Tổng quan về ngành thép

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp ngành thép việt nam (Trang 34 - 37)

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TỚI KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP VIỆT NAM

3.1. Tổng quan về ngành thép

3.1.1. Lịch sử ngành thép Việt Nam

Ngành công nghiệp thép Việt Nam đã trải qua hơn 60 năm kể từ thời điểm được thành lập trong năm 1960. Sau 3 năm, mẻ gang đầu tiên được sản xuất tuy nhiên phải đến năm 1975 Việt Nam mới tiến hành cán các sản phẩm thép. Giai đoạn 1976 – 1989 là giai đoạn ngành thép chỉ duy trì sản xuất ở mức độ cầm chừng và không có đột phá nào trong phát triển. Nguyên nhân đến từ những khó khăn trong nước và nền kinh tế rơi vào khủng hoảng dẫn đến gián đoạn sự phát triển. Thời kỳ 1991 – 2000, chính phủ với những cải cách từ hệ thống kinh tế đã giúp ngành thép tăng trưởng với tốc độ bình quân đạt 25%. Nhu cầu tiêu thụ thép trong nước dần được đáp ứng khi hơn 100.000 tấn sản lượng được sản xuất trong 1 năm. Các chính sách hội nhập và khai thông nền kinh tế kể từ năm 2000 trở đi đã giúp nhiều dự án từ đối tác nước ngoài có cơ hôi đầu tư vào Việt Nam. Theo đó, ngành xây dựng và các ngành công nghiệp khác càng gia tăng nhu cầu tiêu thụ thép. Quy mô hoạt động SXKD của DN thép ngày càng mở rộng cho đến ngày nay.

3.1.2. Thực trạng hiện nay của ngành thép Việt Nam

Khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu thép trong các mảng như xây dựng, ô tô và đồ gia dụng từ đó cũng tăng lên. Sự phát triển rõ rệt của nhu cầu thép trong nước ngày ngày hiện rõ.

Năm 2016, ngành thép Việt Nam chưa được phát triển đồng bộ ở nhiều khâu, khi mà các loại thép cuộn nóng và các loại thép hợp kim phục vụ cho quá trình sản xuất vẫn phải nhập khẩu với khối lượng lớn. Thời điểm 2016 tăng trưởng của thép xây dựng chiếm tỷ trọng tương đối trong các loại sản phẩm ở trong nước. Tổng tiêu thụ ghi nhận đạt hơn 15,3 triệu tấn, khi trong nước đạt sản lượng tiêu thụ hơn 12,2 triệu tấn.

Lượng tiêu thụ nước ngoài chỉ chiếm 2,8 triệu tấn do gặp nhiều áp lực từ phòng vệ thương mại ở các nước. Đến năm tiếp theo, tổng sản lượng được gia tăng khi cán mốc hơn 18,2 triệu tấn được đưa vào tiêu thụ, khi sản lượng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu vẫn được cải thiện lần lượt là 14,3 triệu tấn và 3,8 triệu tấn và được các đối tác đánh giá đứng đầu ở khu vực Đông Nam Á. Việt Nam tiếp tục duy trì thế mạnh của mình

26

khi trong tổng sản lượng toàn ngành của mình sản phẩm thép xây dựng chiếm 44%.

Trong năm 2018, dấu ấn nhờ cuộn cán nóng của Formosa đã giúp cho tổng sản lượng tiêu thụ đạt gần 22 triệu tấn. Theo số liệu từ tổng cục Hải Quan, Việt Nam đưa ra ngoài thị trường trong nước các sản phẩm tiêu thụ với con số hơn 18.6 triệu tấn, giá trị xuất khẩu giảm nhẹ còn 4,6 triệu tấn trong năm 2019.

Biểu đồ 3.1: Sản lượng tiêu thụ thép giai đoạn 2016 – 2020 (đơn vị triệu tấn)

Nguồn: tổng cục Hải Quan Năm 2020, trong bối cảnh dịch bệnh covid19 ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì vẫn ghi nhận những tín hiệu lạc quan từ ngành thép. Tình hình sản xuất thép trong 11 tháng đầu năm 2020, Việt Nam ghi nhận sản xuất thép các loại đạt 23.331.689 tấn, tăng 1% so với cùng kỳ 2019. Bên cạnh đó, bán hàng thép các loại đạt 21.016.002 tấn, giảm 0,9% so với cùng kỳ 2019. 3 tháng đầu năm 2021, sản xuất thép các loại đạt 7.644.258 tấn và tăng hơn 33% so với cùng thời điểm 2020.

