CHƯƠNG 2: THỰC TRANG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI GIAI ĐOẠN
2.4. Kết quả kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh Đông
2.4.1. Kết quả huy động vốn của chi nhánh Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh Đông Hà Nội 2016 – 2018.
Bảng 2.1:Kết quả hoạt động huy động vốn của chi nhánh năm 2016-2018 Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2016 2017 2018
Chênh lệch 2017/2016
Chênh lệch 2018/2017
Số tiền
TT (%) Số tiền
TT
(%) Số tiền
TT (%)
Mức (+/-)
TĐTT (+/-) %
Mức (+/-)
TĐTT
(+/-) % 1.Tiền gởi
dân cƣ 1.466,9 26,67 1.793,3 26,34 1.988,9 26,19 326,4 22,25 195,6 10,91 2.Tiền gởi
TCKT 3.300 60 4.216,7 61,83 4.731,6 62,38 916,7 27,78 514,9 12,21 3.Huy động
khác 733,1 13,33 806,4 11,83 873,6 11,43 73,3 10 67,2 8,33 TỔNG
N.VỐN 5.500 100 6.816,4 100 7.594,1 100 1.316,4 16,8 777,7 12,90 ( Nguồn: báo cáo hoạt động huy động vốn tại chi nhánh năm 2016-2018) Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển của thành phố Hà Nội có thể nói đã đạt những bước tiến vượt bậc so với các thời kỳ trước đó. Sự gia tăng về cơ sở vật chất, đời sống của người dân được cải thiện đáng kể, thu nhập của người dân theo đó cũng tăng lên. Đây là một trong những yếu tố giúp cho ngân hàng trong thời gian qua có thể huy động vốn tốt. Nhờ vào các chính sách lãi suất hấp dẫn cùng với mối quan hệ thân thiết với khách hàng và uy tín lâu năm của ngân hàng, ngân hàng đã
h
28
không ngừng nâng cao nguồn vốn huy động của mình - là yếu tố quyết định cho sự phát triển của ngân hàng.
Qua bảng số liệu ta thấy tổng nguồn vốn huy động năm 2017 là 6.816,4 tỷ đồng cao hơn năm 2016 với 1.316,4 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 16,8%, do nguồn tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng lên 916,7 tỷ đồng so với năm 2016, tương ứng với tỷ lệ tăng 27,78% chiếm 61,83% tổng nguồn vốn huy động. Và huy động năm 2018 là 7.594,1 tỷ đồng cao hơn năm 2017 với 777,7 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 12,9%, do nguồn tiền gửi của TCKT tăng lên 514,9 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng với tỷ lệ tăng 12,21% chiếm 62,38% tổng nguồn vốn huy động. Ta có thể thấy từ 2016-2017 tổng nguồn vốn tăng mạnh, nguyên nhân là trong năm 2017 vừa qua tại Hà Nội quá trình diễn ra đô thị hoá. Nhiều cá nhân, tổ chức được nhà nước đền bù do nằm trong khu vực bị giải toả nên lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư tăng là rất lớn, hơn nữa ở Hà Nội thuộc diện đô thị loại I được vài năm nay thì kinh tế của các tổ chức, cá nhân được nâng cao rõ rệt, bình quân thu nhập đầu người tăng, và một số đông cá nhân, tổ chức này đã gửi tiền vào ngân hàng để sinh lời vừa đảm bảo an toàn cho đồng vốn, lượng vốn này lớn sẽ góp phần đảm bảo cho hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng và lãi suất huy động vốn cao.
Xét về tổng thể,tỷ trọng từng loại tiền gởi không có sự thay đổi đáng kể qua các năm,trung bình nằm xung quanh mức 26%(dân cư), 61%(các tổ chức kinh tế) và 13%(các huy động khác).
Trong 3 năm qua, công tác huy động vốn trong hệ thống có nhiều chuyển biến tích cực. Về cơ cấu có sự chuyển dịch theo đúng định hướng, tổng nguồn vốn và từng loại vốn đều tăng.
