Thực trạng tình hình cho vay ngắn hạn tại ngân hàng VIETINBANK chi nhánh đông Hà Nội năm 2016 – 2018

Một phần của tài liệu (Luận văn tốt nghiệp) nâng cao hiệu hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng tmcp vietinbank chi nhánh đông hà nội (Trang 37 - 45)

CHƯƠNG 2: THỰC TRANG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI GIAI ĐOẠN

2.5. Thực trạng tình hình cho vay ngắn hạn tại ngân hàng VIETINBANK chi nhánh đông Hà Nội năm 2016 – 2018

2.5.1. Quy trình cho vay ngn hn ti chi nhánh

* Giai đoạn 1: Thẩm định và xét duyệt

- Bước 1: Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.

+ Hướng dẫn khách hàng lập và hoàn thiện hồ sơ vay vốn gồm:

Hồ sơ pháp lý:

Hồ sơ khoản vay:

Hồ sơ về bảo đảm tiền vay:

+ Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn: Cán bộ tiếp nhận bộ hồ sơ vay vốn đồng thời chịu trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ về số lượng và tính pháp lí đối với hồ sơ vay vốn và hồ sơ đảm bảo tiền vay. Kiểm tra mục đích vay vốn về tính hợp pháp và mức độ phù hợp đối với đăng kí kinh doanh, báo cáo trưởng phòng xin ý kiến chỉ đạo.

- Bước 2: Thẩm định

+ Trình tự thực hiện thẩm định:

 Thẩm định về năng lực pháp lí của khách hàng.

 Thẩm định về năng lực hoạt động, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và uy tín của khách hàng.

 Thẩm định phương án SXKD, thẩm định khoản vay và khả năng trả nợ:

 Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay.

 Thẩm định về khả năng đáp ứng nguồn vốn, lãi suất, thời hạn cho vay của bản thân ngân hàng.

+ Sau khi thực hiện các tác nghiệp thẩm định theo trình tự trên thì CBTD tiến hành lập tờ trình thẩm định.

h

38

+ Sau khi lập xong tờ trình thẩm định CBTD báo cáo kết quả thẩm định và trình hồ sơ vay vốn cho TPTD.

- Bước 3: Trình duyệt hồ sơ vay vốn phán quyết cho vay

+ Trình duyệt hồ sơ vay vốn: sau khi thống nhất kết luận thẩm định và ý kiến đề xuất, ý kiến của TPTD, CBTD có trách nhiệm tập hợp lại hồ sơ, tập hợp và bổ sung ý kiến của một số các bộ phận liên quan, hoàn chỉnh các thủ tục khác theo quy định (yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ tài liệu trong trường hợp cần bổ sung; thẩm định lại bổ sung chỉnh sửa nếu tờ trình không đạt yêu cầu; soạn thảo văn bản từ chối khách hàng nếu từ chối cho vay). Sau đó trình TPTD kiểm tra lại nội dung và trình lãnh đạo xem xét quyết định.

Lãnh đạo căn cứ vào báo cáo thẩm định, xem xét hồ sơ vay vốn để quyết định:

+ Đối với khoản vay thuộc quyền phán quyết: phê duyệt đồng ý cho vay, phê duyệt cho vay có điều kiện, không đồng ý cho vay…. Lãnh đạo ghi ý kiến chỉ đạo, kí phê duyệt vào tờ trình thẩm định.

+ Đối với khoản vay vượt quyền phán quyết: sẽ được Ban thẩm định dự án Ngân hàng cấp trên phê duyệt. Chỉ khi được phê duyệt, có thông báo của Ngân hàng cấp trên mới được giải ngân.

* Giai đoạn 2: Thực hiện cho vay và giám sát khoản vay.

- Bước thứ 4: lập, đàm phán, ký kết các hợp đồng

+ Soạn thảo hợp đồng: khi khoản vay đã được lãnh đạo duyệt đồng ý cho vay cùng các điều kiện liên quan, CBTD trên cơ sở nội dung, điều kiện đã được phê duyệt, soạn thảo hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay trình TPTD kiểm soát.

+ Đàm phán các điều kiện của hợp đồng: CBTD trao đổi với khách hàng về điều kiện hợp đồng.

+ Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.

+ Làm thủ tục giao nhận giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm vốn vay.

- Bước 5: Giải ngân vốn vay, giám sát sử dụng vốn vay.

h

39

Trên cơ sở hồ sơ được phê duyệt, CBTD tiến hành nạp dữ liệu vào chương trình quản lý tín dụng của mạng máy tính đầy đủ các thông tin dữ liệu của khoản vay theo hợp đồng và khế ước và tiến hành giải ngân cho khách hàng.

Các hình thức phát tiền vay: rút tiền mặt trực tiếp, thanh toán chuyển khoản....

