301 4.569 Car Brite –

Dụng cụ chăm sóc xe

98,763,752 0.443 6,678,159,074 29.578 2,510,712,479 8.768 Pemco - dầu

nhờn 6,486,166,643 29.093 2,373,002,459 10.510 524,106,044 1.830 Dung dịch

BG 15,710,006,204 70.464 10,680,859,838 47.306 18,815,056,979 65.711 Brembo - phụ

tùng ô tô - - 2,201,627,723 9.751 1,886,685,672 6.589 Glassparency-

Sản phẩm phủ kính

- - - - 594,980,980 2.077

Dầu Wolf - - - - 2,992,988,219 10.456

Tổng 22,294,936,599 100 22,578,261,343 100 28,632,977,674 100 (Nguồn: Báo cáo hoạt động nhập khẩu năm 2019, 2020,2021 – phòng hành chính

kế toán) Trong vòng 4 năm từ 2018 đến 2021, kim ngạch nhập khẩu của công ty có xu hướng đi lên. Công ty nhập khẩu thêm những mặt hàng mới đó là Car Brite từ 9/2019, polyvance máy hàn nhựa bằng ni tơ và Brembo phụ tùng ô tô từ năm 2020, sản phẩm phủ kính Glassparency và dầu Wolf vào năm 2021.

Nếu như năm 2018 công ty chỉ nhập khẩu 2 mặt hàng là dầu nhờn và BG - dung dịch chăm sóc bảo dưỡng với kim ngạch nhập khẩu gần như cân bằng nhau khoảng hơn 9 tỷ đồng (tỷ lệ 50.956% và 49.044%) thì sang năm 2019 kim ngạch nhập khẩu từng loại sản phẩm có nhiều thay đổi. Năm 2019 công ty bắt đầu trở thành nhà phân phối ủy quyền cho thương hiệu Car Brite, do là mặt hàng mới và cũng chỉ là bước đầu giới thiệu quảng bá sản phầm mới

40

nên kim ngạch nhập khẩu của loại sản phẩm này cũng chỉ đạt con số rất nhỏ so với các sản phẩm khác của công ty (98,763,752 đồng – chiếm khoảng 0.443% so với tổng số). Năm 2019 Kim ngạch nhập khẩu sản phầm dầu nhờ sụt giảm mạnh so với năm 2018 (giảm từ 9,690,036,987 đồng xuống còn 6,486,166,643 đồng). Thế nhưng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm năm 2019 tặng mạnh chiếm phần lớn tỷ trọng nhập khẩu của công ty (9,326,592,373 đồng năm 2018 tăng lên đến 15,710,006,204 đồng năm 2019). Có thể thấy thị trường tiêu thụ dầu nhờn trong nước gặp nhiều khó khăn, cạnh tranh về giá cả, về sản phẩm đã làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh sản phẩm dầu nhờn Pemco, thêm vào đó là công ty đang có kế hoạch đa dạng hóa sản phẩm dầu nhờn nên trị giá nhập khẩu dầu nhờn Pemco giảm xuống và tăng cường tiêu thụ sản phẩm còn tồn kho.

Năm 2020, công ty trở thành nhà phân phối ủy quyền của thương hiệu polyvance và Brembo tại Việt Nam. Trong năm đầu tiên, kim ngạch nhập khẩu 2 loại sản phẩm này còn khá khiêm tốn, 644,612,249 đồng với sản phẩm polyvance và 2,201,627,723 đồng với sản phẩm của Brembo, tổng tỷ trọng của cả hai chiếm khoảng hơn 11% so với tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2020. Năm 2020, kim ngạch nhập khẩu dầu nhờn Pemco tiếp tục giảm xuống còn 2,373,002,459 đồng (so với 6,486,166,643 năm 2019), trị giá nhập khẩu sản phẩm BG giảm so với năm trước còn 10,680,859,838 đồng (so với 15,710,006,204 đồng năm 2019). Kim ngạch nhập khẩu Car Brite tăng mạnh lên đến 6,678,159,074 đồng chiếm khoảng 29.578% tổng tỷ trọng nhập khẩu (năm 2019: 98,763,752 đồng chiếm 0.443%). Qua bảng số liệu có thể thấy trị giá nhập khẩu của CB đã kéo tổng trị giá nhập khẩu năm 2020 giữ mức tăng trưởng dương mặc dù không tăng lên quá đáng kể

