CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG
2.1.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Á Châu
2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
ACB, tên đầy đủ là Ngân hàng TMCP Á Châu. Tên giao dịch bằng tiếng Anh của Ngân hàng là Asia Commercial Joint Bank. ACB được thành lập vào ngày 24/04/1993, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 04/06/1993 với vốn điều lệ 9.377 tỷ đồng.
Hơn 28 năm hình thành và phát triển, ACB luôn khẳng định vị thế của mình, trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn tại Việt Nam với vốn điều lệ lên tới 27.019 tỷ đồng (cuối năm 2021). Để được thành công như ngày hôm nay, tất cả đều gói gọn trong chiến lược cốt lõi luôn hướng tới khách hàng, coi khách hàng là trọng tâm của ACB, cả khách hàng trong quá khứ, hiện tại và tương lai với tinh thần phục vụ khách hàng hết lòng. Không chỉ hướng tới khách hàng mà còn có ý nghĩa rộng hơn trong mối tương quan với các bên, bao gồm các cơ quan Nhà nước, cổ đông, cán bộ nhân viên, cộng đồng, hướng tới tính hiệu ứng trong xã hội tốt hơn. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, ACB có 88 chi nhánh và 283 phòng giao dịch, tổng cộng là 371 đơn vị, hiện diện trên 49 tỉnh thành trong số 63 tỉnh thành cả nước và hơn 9.000 nhân viên làm việc, với nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ đa dạng đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng.
Với tầm nhìn là ngân hàng bán lẻ hàng đầu, có tăng trưởng tổng thu nhập ở mức cao, đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng; tập trung cho các phân đoạn mục tiêu ở khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời phát triển chọn lọc khách hàng doanh nghiệp lớn. Ngân hàng cam kết mang tới giá trị thực, tài sản thực cho tất cả các bên bao gồm khách hàng, nhân viên, nhà đầu tư và các đối tác.
Thời gian tới, ngân hàng hy vọng sẽ trở thành một đối tác tài chính hàng đầu mà
22
khách hàng luôn yêu mến và tin tưởng, đem tới cho đội ngũ nhân viên môi trường làm việc thân thiện, đãi ngộ tốt, cũng như những lợi ích đầy hứa hẹn trong dài hạn cho các cổ đông và đối tác. Để đạt được mục tiêu đó, ACB luôn cố gắng nỗ lực đảm bảo cân bằng giữa an toàn, hiệu quả và khả năng cạnh tranh lâu dài, luôn luôn coi khách hàng là mục tiêu phát triển. Đồng thời, đảm bảo chế độ, tạo cơ hội học tập, phát triển cho nhân viên, đem đến cho đội ngũ nhân viên một môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả.
Kể từ năm 2018, ACB chưa từng vắng mặt trong bảng xếp hạng “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”, đồng thời ngân hàng cũng được International Finance Magazine bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” . Năm 2019, ACB được bình chọn là ngân hàng của năm, ‘Top 10 ngân hàng Việt Nam uy tín’, ‘Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam’. Ngoài ra, ngân hàng cũng tiến hành đẩy mạnh quá trình số hóa toàn bộ sản phẩm dịch vụ của ngân hàng với định hướng chiến lược cụ thể. Năm 2020, 2021 tuy bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhưng ACB vẫn được bình chọn là “Ngân hàng thương mại tốt nhất Việt Nam” bởi tạp chí International Banker, “Ngân hàng có thương hiệu tốt nhất về mảng ngân hàng bán lẻ Việt Nam”, “Doanh nghiệp xuất sắc Châu Á”.
2.1.1.2. Các sản phẩm chính của ACB
- Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác.
- Cấp tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho các tổ chức và cá nhân dựa trên tính chất và khả năng cung ứng nguồn vốn của ngân hàng: cho vay có tài sản bảo đảm, cho vay cầm cố GTCG; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, và giấy tờ có giá; tiến hành các nghiệp vụ bảo lãnh, cung ứng các loại thẻ tín dụng với nhiều hạn mức và chế tài riêng biệt.
- Cung cấp dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, cung cấp cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp các phương tiện thanh toán, dịch vụ thanh toán tiện lợi bao gồm ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc, thực hiện thanh toán quốc tế thông qua chuyển tiền điện tử, nhờ thu và thư tín dụng chứng từ L/C.
23
- Góp vốn đầu tư, thực hiện tư vấn đầu tư cho khách hàng, huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được NHNN cho phép.
- Một số hoạt động kinh doanh khác được NHNN cho phép.
2.1.1.3. Thực trạng hoạt động của Ngân hàng TMCP Á Châu.
Bảng 2. 1. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ACB năm 2019-2021 Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2019 2020 2021 So sánh năm 2021 với
2019 2020
Tiền gửi KH 308.129 353.196 379.921 71.792 (23,3%)
26.725 (7,6%) Cho vay KH 268.701 311.479 361.913 93.212
(34,7%)
50.434 (16.2%)
VCSH 27.765 35.448 44.901 17.136
(61.7%)
9.453 (26.7%) Tổng tài sản 383.514 444.530 527.770 144.256
(37.6%)
83.24 (18.7%)
LNTT 7.516 9.596 11.998 4.482
(59.6%)
2.402 (25.0%)
LNST 6.010 7.683 9.603 3.593
(59.8%)
1.92 (25.0%)
ROA 1.7 1.7 1.98 0.28 0.28
24
(16.5%) (16.5%)
ROE 24.6 24.3 23.9 -0.7
(-2.8%)
-0.4 (-1.6%)
NIM 3.4 3.5 3.9 0.5
(14.7%)
0.4 (11.4%)
CIR 51.6 42.0 34.9 -16.7
(-32.4%)
-7.1 (-16.9%) Nguồn: Báo cáo tài chính ACB 2019-2021 Trong gần 29 năm phát triển, ACB không những tạo nên những thành tích kinh doanh nổi bật mà còn tạo được niềm tin, củng cố vị trí vững chãi trong tâm chí của khách hàng khi nhiều lần được gọi tên là ngân hàng tốt nhất Việt Nam, gặt hái được những thành công nhất định.