2.4.2. Kết quả cho vay tại chi nhánh ngân hàng Vietinbank chi nhánh Đông Hà Nội 2016 – 2018.
h
29
Bảng 2.2 : Kết quả hoạt động cho vay tại chi nhánh năm 2016-2018
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2016 2017 2018 Chênh lệch
2017/2016
Chênh lệch 2018/2017
Số tiền
TT (%) Số tiền
TT (%)
Số tiền TT (%)
Mức (+/-)
TĐTT (+/-)
%
Mức (+/-)
TĐTT (+/-)
% 1/. DSCV 6.400 100 7.353 100 8.510 100 953 14,89 1157 15,74 a. Ngắn hạn 5.050 75 5.703 77,56 6.882 80,87 653 12,93 1179 20,67 b. Trung - dài hạn 1.350 25 1.650 22,44 1.629 19,13 300 22,22 -21 -1,27 2/. DSTN 3.704 100 4.276,6 100 5.045,5 100 572,6 15,46 768,9 17,98 a. Ngắn hạn 2.655 71,68 3.263,5 76,31 4.074,7 80,76 608,5 22,92 811,2 24,86 b. Trung - dài hạn 1.049 28,32 1.013,1 23,69 970,8 19,24 -35,9 -3,42 -42,3 -4,17 3/.Dƣ nợ 2.696 100 3.076,4 100 3.464,5 100 380,4 14,11 388,1 12,61 a. Ngắn hạn 2.395 88,83 2.439,5 79,3 2.807,3 81,03 44,5 1,86 367,8 15,07 b. Trung - dài hạn 301 11,17 636,9 20,7 658,2 18,97 335,9 111,6 21,3 3,34 4/.Nợ xấu 45 100 48,65 100 41,6 100 3,65 8,11 -7,05 -14,49 a. Ngắn hạn 43,15 95,89 46,35 95,27 38,7 93,03 3,2 7,42 -7,65 -16,5 b. Trung - dài hạn 1,85 4,11 2,3 4,73 2,9 6,97 0,45 24,32 0,6 26,09
5/.TLNX/Tổng DN 1,67 1,58 1,2 -0,09 -5,39 -0,38 -24,05
a. Ngắn hạn 1,8 1,9 1,38 0,1 5,56 -0,52 -27,37
b. Trung - dài hạn 0,61 0,36 0,44 -0,25 -40,98 0,08 22,22 ( Nguồn: báo cáo hoạt động cho vay tại chi nhánh năm 2016-2018)
h
30
Bảng 2.2 : Kết quả hoạt động cho vay tại chi nhánh năm 2016-2018
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2016 2017 2018 Chênh lệch
2017/2016
Chênh lệch 2018/2017
Số tiền
TT (%) Số tiền
TT (%)
Số tiền TT (%)
Mức (+/-)
TĐTT (+/-)
%
Mức (+/-)
TĐT T (+/-)
% 6/.Nợ quá hạn 63 100 62,08 100 54,08 100 -0,92 -1,46 -8 -12,89 a. Ngắn hạn 60,61 96,2 58,96 94,97 50,3 93,01 -1,65 -2,72 -8,66 -14,69 b. Trung - dài hạn 2,39 3,8 3,12 5,03 3,78 6,99 0,73 30,54 0,66 21,15
7/.TLNQH/Tổng DN 2,33 2,02 1,56 -0,31 -13,3 -0,46 -22,77
a. Ngắn hạn 2,53 2,42 1,79 -0,11 -4,35 -0,63 -26,03
b. Trung - dài hạn 0,79 0,49 0,57 -0,3 -37,97 0,08 16,32 ( Nguồn: báo cáo hoạt động cho vay tại chi nhánh năm 2016-2018) Cho vay là hoạt động sinh lời chủ yếu của ngân hàng hiện nay, việc huy động vốn cho hoạt động kinh doanh đã quan trọng thì việc sử dụng vốn để cho vay có hiệu quả lại càng quan trọng hơn vì đây là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho chi nhánh, đồng thời là một hoạt động rất phức tạp và gặp rất nhiều rủi ro. Vì vậy, chi nhánh đã đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn với từng khoản vay, nhiều loại hình tín dụng khác nhau với nhiều tiện ích phù hợp với mọi đối tượng khách hàng, đồng thời chi nhánh cũng đã có biện pháp phòng ngừa rủi ro cho các khoản tín dụng đã tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động tín dụng của chi nhánh luôn đạt mức tăng trưởng cao.