41

Năm 2021, Kim ngạch nhập khẩu của Công ty tăng mạnh. Ở năm này Công ty đã mở rộng thêm hoạt động kinh doanh, trở thành nhà phân phối chính thức của thương hiệu dầu nhờn Wolf, thương hiệu sản phẩm phủ kính Glassparency tại Việt Nam. Kim ngạch nhập khẩu của 2 sản phẩm này lên đến khoảng 3,5 tỷ, riêng dầu Wolf chiếm khoảng 3 tỷ đồng (khoảng 10% tổng kim ngạch nhập khẩu). Năm 2021 đánh dấu sự tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu vượt bậc của sản phẩm BG lên đến khoảng 18 tỷ (chiếm 65% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2021).

3.3. Thực trạng hiệu quả nhập khẩu mặt hàng dầu nhờn PEMCO của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hóa dầu Việt Nam

Trong 3 năm từ 2019 đến 2021, tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hóa dầu Việt Nam đã có những bước phát triển.

Mặc cho sức ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid 19 nhưng Công ty vẫn thu về lợi nhuận dương. Có thể thấy hoạt động nhập khẩu của công ty nhìn chung đã đạt được hiệu quả cao.

Bảng 3.6: Bảng chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hóa dầu Việt Nam

Đơn vị: VND

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2019, 2020,2021 – Phòng hành chính kế toán)

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Doanh thu nhập khẩu 38,841,223,449 41,849,157,201 42,065,914,831 Chi phí nhập khẩu 18,523,018,791 18,619,683,902 18,919,683,902 Lợi nhuận nhập khẩu 20,318,204,658 23,229,473,299 23,146,230,929 Tổng vốn nhập khẩu 15,123,591,387 16,026,987,431 16,159,876,328

42

3.3.1. Chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu

Đơn vị: VND Biểu đồ 3.1: Biểu đồ chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu của Công ty Cổ phần Đầu

tư và Thương mại Hóa dầu Việt Nam

Doanh thu nhập khẩu tăng dần theo các năm (năm 2019 doanh thu đạt 38,841,223,449 tỷ đồng đến năm 2021 đạt 42,065,914,831 tỷ đồng), chi phí nhập khẩu tăng (18,523,018,791 tỷ đồng tăng lên 18,919,683,902 giai đoạn năm 2019 – 2021). Cụ thể lợi nhuân nhập khẩu năm 2020 tăng so với năm 2019 (tăng từ 20,318,204,658 tỷ đồng lên đến 23,229,473,299 tỷ đồng tức tăng khoảng gần 3 tỷ đồng). Sang năm 2021 lợi nhuận nhập khẩu giảm nhẹ so với năm 2020 (cụ thể giảm khoảng gần 100 triệu đồng từ 23,229,473,299 tỷ đồng xuống 23,146,230,929 tỷ đồng). Nguyên nhân là do Doanh thu của Công ty tăng nhưng lại có dấu hiệu chựng lại vào năm 2021 trong khi đó chi phí nhập khẩu tăng nhanh hơn doanh thu trong giai đoạn 2020 - 2021 khiến cho lợi nhuận Công ty thu về theo đó mà tăng giảm không ổn định. Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Việt Nam là nhà phân phối ủy quyền của các

20.31

23.22 23.14

18.5 19 19.5 20 20.5 21 21.5 22 22.5 23 23.5

2019 2020 2021

Lợi nhuân nhập khẩu

Lợi nhuận

43

thương hiệu lớn trên thế giới nên việc nhập khẩu ít gặp khó khăn hơn so với những doanh nghiệp nhập khẩu thông thường khác, những chi phí phát sinh không cần thiết cũng phần nào được cắt bỏ. Nguồn cung cấp hàng hóa của Công ty ổn định và Công ty cũng không mất chi phí, thời gian để đi tìm nhà cung cấp khác thay thế. Những mặt hàng mới của Công ty giai đoạn này như là Car Brite, BG đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Cùng với đó là sự chuyên nghiệp, trung thực của đội ngũ kinh doanh của Công ty đã tạo được niềm tin, uy tín của Công ty đối với khách hàng. Thời kỳ dịch bệnh khó khăn khiến cho các đơn đặt hàng ít đi dẫn đến doanh số sụt giảm, không còn đà tăng trưởng như những năm trước. Nhìn chung, lợi nhuận nhập khẩu của công ty có sự tăng trưởng tốt nhưng không ổn định (năm 2020 tăng hơn gần 3 tỷ đồng so với năm 2019 nhưng sang năm 2021 lợi nhuận nhập khẩu giảm nhẹ xuồng khoảng 100 triệu đồng). Cho thấy hoạt động nhập khẩu của công ty chưa đạt được hiệu quả tối đa. Vậy nên Công ty cần đưa ra những giải pháp cần thiết để có thể giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng, rủi ro mà công ty đang gặp phải.