Chứng từ luân chuyển: CBTD chuyển những chứng từ đã được lãnh đạo duyệt cho các phòng có liên quan.

- Bước 6: Theo dõi khoản vay, thu nợ và xử lý các vấn đề phát sinh.

+ Kiểm tra sử dụng vốn vay:

Kiểm tra qua hồ sơ chứng từ giải ngân.

Kiểm tra sổ sách kế toán.

Kiểm tra tại hiện trường.

Lập biên bản kiểm tra sau khi cho vay.

+ Theo dõi khoản vay: CBTD thường xuyên quản lí, theo dõi khoản vay theo nội dung:

Theo dõi nợ vay: dư nợ, thời hạn thanh toán, thay đổi lãi suất áp dụng nếu có.

Khai thác thông tin trên hệ thống mạng máy tính của ngân hàng Công Thương Việt Nam.

+ Theo dõi, phân tích tình hình khách hàng trong thời gian vay vốn: tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, tài chính, bảo đảm tiền vay, phân tích nguồn trả nợ, thu thập các thông tin có thể ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng.

+ Theo dõi việc thực hiện hợp đồng tín dụng của khách hàng: trả nợ gốc, theo dõi trả lãi, theo dõi trả phí đối với khoản vay có phí, theo dõi thực hiện những nghĩa vụ khác trong trong hợp đồng tín dụng.

+ Xử lí các vấn đề phát sinh: Điều chỉnh kì hạn nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, xử lí thu hồi nợ quá hạn, nợ khó đòi, xử lí tranh chấp Hợp đồng tín dụng, xử lí tranh chấp Hợp đồng bảo đảm tiền vay ….

- Bước 7: Tất toán khế ước, thanh lí hợp đồng, lưu hồ sơ..

+ Giải tỏa các hợp đồng bảo đảm tiền vay.

h

40

+ Thanh lí hợp đồng tín dụng.

+ Nghiên cứu những phản ánh từ khách hàng.

+ Lưu hồ sơ.

Bước 8: Kiểm tra, giám sát vốn vay Bước 9: Thu nợ gốc, lãi, phí

Theo dõi trả nợ gốc, lãi ,phí: CBTD theo dõi việc thu nợ theo từng khoản vay đến hạn trả bao gồm nợ gốc, nợ lãi và phí, thông báo trước khi đến hạn cho khách hàng về việc thanh toán các khoản nợ vay

Thu nợ : đến hạn trả nợ, căn cứ thảo thuận trong HĐTD, Phòng (bộ phận) kế toán giao dịch thực hiện thu nợ theo quy trình và phương pháp hạch toán kế toán cho vay.

h

41

Sơ đồ khái quát về quy trình cho vay ngắn hạn tại chi nhánh

Khách hàng Cung cấp tài liệu

Cán bộ tín dụng Tiếp xúc khách hàng

tư vấn, hướng dẫn

Hồ sơ xin vay - Đơn xin vay - Hồ sơ pháp lý Thu thập thông tin

Qua trao đổi, mua, tự thu thập

Thẩm định hồ sơ

Quyết định cho vay

Thực hiện quyết định cho vay

Ký hợp đồng tín dụng

Giải ngân

Tổ chức giám sát khách hàng cho vay

Thu nợ Xử lý rủi ro

Thu đủ

Thanh lý hợp đồng

Thu không đủ Gia hạn nợ, đảo nợ

Xử lý tài sản khởi kiện Cập nhât thông tin

- Thị truờng - Chính sách - Pháp lý - Khách hàng

Thông báo - Cho vay

- Từ chối + Lý do -Thông báo khác

h

42

2.5.2. Các hình thc cp tín dng ngn hn a) Cho vay:

Là hình thức tín dụng trong đó ngân hàng sẽ chuyển giao cho người đi vay một số vốn để sử dụng vào một mục đích nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Khi đến hạn người đi vay có trách nhiệm phải hoàn trả vốn gốc và tiền lãi.

Thực hiện hoạt động cho vay, ngân hàng là trung gian đáp ứng nhu cầu tạm thời thiếu vốn của các chủ thể trong nền kinh tế, đồng thời ngân hàng được hưởng một khoản lợi nhuận từ hoạt động cho vay.

Ngân hàng VIETINBANK chi nhánh Đông Hà Nội cung cấp nhiều hình thức cho vay khác nhau dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp và với điều kiện vay thông thoáng, thời hạn vay và phương thức cho vay linh hoạt, thủ tục nhanh gọn, lãi suất cạnh tranh hấp dẫn.

b) Bão lãnh ngân hàng:

Là cam kết của ngân hàng ( bên bảo lãnh) phát hành theo đề nghị của khách hàng ( bên được bảo lãnh) dưới hình thức thư bảo lãnh hoặc xác nhận bảo lãnh hoặc văn bản thỏa thuận về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh

Các loại bảo lãnh mà ngân hàng VIETINBANK chi nhánh Đông Hà Nội thực hiện

+ Bảo lãnh vay vốn cho khách hàng: là bảo lãnh do NH phát hành cho bên nhận bảo lãnh về việc cam kết trả nợ thay cho bên được bảo lãnh.