h
31
Bảng 2.3 : Kết quả hoạt động cho vay tại chi nhánh năm 2016-2018 Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2016 2017 2018 Chênh lệch
2017/2016
Chênh lệch 2018/2017
Số tiền
TT
(%) Số tiền TT
(%) Số tiền TT (%)
Mức (+/-)
TĐTT (+/-)
%
Mức (+/-)
TĐTT (+/-)
% 4/.Nợ xấu 45 100 48,65 100 41,6 100 3,65 8,11 -7,05 -14,49 b. Nhóm 3 9 20 9,93 20,41 9,21 22,14 0,93 10,33 -0,72 -7,25 c. Nhóm 4 11 24,44 13,22 27,17 12,26 29,47 2,22 20,18 -0,96 -7,26 d. Nhóm 5 25 55,56 25,5 52,42 20,13 48,39 0,5 2 -5,37 -21,06
( Nguồn: báo cáo hoạt động cho vay tại chi nhánh năm 2016-2018) Bảng 2.4 : Kết quả hoạt động cho vay tại chi nhánh năm 2016-2018
Đơn vị: số vòng / năm
Chỉ tiêu
2016 2017 2018 Chênh lệch
2017/2016
Chênh lệch 2018/2017
Số vòng TT
(%) Số vòng TT
(%) Số vòng TT (%)
Mức (+/-)
TĐTT (+/-)
%
Mức (+/-)
TĐTT (+/-)
% 8/.Vòng quay
vốn tín dụng 1,47 1,48 1,54 0,01 0,68 0,06 4,05
a. Ngắn hạn 1,17 1,35 1,55 0,18 15,38 0,2 14,81
b. Trung - dài
hạn 4,25 2,16 1,5 -2,09 -49,17 -0,66 -30,56
( Nguồn: báo cáo hoạt động cho vay tại chi nhánh năm 2016-2018)
h
32
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: DSCV, DSTN, DN tăng đều qua các năm.
Đây là một tín hiệu tốt cho thấy tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng ngày càng tăng trưởng. Tỷ trọng của cho vay ngắn hạn chiếm 75,00% trong năm 2016, tiếp tục tăng lên 77,56% vào năm 2017 và đạt tỷ trọng 80,87% trong tổng doanh số cho vay ở năm 2018. Ngoài ra, đối với cho vay trung và dài hạn, lượng giao dịch của hình thức này chiếm tỷ trọng ngày một giảm trong doanh số cho vay. Năm 2016 đạt tỷ trọng 25,00%, năm 2017 còn 22,44% và đến năm 2018 chỉ chiếm 19,13%. Điều này cho thấy chi nhánh một mặt tích cực mở rộng hoạt động tín dụng, phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Đồng thời, cũng thể hiện được vị trí của chi nhánh trong việc đáp ứng tốt nguồn vốn cho khách hàng trên địa bàn là khá vững chắc.
Song song với việc đẩy mạnh hoạt động cho vay, công tác thu hồi nợ của ngân hàng cũng không kém phần quan trọng, nó tạo được nguồn thu nhập, quyết định rất lớn đến sự sống còn của ngân hàng. Doanh số thu nợ năm 2018 đạt tốc độ tăng trưởng là 17,98% tăng so với năm 2017. Trong đó, doanh số thu nợ của hình thức cho ngắn hạn luôn chiếm trên 70% qua các năm. Đặc biệt là trong năm 2018, doanh số thu nợ của hình thức này đạt đến 80,76%. Nhìn chung, công tác thu nợ của chi nhánh đạt kết quả khá tốt.
Về dư nợ, năm 2017 đạt tốc độ tăng trưởng là 14,11% so với năm 2016 và đến năm 2018 thì tốc độ tăng trưởng đã tăng lên 12,61%. Trong đó, dư nợ đối với hình thức cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với dư nợ trong cho vay trung và dài hạn, trên 79% qua mỗi năm.
Tuy nhiên để đánh giá được chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh, ta cần xem xét chỉ tiêu nợ xấu. Đây là chỉ tiêu biểu hiện mức độ rủi ro của các khoản vay – là vấn đề sống còn của mỗi ngân hàng. Trong năm 2016, nợ xấu của chi nhánh là 45 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 1,67%, nhưng qua năm 2017, do có sự thay đổi về quy định phân loại nợ nên đã đưa đến nhiều biến động nhất định. Nợ xấu tăng thêm 3,65 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ giảm xuống còn 1,58%. Nhưng bước sang năm 2018, lượng nợ xấu đã có xu hướng giảm, chỉ còn 41,6 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 1,2%. Nếu so sánh với tỷ lệ nợ xấu
h
33
được phép khống chế của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam là không quá 2%
tổng dư nợ, thì với tỷ lệ nợ xấu nêu trên tại chi nhánh khá là ổn, vẫn đang trong mức cho phép, và chưa kể đến tỷ lệ này ngày càng giảm qua các năm.Về các nhóm nợ xấu, ta thấy rằng nhóm 5 chiếm tỉ trọng nhiều nhất, tương đương 55,56%;
52,42% và 48,39% qua từng năm, ngược lại nhóm 3 chiếm ít nhất với 20%; 20,41%
và 22,14%. Với riêng từng nhóm nợ, đều có sự giảm xuống đặc biệt là nhóm 5 vào năm 2018 với 21,06%. Nhìn chung nợ xấu bình quân của chi nhánh không cao so với các chi nhánh ngân hàng khác trên cùng địa bàn mà trong thời gian qua có hoạt động tín dụng tốt.