3.3.2. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu

a. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu trên doanh thu

Bảng 3.7: Bảng tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu trên doanh thu nhập khẩu của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hóa dầu Việt Nam

Đơn vị: VND

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Doanh thu nhập khẩu 38,841,223,449 41,849,157,201 42,065,914,831 Chi phí nhập khẩu 18,523,018,791 18,619,683,902 18,919,683,902 Lợi nhuận nhập khẩu 20,318,204,658 23,229,473,299 23,146,230,929

44

Tổng vốn nhập khẩu 15,123,591,387 16,026,987,431 16,159,876,328 Tỷ suất lợi nhuận trên

doanh thu 0.523109286 0.555076251 0.550237194 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2019, 2020,2021 – Phòng hành chính kế toán)

Đơn vị: VND Biểu đồ 3.2: Biểu đồ tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu trên doanh thu nhập khẩu

của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hóa dầu Việt Nam

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu nhập khẩu phản ánh cứ một đồng doanh thu từ kinh doanh nhập khẩu thì thu được bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ khả năng sinh lời của vốn càng lớn, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

Ta có thể thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty có sự biến động trong giai đoạn năm 2019 – 2021. Năm 2019 tỷ suất là 0.52 thì sang đến năm 2020 thì tỷ suất có biến động tăng lên 0.55 (tăng 0.3). Tức là cứ 1 đồng doanh thu nhập khẩu mà Công ty thu được thì sẽ cho ra 0.55 đồng lợi nhuận.

Với một doanh nghiệp vừa như VNPETRO thì tỷ suất đó là rất cao, cho thấy

0.523

0.555

0.55

0.5 0.51 0.52 0.53 0.54 0.55 0.56

2019 2020 2021

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Tỷ suất

45

hiệu quả hoạt động nhập khẩu của Công ty ở giai đoạn này là rất tốt. Chỉ số tăng như vậy xảy ra là do Công ty đã mở rộng đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh (Công ty trở thành nhà phân phối ủy quyền của thương hiệu Car Brite), có những chiến lược bán hàng hợp lý, gây dựng được lòng tin đến từ khách hàng. Doanh thu đạt mức tăng trưởng cao đến từ việc tiêu thụ rất tốt sản phẩm BG và dịch vụ đi kèm cho sản phẩm này. Mặt hàng dầu nhờn PEMCO trong năm những năm 2019, 2020 đã cố gắng giữ mức doanh thu không quá sụt giảm quá sâu và lợi nhuận thu được từ mặt hàng dầu nhờn này không đạt kết quả quá tốt.

Năm 2021 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu biến động rất nhẹ 0.55 (giảm khoảng 0.003 lần so với năm 2020). Xét về mức đồ hiệu quả thì hoạt đông nhập khẩu của Công ty năm 2021 không hiệu quả bằng năm 2020. Mặc dù cũng là sự tăng lên về tỷ suất nhưng mức tăng có dấu hiệu hơi chựng lại. Theo bảng ta có thể thấy rõ rằng doanh thu giai đoạn 2019 – 2020 tăng mạnh hơn giai đoạn 2020 – 2021 nhiều trong khi chi phí nhập khẩu tăng đều và giai đoạn về sau còn tăng nhanh hơn cả doanh thu do vậy mà tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của giai đoạn 2020 – 2021 lại có dấu hiệu hơi chựng lại như vậy.

Năm 2021 đánh dấu sự sụt giảm mạnh trong việc kinh doanh các loại mặt hàng dầu nhờn PEMCO. Sản phẩm mới của Công ty, Car Brite, mặc dù có mức tăng trưởng mạnh nhưng cũng chỉ phần nào kéo doanh thu nhập khẩu Công ty lên.

