Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng ngoại thương lào (bcel), chdcnd lào (Trang 78 - 82)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG LÀO (BCEL), CHDCND LÀO

2.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng Ngoại thương Lào

2.3.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, độ dễ sử dụng không tác động đến hoạt động TTKDTM tại BCEL. Theo tìm hiểu của tác giả, các dịch vụ TTKDTM tại BCEL đều được hướng dẫn rất cụ thể, có quy trình rõ ràng và công khai. Do đó, phần lớn các khách hàng đều cho rằng, độ dễ sử dụng không ảnh hưởng đến các quyết định sử dụng dịch vụ TTKDTM tại BCEL. Kết quả này không đồng nhất với các kết quả nghiên cứu của Uchenna Cyril Eze và Jeniffer Keru Manyeki (2011);

Wendy Ming-Yen Teoh và cộng sự (2013); Samaneh Tavakoli Hashjin và cộng sự (2014); Đoàn Anh Khoa (2016).

An toàn (AT)

Cảm nhận lợi ích (LI)

Sự tin tưởng (TT)

Nhận thức về dịch vụ TTKDTM (NT) Thói quen sử dụng tiền

mặt (TQ)

Hoạt động TTKDTM tại BCEL

0,321

0,322

0,191

0,188

-0,213

Cảm nhận lợi ích:

Cảm nhận lợi ích có tác động cùng chiều và mạnh nhất đến hoạt động TTKDTM tại BCEL với hệ số hồi quy chuẩn hóa đạt 0,322. Theo đó, nếu khách hàng nhận thấy việc sử dụng TTKDTM mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng thì khách hàng sẽ sử dụng càng nhiều hoạt động TTKDTM. Lợi ích là nhân tố đầu tiên mà khách hàng luôn quan tâm khi sử dụng dịch vụ. Các lợi ích và hiệu quả mang lại là nhân tố để khách hàng cân nhắc việc có sử dụng hay không? Mức độ sử dụng các dịch vụ TTKDTM như thế nào. Kết quả nghiên cứu phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Biếc Linh (2010); Uchenna Cyril Eze và Jeniffer Keru Manyeki (2011);

Wendy Ming-Yen Teoh và cộng sự (2013); Samaneh Tavakoli Hashjin và cộng sự (2014); Goczek và Witkowski (2015); Đoàn Anh Khoa (2016).

An toàn (AT)

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, an toàn là nhân tố có tác động cùng chiều và mạnh thứ hai đến hoạt động TTKDTM của BCEL với hệ số hồi quy chuẩn hóa đạt 0,321. Hiện nay khi công nghệ ngày càng phát triển, xuất hiện nhiều tội phạm công nghệ. Các tội phạm này đã dùng mọi thủ đoạn để lấy cắp tiền trong tài khoản, thông tin tài khoản và thông tin khách hàng. Do đó, nhân tố an toàn là nhân tố mà tất cả khách hàng đều quan tâm. Khách hàng chỉ sử dụng dịch vụ khi cảm thấy an toàn, thông tin được bảo mật và đặc biệt bảo toàn được số tiền của mình.

Điều này hoàn toàn phù hợp trong điều kiện môi trường khoa học công nghệ hiện đại như hiện nay, bên cạnh mặt tích cực của nó thì luôn luôn đi kèm với mặt tiêu cực. Khách hàng có xu hướng sử dụng dịch vụ có tính an toàn cao về thông tin cá nhân, tài sản và cả tính mạng. Kết quả nghiên cứu phù hợp với kết quả nghiên cứu của Samaneh Tavakoli Hashjin và cộng sự (2014); Đoàn Anh Khoa (2016).

Thói quen sử dụng tiền mặt

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, thói quen sử dụng tiền mặt có tác động ngược chiều và mạnh thứ ba đến hoạt động TTKDTM tại BCEL với hệ số hồi quy chuẩn hóa đạt -0,213. Điều này cho thấy, đối với những khách hàng có thói quen sử dụng tiền mặt thì việc chuyển đổi sang sử dụng TTKDTM là rất khó vì tâm lý

không thấy tiện lợi bằng tiền mặt. Kết quả nghiên cứu phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Biếc Linh (2010); Goczek và Witkowski (2015);

Sự tin tưởng

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, sự tin tưởng có tác động cùng chiều và mạnh thứ tư đến hoạt động TTDKTM tại BCEL với hệ số hồi quy chuẩn hóa đạt 0,191. Khi khách hàng tin tưởng vào hoạt động TTKDTM của ngân hàng sẽ mang lại lợi ích, sự an toàn và nhiều tiện ích khác, khách hàng sẽ sẵn sàng sử dụng dịch vụ. Do đó, tạo niềm tin cho khách hàng là việc các ngân hàng cần thực hiện để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ nói chung tại ngân hàng mình và hoạt động TTKDTM. Kết quả nghiên cứu phù hợp với kết quả nghiên cứu của Wendy Ming- Yen Teoh và cộng sự (2013), Samaneh Tavakoli Hashjin và cộng sự (2014), Đoàn Anh Khoa (2016).

Nhận thức về dịch vụ TTKDTM (NT)

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, nhận thức về dịch vụ TTKDTM có tác động cùng chiều và mạnh thứ 5 đến hoạt động TTKDTM tại BCEL. Hoạt động TTKDTM là xu thế phát triển phù hợp với nền kinh tế hiện nay. Hiện nay các nước trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển, hoạt động TTKDTM phát triển rất mạnh mẽ và được tất cả người dân sử dụng. Mặt khác, việc sử dụng TTKDTM giúp cho các cơ quan quản lý có thể kiểm soát tiền lưu thông tốt hơn. Nhận thức được vấn đề này sẽ giúp cho khách hàng tích cực sử dụng hoạt động TTKDTM. Kết quả nghiên cứu phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Biếc Linh (2010); Samaneh Tavakoli Hashjin, Dr.Younos VakilaRoaia, Dr. Mohammad Hemati (2014).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Nội dung chương 2, tác giả đã đi sâu vào phân tích thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại BCEL trong giai đoạn 2018 – 2020. Theo đó, hoạt động TTKDTM tại BCEL liên tục được mở rộng. Doanh thu từ dịch vụ TT KDTM năm 2018 đạt mức 78.042 triệu LAK, tăng thêm 8,14% so với năm trước Trong năm 2020, doanh thu từ dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đạt mức 98.124 triệu LAK, tăng thêm 13,90%, chiếm tỷ trọng 10,16% trong tổng thu nhập dịch vụ của Ngân hàng. Doanh số giao dịch, số lượng khách hàng cũng tăng mạnh mẽ trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, tác kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động TTKDTM tại BCEL cho thấy, Các biến tác động đến hoạt động TTKDTM bao gồm: An toàn (AT), Cảm nhận lợi ích (LI), Sự tin tưởng (TT), Nhận thức về dịch vụ TTKDTM (NT), Thói quen sử dụng tiền mặt (TQ). Trong đó, yếu tố cảm nhận về lợi ích có tác động mạnh nhất đến hoạt động TTKDTM tại BCEL.

Một phần của tài liệu Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng ngoại thương lào (bcel), chdcnd lào (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)