Trên thị trường Việt Nam gồm các sản phẩm cơ bản: Thép xây dựng, thép cuộn cán nóng (HRC), thép cán nguội, tôn mạ và ống thép. Trong đó, thép xây dựng chiếm gần 50% tổng giá trị bán hàng và luôn ổn định với lượng sản xuất và bán hàng lớn nhất so với các sản phẩm còn lại. Trong những tháng quý cuối của năm 2020, khi chính phủ đẩy mạnh các dự án đầu tư công càng làm nhu cầu tiêu thụ thép nội địa tăng, đặc biệt phải kể đến thị trường thép xây dựng.

12.20 14.30 17.10 18.60 18.70

2.8

3.8

4.8 4.6 4.6

0 5 10 15 20 25

2016 2017 2018 2019 2020

Nội địa Xuất khẩu

27

Bảng 3.1: Tình hình sản xuất và bán hàng các thành phẩm thép của Việt Nam năm 2020

STT Ngành hàng

Năm 2020 Năm 2019 % so với cùng kỳ

Sản xuất (tấn)

Bán hàng (tấn)

Xuất khẩu (tấn)

Sản xuất (tấn)

Bán hàng (tấn)

Xuất khẩu (tấn)

Sản xuất (tấn)

Bán hàng (tấn)

Xuất khẩu (tấn) 1 Thép

xây dựng

10.114.716 10.469.607 1.469.150 10.559.740 10.594.129 1.374.345 95.8% 98.8% 106.9%

2 HRC 4.452.283 4.287.458 737.692 4.129.870 4.095.490 718.690 107.8% 104.7% 102.6%

3 Thép cán nguội

4.438.184 2.170.718 452.503 3.946.166 2.290.350 778.928 112.5% 94.8% 58.1%

4 Tôn mạ

4.427.755 3.929.338 1.619.361 4.253.888 3.763.234 1.423.213 102.3% 104.4% 113.8%

5 Ống thép

2.501.109 2.591.917 281.139 2.373.449 2.383.277 295.903 105.4% 108.8% 95%

Tổng 25.944.047 23.449.038 4.559.845 25.263.113 23.126.480 4.591.079 102.7% 101.4% 99.3%

Nguồn: Hiệp hội thép Việt Nam Hưởng lợi từ nền kinh tế theo đà hồi phục trong giai đoạn quý cuối năm 2020, ngành thép Việt Nam duy trì tín hiệu tích cực trong điều kiện bình thường mới khi tiêu thụ và SXKD ghi nhận tăng trưởng. Trong 10 tháng đầu năm 2020, theo số liệu thống kê từ hiệp hội thép Việt Nam, tình hình nhập khẩu về Việt Nam là 11,28 triệu tấn với trị giá trên 6,6 tỷ USD, giảm 7% về lượng và 17% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Quý I/2021, khía cạnh nhập khẩu đạt kim ngạch 725 triệu USD, tăng 18,19% về giá trị.

Việc sản phẩm ống thép và tôn mã Việt Nam bị điều tra chống bán phá giá khiến xuất khẩu ngành thép trong 2020 đối mặt với nhiều khó khăn. Tuy vậy hòa cùng bối cảnh triển vọng thị trường thép thế giới trong quý I/2021 đang rất sôi động, xuất khẩu sắt thép của cả nước cũng có mặt hưởng lợi. Đông Nam Á là thị trường quan trọng khi tiêu thụ chiếm 40,4% trong tổng lượng và chiếm 39,3% trong tổng giá trị xuất khẩu của nước ta, đạt 1,18 triệu tấn, tương đương 802,2 triệu USD, giảm 0,6% về lượng, nhưng cải thiện 25,3% về kim ngạch và tăng 26% về giá so với cùng kỳ năm trước với giá trung bình 679,9 USD/tấn. Đứng sau là Liên minh Châu Âu (EU), chiếm trên 16,8% trong tổng lượng và tổng kim ngạch, đạt 342,65 triệu USD, tương đương

28

410.994 tấn, giá 833,86 USD/tấn, tăng mạnh cả về kim ngạch, lượng và giá so với cùng kỳ năm 2020, với mức tăng tương ứng 613,2% và 550,4% và 9,7%. Những con số trên cho thấy kim ngạch xuất khẩu sắt thép đang tăng vượt trội so với khối lượng, tác động chủ yếu là do giá tăng mạnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp ngành thép việt nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)