+ Bảo lãnh thanh toán : là bảo lãnh được NH phát hành cho bên nhận bảo lãnh về việc cam kết thanh toán thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp khách hàng không thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình khi đến hạn.

+ Bảo lãnh dự thầu: là bảo lãnh do NH phát hành cho bên mời thầu để đảm bảo nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng. Trường hợp khách hàng bị phạt do vi phạm

h

43

quy định dự thầu mà không nộp hoặc nộp không đủ tiền phạt do bên mời thầu thì ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết.

+ Bão lãnh thực hiện hợp đồng: là bảo lãnh do NH phát hành cho bên nhận bảo lãnh đảm bảo việc thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng với bên nhận bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết. Trong trường hợp khách hàng với bên nhận bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết. Trong trường hợp khách hàng không thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết.

+ Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm là một bảo lãnh do NH phát hành cho bên nhận bảo lãnh để thực hiện đúng các thỏa thuận về chất lượng sản phẩm như đã cam kết trong hợp đồng giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh.

+ Bảo lãnh hoàn thanh toán: là một bảo lãnh do NH phát hành cho bên nhận bảo lãnh để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của bên được bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm các cam kết với bên nhận bảo lãnh và phải hoàn trả không đủ số tiền ứng trước cho bên nhận bảo lãnh thì ngân hàng sẽ hoàn trả số tiền ứng trước cho bên nhận bảo lãnh.

c) Chiết khấu:

- Chiết khấu thương phiếu: là một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, được thực hiện dưới hình thức khách hàng chuyển nhượng quyền sở hữu thương phiếu đó chưa đến hạn thanh toán cho ngân hàng, để nhận một khoản tiền thấp hơn mệnh giá của thương phiếu.

Ngân hàng VIETINBANK chi nhánh đông Hà Nội nhận chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ (L/C) và chiết khấu bộ chứng từ theo phương thức nhờ thu kèm chứng từ (D/P), (D/A). Đối tượng được ngân hàng nhận chiết khấu là doanh nghiệp xuất khẩu đang hoạt động sản xuất kinh doanh, kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam có nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động để sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu có bộ chứng từ hàng xuất khẩu phù hợp với nội dung của thư tín dụng (L/C) được xuất trình tại Oceanbank để đòi tiền theo phương thức tín dụng chứng từ.

h

44

d) Bao thanh toán :

Bao thanh toán: là một hình thức cấp tín dụng hay gọi là hình thức tài trợ của tổ chức tín dụng bằng việc mua lai các khoản nợ ngắn hạn trong giao dịch thương mại giữa tổ chức tài trợ và bên cung ứng. Theo đó, tổ chức tài trợ thực hiện tối thiểu hai trong số các chức năng: tài trợ bên cung ứng gồm cho vay và ứng trước tiền, quản lý sổ sách liên quan đến khoản phải thu, thu nợ các khoản phải thu, đảm bảo rủi ro không thanh toán của bên mua hàng.

Ngân hàng Công Thương Việt Nam thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán có quyền truy đòi: nếu người mua hàng không trả được nợ hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì người bán hàng có trách nhiệm hoàn trả khoản tiền đã ứng trước cho ngân hàng nhận bao thanh toán.

Căn cứ theo thời hạn, bao thanh toán có thể được chia thành: bao thanh toán ứng trước hay bao thanh toán chiết khấu và bao thanh toán khi đến hạn.

2.5.3. Tình hình hoạt động cho vay ngn hn theo thành phn kinh tế ti ngân hàng VIETINBANK chi nhánh Đông Hà Nội năm 2016 – 2018.

Cùng với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế là sự ra đời và phát triển của các thành phần kinh tế. Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Đông Hà Nội gắn liền với các thành phần kinh tế như công ty cổ phần, công ty TNHH,doanh nghiệp tư nhân và các TPKT khác(hộ gia đình sản xuất-kinh doanh, vay tiêu dùng cá nhân,…).

h

45

Bảng 2.7: Kết quả hoạt động cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại chi nhánh năm 2016-2018

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chênh lệch 2017/2016

Chênh lệch 2018/2017 Số tiền TT

(%) Số tiền TT

(%) Số tiền TT

(%) Số tiền TĐTT

Một phần của tài liệu (Luận văn tốt nghiệp) nâng cao hiệu hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng tmcp vietinbank chi nhánh đông hà nội (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)