Dù không quan trọng như nợ xấu nhưng nợ quá hạn cũng là một yếu tố chúng ta quan tâm, vẫn là một tín hiệu tốt từ ngân hàng khi giảm từ 63 tỷ từ năm 2016 xuống 62,08 tỷ vào năm 2017 và còn 54,08 tỷ ở năm 2018. Xét về từng thành phần, nợ quá hạn ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ rất cao với trên 93% qua mỗi năm nhưng lại có xu hướng giảm là 2,72% vào năm 2017 và 14,69% vào năm 2018. Ngược lại về nợ quá hạn trung-dài hạn có tăng qua các năm, nhưng mức tăng lại giảm 30,54% và 21,15% tương ứng năm 2017 và 2018. Về tỷ lệ nợ xấu nhìn chung vẫn ở dưới mức Vietinbank cho phép là 3%, tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn có xu hướng giảm qua mỗi năm ứng với 4,35% và 26,03% trong khi đó trung-dài hạn giảm mạnh vào năm 2017 với mức giảm 37,97% và sau đó tăng vào năm 2018 với mức 16,32% tuy nhiên tỷ lệ năm 2018 là 0,57 vẫn thấp hơn chính năm 2016 là 0,79.
Các tỷ lệ trên cho thấy chi nhánh có công tác thu nợ, kiểm soát các khoản vay tốt, đã có nhiều cố gắng trong việc quản trị tín dụng, thông qua việc đôn đốc thu hồi những khoản nợ tồn đọng lâu ngày nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao chất lượng, hạn chế đến mức thấp nhất về rủi ro có thể xảy ra. Để đạt được thành quả này, toàn thể các cán bộ ngân hàng đã phối hợp với nhau, cùng với ban giám đốc nỗ lực tìm ra giải pháp khắc phục khó khăn trong những năm đầu hoạt động.
Về vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn có sự tăng trưởng qua các năm ứng với 15,38% vào 2017 và 14,81% vào 2018. Tuy nhiên ta thấy rằng mặc dù có sự tăng trưởng nhưng nhìn chung số vòng quay ngắn hạn vẫn khá là thấp, hiện tại chỉ đang
h
34
dừng ở mức 1,5 vòng vào 2018. Trái ngược là vòng quay trung-dài hạn giảm mạnh mạnh qua các năm, từ 4,25 vào 2016 giảm xuống 2,16 trong 2017 và 2018 là ở mức 1,5, như vậy ta thấy rằng công tác thu hồi nợ, sử dụng vốn để cho vay các dự án tới theo các kế hoạch trong hợp đồng tín dụng đang gặp nhiều vấn đề trong cả 2 mảng cho vay, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên khách hàng khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng.
Tóm lại, qua phân tích tình hình huy động vốn và cho vay của chi nhánh trong 3 năm qua ta thấy quy mô hoạt động của chi nhánh ngày một tăng trưởng, chất lượng hoạt động cao thông qua việc cân đối vốn tại chỗ và bảo đảm được khả năng thanh khoản. Tuy nhiên, chi nhánh cần mạnh dạn tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm các dự án tốt, khả thi để tăng đầu tư tín dụng tốt hơn nữa nhằm tạo dựng nguồn thu tài chính cao hơn, bởi lẽ nguồn vốn mà ngân hàng huy động được còn khá nhiều so với dư nợ tín dụng, nguồn vốn thừa này được điều chuyển nội bộ trong hệ thống ngân hàng Công Thương Việt Nam và luôn được hưởng mức phí điều chuyển vốn thấp hơn so với lãi suất cho vay hiện hành.
2.4.3. Kết quả kinh doanh tại chi nhánh Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh Đông Hà Nội 2016 – 2018.
Ngân hàng cũng như các doanh nghiệp khác khi lợi nhuận là một trọng những mục tiêu quan trọng.
