Chủ thể tham gia hoạt động nhận tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động nhận tiền gửi thực tiễn áp dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam (Trang 43 - 46)

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC THI VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG PVCOMBANK

2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về hoạt động nhận tiền gửi tại ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam

2.2.1 Chủ thể tham gia hoạt động nhận tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt

Theo quy định của Luật các TCTD 2010, hoạt động nhận tiền gửi luôn luôn có sự tham gia của hai chủ thể: Bên nhận tiền gửi và bên gửi tiền, tương ứng lần lượt là ngân hàng PVcomBank và người gửi tiền vào ngân hàng PVcomBank. Ngân hàng

thương mại thực hiện giao dịch nhận tiền gửi, chính là đang thực hiện một trong những hoạt động nghiệp vụ ngân hàng. Ngân hàng thương mại được phép tham gia giao dịch, trước hết phải là một chủ thể được pháp luật thừa nhận, có quyền tham gia giao dịch với chủ thể khác trên cơ sở quy định của pháp luật.

a. Quy định hiện hành về người gửi tiền tại PVcomBank

Hiện tại PVcomBank đã có văn bản quy định đầy đủ điều kiện để chủ thể gửi tiền được phép gửi tiền tại PVcomBank. Đối chủ thể gửi tiền vào ngân hàng với mục đích tiết kiệm, PVcomBank ban hành “Quy định số 6974/QĐ-PVB: Về tiền gửi tiết kiệm dành cho Khách hàng Cá nhân tại ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam ” ngày 31 tháng 5 năm 2019. Tại Điều 5 văn bản quy định về người gửi tiết kiệm gồm: “5.1.

Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Pháp luật.”; “5.2. Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.”; “5.3. Công dân Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hoặc chưa đủ 15 tuổi thực hiện giao dịch gửi tiền tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật;

Công dân Việt Nam có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người giám hộ.” [16]

Đối với chủ thể là cá nhân để mở và sử dụng tài khoản thanh toán, PVcomBank quy định tại “Quy định số 4756/QĐ-PVB: Về việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán dành cho Khách hàng Cá nhân tại PVcomBank”. Tại Điều 6 về đối tượng mở tài khoản thanh toán, PVcomBank quy định: “6.1. Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam”; “6.2. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự”; “6.3.

Người chưa đủ 15 tuổi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mở TKTT thông qua người đại diện theo pháp luật”; “6.4. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam mở TKTT thông qua người giám hộ”. [16]

Đối với chủ thể là tổ chức, Quy định số 8875/QĐ-PVB về Huy động tiền gửi có kỳ hạn dành cho Khách hàng Tổ chức tại ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam” . Khoản 2 điều 2 quy định “ Quy định này áp dụng đối với các giao dịch huy động tiền

gửi từ Khách hàng tổ chức là người cư trú và người không cư trú theo quy định tại Pháp lệnh ngoại hối và các văn bản sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối tại từng thời kỳ”.

Như vậy các quy định về chủ thể gửi tiền tại PVcomBank hoàn toàn được xây dựng dựa theo cơ sở các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, mà đặc biệt là dựa theo hai thông tư là “Thông tư số 49/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi có kỳ hạn, ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2018” và “Thông tư số 48/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi tiết kiệm ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2018”.

b. Về chủ thể nhận tiền gửi – PVcomBank

Để được nhận tiền gửi, PVcomBank phải có năng lực hành vi dân sự của một ngân hàng thương mại. Tuy hiện nay pháp luật chưa có quy định rõ ràng về năng lực hành vi dân sự của ngân hàng thương mại, nhưng có thể hiểu đó chính là khả năng thực hiện các chức năng, nghĩa vụ và quyền của PVcomBank thông qua người đại diện hợp pháp của nó. Giống như mọi pháp nhân khác, năng lực pháp luật của PVcomBank phụ thuộc trước hết vào mục đích hoạt động và phạm vi chức năng hoạt động của nó.

Hoạt động nhận tiền gửi là một trong những hoạt động quan trọng của ngân hàng, là tiền đề của mọi hoạt động của ngân hàng đó, cho nên để ngân hàng có tư cách pháp nhân tham gia giao dịch này thì PVcomBank phải được Ngân hàng Nhà nước đồng ý cấp phép cho thực hiện hoạt động này, được phép huy động bao nhiêu, các hình thức huy động thế nào, biện pháp an toàn phòng ngừa rủi ro, đảm bảo quyền lợi của các bên trong giao dịch. Sau khi được NHNN thông qua PVcomBank mới là một chủ thể được pháp luật thừa nhận về quy mô và hoạt động của nó, được pháp luật công nhận thì khi tham gia giao dịch mới hợp pháp và khi xảy ra các vấn đề liên quan sẽ được pháp luật can thiệp.

Như vậy đối với PVcomBank, tư cách pháp nhân được xác định trên hai cơ sở có ý nghĩa quyết định là giấy phép thành lập – hoạt động ngân hàng và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cấp. Đây là hai cơ sở pháp lý chứng thực tư cách pháp lý của NHTM. Hầu hết các NHTM đang hoạt động ngân hàng ở Việt Nam đều phải có hai loại giấy này và ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam cũng không ngoại lệ. “Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) được thành lập theo Quyết định số 279/GP-NHNN ngày 16/09/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên cơ sở hợp nhất giữa Tổng công ty Tài chính

cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) và Ngân hàng TMCP Phương Tây (WesternBank).

Ngày 01/10/2013, PVcomBank chính thức hoạt động trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần, mã số doanh nghiệp 0101057919 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp” [12]. Như vậy PVcomBank muốn tham gia vào các giao dịch thương mại phải có tư cách chủ thể thông qua giấy phép thành lập và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động nhận tiền gửi thực tiễn áp dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng việt nam (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)