Thực trạng khả năng sinh lời của doanh nghiệp thép Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp ngành thép việt nam (Trang 43 - 48)

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TỚI KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP VIỆT NAM

3.3. Thực trạng khả năng sinh lời của doanh nghiệp thép Việt Nam

Do hạn chế của đề tài khi nghiên cứu không có được thông tin của những DN thép chưa niêm yết trên TTCK Việt Nam. Để khắc phục những hạn chế này, tác giả tổng hợp LNST bình quân của các DN ngành thép trên TTCK Việt Nam để đưa ra thực trạng chung về KNSL của toàn ngành.

35

Bảng 3.7: Tổng hợp LNST bình quân DN ngành thép (đơn vị: triệu đồng)

Nguồn: Thống kê mô tả từ phần mềm stata Trong giai đoạn 2016 - 2017 do nhu cầu xây dựng tăng cao cùng với đó thép xây dựng từ trước tới nay luôn chiếm tỷ trọng lớn trong sản phẩm của ngành khiến tổng LNST của ngành tăng từ 483.921 (triệu đồng) năm 2016 lên 534.472 (triệu đồng) trong năm 2017. Tuy nhiên 2 năm tiếp theo, LNST của toàn ngành có dầu hiệu chững lại thậm chí giảm sâu chỉ còn 344.677 (triệu đồng) trong năm 2019. Nguyên do là giá nguyên liệu đầu vào của ngành thép như quặng sắt và thép phế trên thế giới có dấu hiệu tăng phần nào ảnh hưởng tới biên lợi nhuận kiếm được của các DN. Nhìn chung, trong năm 2020 nhóm ngành thép đã có những bước tăng trưởng ấn tượng đạt 738.270 (triệu đồng) LNST nhờ việc nguồn cung thép thế giới bị thiếu hụt trên thế giới cũng như các gói kích thích kinh tế khuyến khích đầu tư công làm giá thép tăng mạnh. Nhờ đó, DN thép được hưởng lợi làm LNST toàn ngành được cải thiện.

Để đi sâu hơn trong phần thực trạng về KNSL, tác giả sẽ khái quát tổng thể và phân tích KNSL của 3 công ty có mã chứng khoán là HPG - Tập đoàn Hòa Phát, HSG – Tập đoạn Hoa Sen và NKG - Công ty thép Nam Kim với mức doanh thu và lợi nhuận đạt được trong nhóm tiêu biểu của ngành.

0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000

2016 2017 2018 2019 2020

483,921 534,472

431,285

346,667

738,270

36

Biểu đồ 3.5: LNST, ROE và ROA của tập đoàn Hòa Phát giai đoạn 2016 – 2020

Nguồn: Tổng hợp của tác giả Nếu nhắc đến DN thép ở Việt Nam thì phải kể tên đầu tiên Tập đoàn Hòa Phát - HPG với quy mô đứng đầu trong thị phần ngành hiện ở mức 32,5%. LNST duy trì tăng đều và ổn định năm 2016 đạt mốc 6.606.203 (triệu đồng) và đạt đỉnh điểm trong năm 2020 với LNST ghi nhận 13.506.164 (triệu đồng). Mặc dù hai chỉ tiêu đánh giá KNSL là ROE và ROA trong giai đoạn 2016 đến nay vẫn theo chu kỳ giảm. Điều này hoàn toàn có thể hiểu là DN tận dụng khoản lợi nhuận của mình để nâng VCSH và đầu tư thêm tài sản nhằm phục vụ HĐKD trong tương lai. Điểm tích cực là trong năm 2020, ROE và ROA đồng loạt tăng tích cực lên 25,14% và 11,53%. Khi năm 2020, lĩnh vực sản xuất thép vẫn là nhân tố chủ chốt tác động tới đà tăng trưởng. Doanh thu tại Hòa Phát đạt 91.279.362 (triệu đồng), tăng 41% so với năm 2019 và 13.506 tỷ đồng LNST, tăng 78% so với năm 2019.