Thông qua bảng , có thể nhận thấy tình hình kinh doanh của ngân hàng rất khả quan. Nguồn thu chủ yếu của ngân hàng xuất phát từ lãi cho vay do cho vay là hoạt động chính,chiếm trên 92% qua các năm. Bên cạnh đó, còn có nguồn thu từ mảng dịch vụ thanh toán và các khoản thu khác như: thu từ nghiệp vụ bảo lãnh, thu từ việc tham gia thị trường tiền tệ, từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, cùng một số khoản thu nhập bất thường khác. Do hoạt động của ngân hàng chủ yếu là cho vay nên chi phí dành cho mảng hoạt động cũng chiếm phần lớn nhất trong các khoản chi phí.
h
35
Bảng 2.5 : Kết quả tài chính tại chi nhánh năm 2016-2018
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2016 2017 2018 Chênh lệch
2017/2016
Chênh lệch 2018/2017
Số tiền TT
(%) Số tiền TT
(%) Số tiền TT (%)
Mức (+/-)
TĐTT (+/-)
%
Mức (+/)
TĐTT (+/-)
% 1/.TỔNG THU 16.480 100 19.090 100 20.800 100 2.610 15,83 1.710 8,96 a. Thu lãi cho vay 15.161,6 92 17.562,8 92 19.344 93 2.401,2 15,84 1.781,2 10,14 b. Thu DVTT 576,8 3,5 763,6 4 686,4 3,3 186,8 32,4 -77,2 -10,11 c. Thu nợ khác 741,6 4,5 763,6 4 769,6 3,7 22 2,97 6 0,79 2/.TỔNG CHI 16300 100 18893 100 20569 100 2593 15,91 1676 8,87 a. Chi cho vay 10.921 67 12.828 67,9 14.193 69 1.907 17,46 1.364 10,63 b. Chi CBNV 408 2,5 567 3 720 3,5 159 39,09 153 27,02 c. Chi DVTT 571 3,5 756 4 823 4 185 32,47 67 8,87 d.Chi nợ khác 4.401 27 4.742 25,1 4.834 23.5 341 7,75 92 1.93
3/.LỢI NHUẬN 180 197 231 17 9,44 34 17,26
( Nguồn: báo cáo kết quả tài chính tại chi nhánh năm 2016-2018) Bên cạnh thu nhập, ta cũng có thể đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh thông qua biểu chi phí của ngân hàng. Các khoản mà chi nhánh chi ra trong năm đa số đều dành cho hoạt động cho vay, chiếm đến hơn 67% tổng chi phí. Ngân hàng cũng đã dành một khoản ngân sách là khoảng 4% tổng ngân sách trong các năm năm để đầu tư vào các trang thiết bị nhằm phục vụ cho việc phát triển các loại hình dịch vụ, nhưng kết quả đạt được chưa phù hợp với chỉ tiêu đặt ra của ngân hàng.
h
36
Cùng với tốc độ giảm của thu nhập thì chi phí cũng giảm theo và còn giảm với tốc độ nhanh hơn. Đây là một dấu hiệu chứng tỏ khả năng của chi nhánh trong việc cố gắng giảm chi phí nhưng vẫn bảo đảm được các nguồn thu cơ bản. Tuy nhiên, ngân hàng cũng cần phải xem xét lại những chi phí nào có thể cắt giảm bớt và những chi phí nào là thực sự cần thiết để ngân hàng chi ra nhằm phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của mình.
Bảng 2.6 : Kết quả tài chính tại chi nhánh năm 2016-2018
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2016 2017 2018
Số tiền TT
(%) Số tiền TT
(%) Số tiền TT (%) 1/.TỔNG THU 16.480 100 19.090 100 20.800 100 2/.TỔNG CHI 16300 98,91 18893 98,97 20569 98,89
3/.LỢI NHUẬN 180 1,09 197 1,03 231 1,11
( Nguồn: báo cáo kết quả tài chính tại chi nhánh năm 2016-2018) Lợi nhuận tăng đều qua các năm như năm 2017 /2016, tốc độ tăng trưởng là 9,44%, đến năm 2018/2017 tốc độ tăng trưởng đã tăng lên 17,26%, điều đó chứng tỏ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh rất ổn định. Ngân hàng đã cố gắng giảm lãi suất cho vay 0.5%/năm bằng VNĐ với các lĩnh vực ưu tiên để thu hút khách hàng cũng như tăng lợi thế cạnh tranh với các ngân hàng khác trong hoạt động tín dụng.
Đồng thời, chi nhánh đã tiến hành đa dạng hoá các hình thức cho vay ngắn hạn, trung, dài hạn… nhằm đáp ứng nhu cầu vay của mọi khách hàng. Là một trong những chi nhánh có mức tăng trưởng tốt nhất trên địa bàn.
Ta thấy được ngoài nguồn thu chính của ngân hàng đến từ cho vay thì còn có 1 số nguồn thu khác,tuy nhiên đều không đáng kể,đây cũng là một con dao hai lưỡi vì hoạt động cho vay tiềm ẩn rất nhiều rủi ro không lường trước,trong khi đó các
h
37
chi phí cho những khoản chi tăng dần qua các năm,vì vậy ngân hàng cũng cần phải tập trung phát triển vào những loại hình dịch vụ khác.