CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.3. Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên trong việc đào tạo kế toán theo IFRS tại HVNH
Để đánh giá sự hài lòng của sinh viên trước tiên phải xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng này. Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu và nhận thấy các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên trong đào tạo kế toán theo IFRS bao gồm các tiêu chí như Sơ đồ 1.3:
Sơ đồ 1.3. Mô hình ước tính sự hài lòng của sinh viên đối với việc đào tạo kế toán theo IFRS
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu xây dựng) Yếu tố thứ nhất, giảng viên
Giảng viên đóng vai trò quan trọng, là người hướng dẫn, dẫn dắt người học tiếp cận các tri thức theo mục đích của chương trình học. Do đó, giảng viên phải trang bị
Sự hài lòng
của sinh viên
Giảng viên
Kỹ năng sư phạm Kiến thức của giảng viên Sự chuẩn bị của giảng viên về môn học
Tác phong của giảng viên
Tài liệu
Sự phù hợp của tài liệu Sự sẵn có của tài liệu Sự phong phú của tài liệu Sự phù hợp về giá cả của tài liệu
Trình độ ngoại ngữ
Kỹ năng nghe Kỹ năng nói Kỹ năng đọc Kỹ năng viết
Chương trình đào tạo
Mức độ khó của môn học Đã đúng với chuẩn quốc tế chưa
Có khác biệt với chương trình học hiện nay không Có phù hợp với sinh viên hiện nay không
22 chuẩn về chuyên môn. Giảng viên không chỉ nắm vững nội dung một bài học mà mình truyền đạt mà phải nắm được kiến thức của cả chương trình môn học, phần học để định hướng cho sinh viên phát triển khả năng của mình; có như vậy giảng viên mới liên kết, hệ thống hoá kiến thức cần thiết giúp sinh viên dễ nắm bắt những nội dung chính của bài học, môn học, phần học.
Khi đánh giá giảng viên, nhóm nghiên cứu dựa trên 4 tiêu chí gồm:
- Kỹ năng sư phạm: Kỹ năng sư phạm là một yếu tố góp phần quan trọng cho sự thành công của giờ giảng. Kỹ năng sư phạm giúp giảng viên có phương pháp truyền thụ tốt, linh hoạt trong việc phối hợp các phương pháp, phương tiện giảng dạy, nắm bắt được tâm lý sinh viên một cách nhanh chóng từ đó thu hút được sinh viên một cách có hiệu quả. Trong giảng dạy có nhiều phương pháp truyền thụ kiến thức, phần lớn giảng viên thường sử dụng phương pháp thuyết trình, vì phương pháp này có nhiều ưu điểm, người dạy chủ động quá trình giảng dạy cả về tri thức và thời gian. Tuy nhiên, phương pháp này cũng dễ dẫn tới sự tiếp thu thụ động cho sinh viên. Do đó, trong quá trình giảng dạy, đòi hỏi phải có sự lựa chọn, phối hợp sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp với từng nội dung kiến thức, từng đặc điểm của lớp học.
- Kiến thức chuyên môn của giảng viên: Giảng viên có năng lực chuyên môn trước hết đòi hỏi phải có bằng cấp và phải được trang bị những kiến thức cơ bản, những kiến thức chuyên ngành theo chiều sâu. Thực tiễn đã khẳng định một trong những năng lực có ý nghĩa quyết định sự thành công trong giảng dạy là nắm vững những tri thức khoa học thuộc lĩnh vực giảng dạy của mình. Tuy nhiên không phải chỉ có bằng cấp và kiến thức nền tảng mà giảng viên cần phải không ngừng tích lũy kinh nghiệm thực tiễn, bổ sung kiến thức một cách liên tục, thường xuyên, giúp giảng viên làm sinh động bài giảng, gắn kết giữa nội dung bài giảng với thực tiễn thông qua những minh hoạ, ví dụ từ thực tiễn; từ đó sinh viên dễ tiếp thu bài, dễ nhớ bài và điều quan trọng là sinh viên thấy nội dung bài giảng gắn liền với cuộc sống chứ không phải xa rời, khó hiểu.
- Sự chuẩn bị của giảng viên: Sự chuẩn bị kĩ lưỡng giúp cho bài giảng của giảng viên được xây dựng hiệu quả và khoa học, phù hợp với khả năng tiếp thu của sinh viên.
- Tác phong của giảng viên khi lên lớp: Phong cách giảng viên cũng giữ vai trò quan trọng, từ phong thái, tác phong, tư cách, tâm tư, tình cảm của người thầy mà
23 người học thích học hay không thích học, bị lôi cuốn hay không bị lôi cuốn vào môn học. Người giảng nhiệt huyết được môn học sẽ thu hút được sự chú ý của người học.
Do đó, người thầy bao giờ cũng phải chuẩn về phong cách, từ giọng nói, điệu bộ, tâm trạng, xúc cảm… tạo sự hứng thú cho người học.
Dựa trên cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu về sự hài lòng của sinh viên đối với việc đào tạo kế toán theo IFRS, đề tài xây dựng câu hỏi nghiên cứu sau:
Câu hỏi 1: Đội ngũ giảng viên ảnh hưởng như thế nào đến sự hài lòng của sinh viên về đào tạo kế toán theo IFRS?