0

2,000,000 4,000,000 6,000,000 8,000,000 10,000,000 12,000,000 14,000,000 16,000,000

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

2016 2017 2018 2019 2020

LNST (triệu đồng)

TSSL (%)

ROE ROA LNST

37

Biểu đồ 3.6: LNST, ROE và ROA của tập đoàn Hoa Sen giai đoạn 2016 – 2020

Nguồn: Tổng hợp của tác giả Kế đến là Tập đòa Hoa Sen (HSG). Năm 2016 - 2017 với mức LNST duy trì ổn định khi 2016 đạt 1.504.190 (triệu đồng) và 2017 đạt mốc 1.331.649 (triệu đồng). Tuy nhiên tới năm 2018 lại giảm mạnh hơn 50% còn 409.166 (triệu đồng) và 361.372 (triệu đồng) trong năm 2019. LNST của DN bị ảnh hưởng do doanh thu xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Khi trong tháng 8 năm 2019, sản lượng thép xuất khẩu ra M và châu Âu giảm 43% so với 2018. Tuy nhiên đến năm 2020, khi hưởng lợi chung từ ngành đã khiến LNST tăng mạnh trở lại đạt 1.153.014 (triệu đồng), gấp hơn 3 lần so với năm ngoái. Trong đó, doanh thu trong năm đạt 27.534.264 (triệu đồng) mới chỉ thực hiện được 98% kế hoạch cả năm. Hai chỉ số tài chính thể hiện KNSL là ROE và ROA cũng nằm trong xu hướng chung của DN khi giảm 42,71% năm 2016 xuống còn 6,81% tại năm 2019 với ROE và ROA giảm 13,83% trong năm 2016 còn 1,88% trong năm 2019.

Tuy nhiên, đến năm 2020 hai chỉ tiêu đã có phục hồi tích cực khi ROE và ROA lần lượt là 19,13 % và 6,59%. Các chỉ tiêu tài chính được cải thiện do vào quý cuối của năm 2018 là thời điểm HSG đẩy mạnh giải phóng HTK với mức giá bán thấp hơn và dòng tiền được tăng đáng kể.

0

200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 1,600,000

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

2016 2017 2018 2019 2020

LNST (triệu đồng)

TSSL (%)

ROE ROA LNST

38

Biểu đồ 3.7: LNST, ROE và ROA của công ty thép Nam Kim giai đoạn 2016 – 2020

Nguồn: Tổng hợp của tác giả Cuối cùng là công ty Thép Nam Kim (NKG) cũng chịu ảnh hưởng từ phía tiêu thụ HTK đã khiến LNST giảm từ năm 2017 với mức 707.512 (triệu đồng) xuống còn 47.334 (triệu đồng) trong năm 2019. Do những khó khăn của ngành tôn mạ 2018 - 2019, khi giá vật liệu liên tục tăng càng làm cho chi phí HTK bị đẩy lên cao. Điều này cũng đã tác động phần nào tới 2 chỉ số đại diện cho KNSL là ROE giảm từ 46,64%

xuống còn 1,58% và ROA giảm từ 10,39% xuống còn 0,58%. Tuy nhiên, giống đa phần các DN khác trong ngành khi năm 2020 đánh dấu sự hồi phục từ lĩnh vực thép LNST của NKG đạt 295.270 (triệu đồng) tăng 6 lần so với năm 2019 nhờ giá vốn giảm mạnh. Nhờ đó ROE đã quay đầu tăng tích cực ghi nhận 9,53% với ROE và 3,73% với ROA.

Tổng quát, trong giai đoạn 2016 – 2019, DN ngành thép có xu hướng giảm, riêng tập toàn Hòa Phát vẫn duy trì ổn định và không có nhiều bứt phá. Điều này hoàn toàn có thể hiểu bởi trong giai đoạn trước đó, giá quặng sắt tăng mạnh làm giá vốn sản xuất gia tăng. Đây là yếu tố tác động lớn tới ngành khi nguyên liệu này chiếm tới 30- 40% chi phí sản xuất thép. Trong bối cảnh các DN trong nước tăng cường mở rộng sẽ khiến cạnh tranh thị phần trở nên thách thức hơn và dẫn đến những DN có biên lợi nhuận giảm sút. Năm 2020, dịch Covid-19 đã khiến các hoạt động SXKD bị hạn chế,

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000

2016 2017 2018 2019 2020

TSSL (%)

LNST triệu đồng)

ROE ROA LNST

39

nhu cầu về thép suy giảm mạnh. Mặc dù vậy trong những tháng cuối năm, với những biện pháp kiểm soát dịch tốt từ phía Việt Nam cùng với các chính sách tài khóa đẩy mạnh đầu tư công khiến nhu cầu tiêu thụ thép bật tăng mạnh, đặc biệt trong quý IV.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp ngành thép việt nam (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)