Mặc dù doanh thu vẫn đạt kết quả cao nhưng tỷ suất giữa lợi nhuận và doanh thu lại cho thấy dấu hiệu hoạt động nhập khẩu chưa đạt hiệu quả ổn định. Công ty đã có bước đà phát tiển, tăng triển lớn nhưng vẫn chưa khai thác được triệt để cơ hội đó.

b. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên chi phí nhập khẩu

46

Bảng 3.8: Bảng tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu trên chi phí nhập khẩu của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hóa dầu Việt Nam

Đơn vị: VND

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Doanh thu nhập khẩu 38,841,223,449 41,849,157,201 42,065,914,831 Chi phí nhập khẩu 18,523,018,791 18,619,683,902 18,919,683,902 Lợi nhuận nhập khẩu 20,318,204,658 23,229,473,299 23,146,230,929 Tổng vốn nhập khẩu 15,123,591,387 16,026,987,431 16,159,876,328 Tỷ suất lợi nhuận trên

chi phí 1.096916485 1.247576136 1.223394167 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2019, 2020,2021 – Phòng hành chính kế toán)

Đơn vị: VND Biểu đồ 3.3: Biểu đồ tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu trên chi phí nhập khẩu của

Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hóa dầu Việt Nam

Theo biểu đồ ta thấy Tỷ suất lợi nhuận trên chí phí nhập khẩu đạt tỷ suất rất cao, cả ba năm tỷ suất đạt trên con số 1. Cụ thể năm 2019 tỷ suất này

1.09

1.24

1.22

1 1.05 1.1 1.15 1.2 1.25 1.3

2019 2020 2021

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên chi phí nhập khẩu

Tỷ suất

47

là 1.09, đối với Công ty thì đây là tỷ suất rất ổn. Tức cứ 1 đồng bỏ vào cho việc nhập khẩu hàng thì thu lại 1.09 đồng lợi nhuận. Năm 2019 là năm đầu tiên tạo bước đà phát triển của Công ty. Hàng nhập về nhiều chủ yếu là các sản phẩm dung dịch như là dầu nhờn, BG đã đem lại doanh thu lớn trong khi cho phí bỏ ra cho việc nhập khẩu còn khá cao.

Sang năm 2020, tỷ suất tăng lên từ 1.09 lên 1.24, tăng khoảng 0.15 lần, tức 1 đồng bỏ vào hoạt động nhập khẩu sẽ thu được 1.24 đồng lợi nhuận.

Trong khi đó chi phí nhập khẩu năm 2020 chỉ tăng thêm một chút so với năm 2019 khoảng gần một trăm triệu. Chi phí nhập khẩu hàng về không tăng quá nhiều so với năm trước thế nhưng lợi nhuận thu về lại tăng mạnh do doanh thu bán hàng tăng nhanh hơn chi phí do vậy mà tỷ suất cũng tăng theo. Thêm vào đó Công ty đã thực hiện các biện pháp tiêu thụ hàng tồn kho và đã thực hiện tốt những biện pháp đó. Điều này phần nào khiến lượng hàng nhập về giảm, chi phí bỏ ra cho nhập khẩu hàng cũng không tăng lên nhiều và do đó tỷ suất lợi nhuận trên chi phí nhập khẩu tăng khá cao.

Năm 2021 lại biến động so với năm trước, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí nhập khẩu giảm từ 1.24 xuống 1.22 giảm khoảng 0.02 lần. Tức cứ 1 đồng bỏ vào hoạt động nhập khẩu thì thu được 1,22 đồng lợi nhuận. Chi phí nhập khẩu năm 2021 so với năm 2010 tăng khoảng gần 300 triệu. Sự ảnh hưởng của dịch bênh Covid 19 khiến cho quá trình nhập khẩu hàng bị nghẽn lại do đó chí phí nhập khẩu như các chi phí kho bãi, chi phí vận chuyển tăng lên rất nhiều. Năm 2021 Công ty đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho và gặp khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa trong nước bởi dịch bệnh. Lượng hàng nhập về so với năm trước đó thì vẫn lớn hơn nhưng không quá nhiều. Vậy nên chi phí nhập khẩu tăng cao. Xét về lâu dài khi lượng hàng tồn kho đã được giải quyết hết và lượng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu mặt hàng dầu nhờn pemco của công ty cổ phần đầu tư và thương mại hóa dầu việt nam (Trang 34 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)