+ Về huy động vốn: Năm 2021, tổng vốn huy động của ACB là 379.921 tỷ đồng, tăng 7,6% so với năm 2020 và 23,3% so với năm 2019. Điều này chứng tỏ ngân hàng ngày càng chiếm được vị trí trong lòng khách hàng, có uy tín cao, công tác tiếp thị tốt, sản phẩm dịch vụ đa dạng, đáp ứng được nhu cầu, thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng.
+ Dư nợ cho vay: Năm 2020, ACB có dư nợ tín dụng đạt 311.479 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng lên là 16% so với cùng kỳ năm 2019, tăng cao hơn so với mức 12,1% toàn ngành. Dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19, nhưng dư nợ tín dụng của ACB vẫn tăng cao và vẫn giữ được tỷ lệ xấu ở mức rất thấp, chỉ 0,59%, đây là tín hiệu tốt cho thấy một ACB tăng trưởng tốt, hiệu quả và an toàn trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Năm 2021, ACB có dư nợ tín dụng đạt 361.913 tỷ đồng, tăng lên 16,2% so với năm 2020 và 34,7% năm 2019, tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,77% thuộc hàng thấp nhất trong ngành, chứng tỏ ngân hàng vừa có khả năng sinh lời cao, vừa không chịu rủi ro thanh khoản lớn.
25
+ Vốn chủ sở hữu: Cuối năm 2021, vốn chủ ACB đạt 44.901 tỷ đồng, thuộc top những ngân hàng sở hữu vốn điều lệ cao nhất cả nước. Vốn chủ tăng mạnh qua các năm, tăng 26,7% so với năm 2020 và 61,7% so với cuối năm 2019. Điều này càng cho thấy uy tín của ngân hàng cũng như tình hình hoạt động kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên nó cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm tỷ suất ROE, nhưng cũng rất cần thiết trong điều kiện ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động để có thể đảm bảo cho ngân hàng có một nền tảng tài chính vững chắc trong vấn đề thanh khoản cũng như phát huy tối đa hiệu quả hoạt động.
+ Về quy mô tài sản: Cuối năm 2021, tổng tài sản của ACB đạt 527.770 tỷ VNĐ, tăng 18.7% so với năm 2020, và 37,6% so với năm 2019. Việc quy mô tài sản tăng một lượng lớn qua từng năm cho chúng ta thấy ngân hàng đang mở rộng quy mô kinh doanh, ngày càng định vị được thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
+ Về hiệu quả kinh doanh: Năm 2020, ACB có mức lợi nhuận trước thuế 9.596 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2019 và vượt 26% so với kế hoạch là 7.636 tỷ đồng, tỷ suất ROE giảm nhẹ và đạt 24,3% ( tương ứng giảm 1,21% so với 2019) nhưng vẫn nằm trong top cao so với toàn ngành. Đến năm 2021, ACB đạt lợi nhuận kỷ lục với lợi nhuận trước thuế xấp xỉ 12.000 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ 2020, vượt 13% so với kế hoạch. Kết quả lợi nhuận năm 2021 tăng nhờ doanh thu tăng, trong đó thu nhập lãi thuần tăng 30% nhờ vào cải thiện biên sinh lời từ tăng trưởng tốt tiền gửi không kỳ hạn so với năm 2020. Thu nhập ngoài lãi chiếm 20%
trên tổng thu nhập, giúp làm giảm rủi ro tập trung vào hoạt động tín dụng.
+ Về công nghệ: Trong thời gian qua, ACB luôn luôn tìm tỏi, học hỏi, tiến hành những bước đi mới cũng như thực hiện nhiều khoản đầu tư mạnh vào lĩnh vực công nghệ viễn thông bằng cách liên tục đưa vào thực tiễn các ứng dụng nhằm giảm tải chi phí, gia tăng lợi nhuận, đồng thời giúp nâng cao chất lượng các loại hình sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung ứng. ACB tích cực chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào quá trình vận hành giúp tiết kiệm nguồn nhân lực và thời gian xử lý giao dịch, ví dụ như áp dụng công nghệ eKYC giúp khách hàng có thể mở tài khoản trực tuyến mà không cần phải đến phòng giao dịch, nâng cấp Mobile App dành cho nhóm khách hàng cá nhân, triển khai tính năng giải ngân trực tuyến qua kênh ACB
26
Online, và ra mắt ứng dụng ACB Bussiness Application cho khách hàng doanh nghiệp,… nhằm giúp khách hàng thực hiện các giao dịch thanh toán thuận tiện và nhanh chóng.
Như vậy, mặc dù đại dịch Covid-19 bùng phát ảnh hưởng nặng nền đến các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Nhưng ACB vẫn có tình hình hoạt động kinh doanh hết sức khả quan, tăng trưởng tốt, hiệu quả và an toàn trong đại dịch, đảm bảo được lợi nhuận trước thuế vượt so với kế hoạch, chi phí được kiểm soát chặt chẽ, duy trì được khả năng thanh khoản cao với tỷ lệ nợ xấu thấp.