Giả thuyết nghiên cứu cần kiểm định để trả lời câu hỏi nghiên cứu:
H1: Đội ngũ giảng viên càng tốt thì sự hài lòng của sinh viên về đào tạo kế toán theo IFRS càng cao.
Yếu tố thứ hai, tài liệu liên quan đến IFRS
Khi bắt đầu giảng dạy một môn học, giảng viên luôn chú trọng việc cung cấp nguồn học liệu bắt buộc và đọc thêm để cho sinh viên tham khảo. Do đó sinh viên muốn học tập tốt trên lớp và tự học thì cần tìm đến các nguồn học liệu do giáo viên cung cấp. Để làm tốt được điều này, nhà trường cần cung cấp tài liệu bắt buộc cho sinh viên một cách đầy đủ và phù hợp. Đối với tài liệu đọc thêm giảng viên cần cung cấp cho sinh viên các nguồn đáng tin cậy và dễ tìm kiếm. Đánh giá về nhân tố này, nhóm nghiên cứu dựa trên các khía cạnh sau:
- Sự phù hợp của tài liệu:
+ Đối với chương trình Đào tạo Quốc tế (CityU): bao gồm cả lý thuyết và bài tập của Williams, Haka, Bettner và Carcello
+ Đối với chương trình Chất lượng cao: Bộ sách bao gồm giáo trình và bài tập được xây dựng trên cở sở các nguồn tài liệu của Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA).
- Sự sẵn có của tài liệu: Ngoài bộ sách nhà trường cung cấp, giảng viên đã cung cấp thêm cho sinh viên các nguồn tài liệu tham khảo để đọc thêm. Cùng với đó, thư viện nhà trường đã hỗ trợ thêm về tài liệu để sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận.
- Sự phong phú của tài liệu: Nguồn tài liệu liên quan đến IFRS vô cùng phong phú; tuy nhiên, ở Học viện Ngân hàng, tài liệu liên quan đến IFRS vẫn còn hạn chế cả về chất lượng và số lượng.
24 - Sự hợp lý về giá cả của tài liệu: Tại Học viện Ngân hàng, bộ sách được nhà trường cung cấp với chi phí cố định hợp lý mà sinh viên hoàn toàn có thể chi trả được do đây là các tài liệu nhà trường mua bản quyền và in cho sinh viên. Do còn hạn chế về số lượng tài liệu liên quan đến IFRS ở thư viện nên để tiếp cận nhiều hơn với nguồn tài liệu tham khảo được xuất bản bởi các nguồn uy tín trên thế giới, sinh viên phải tự chi trả với chi phí cao do bản quyền. Điều này là trở ngại tương đối lớn đối với sinh viên Học viện Ngân hàng hiện nay.
Từ các phân tích trên, đề tài xây dựng câu hỏi nghiên cứu sau:
Câu hỏi 2: Tài liệu liên quan đến IFRS ảnh hưởng như thế nào đến sự hài lòng của sinh viên về đào tạo kế toán theo IFRS?
Giả thuyết nghiên cứu cần kiểm định để trả lời câu hỏi nghiên cứu:
H2: Tài liệu liên quan đến IFRS càng cao thì mức độ hài lòng của sinh viên về đào tạo kế toán theo IFRS càng lớn.
Yếu tố thứ ba, trình độ ngoại ngữ của sinh viên
IFRS được xem như ngôn ngữ kế toán chung trên toàn thế giới, vì vậy IFRS được xây dựng theo ngôn ngữ chung – tiếng Anh. Do đó, việc áp dụng thành công IFRS trước hết đòi hỏi sinh viên phải có khả năng ngoại ngữ để thông hiểu các tài liệu liên quan đến IFRS. Trình độ ngoại ngữ của sinh viên được đánh giá dựa trên 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Đây là 4 chuẩn kĩ năng trong các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế phổ biến hiện nay là IELTS hay TOEFL. Hiện nay, HVNH quy định:
- Đối với sinh viên theo học chương trình Đào tạo Quốc tế (CityU) khi kết thúc năm học thứ 3 thì năng lực ngôn ngữ Anh phải đạt được ở mức từ 540 TOEFL (6.0 IELTS) hoặc tương đương.
- Đối với sinh viên theo học chương trình Chất lượng cao, khi tốt nghiệp phải có năng lực ngôn ngữ Anh đạt được ở mức từ bậc 4/6 trở lên thang khung Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương
Bảng 1.2. Quy đổi chuẩn ngoại ngữ Việt Nam theo chuẩn ngoại ngữ quốc tế Cấp độ (CERF) IELTS TOEFL Khung Châu Âu
4/6 (Khung Việt Nam) 6,0 61 iBT B2
(Nguồn:hvnh.edu.vn) Như vậy, để đạt được chuẩn mực tiếng Anh đầu ra của HVNH, trong quá trình học, sinh viên cần theo sát chương trình học tiếng Anh của nhà trường và không ngừng nâng cao trình độ tiếng Anh thông qua các hoạt động ngoại khóa. Việc tích cực, chủ
25 động học tiếng Anh sẽ giúp ích cho sinh viên khi tiếp cận những môn học bằng tiếng Anh, đặc biệt, đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho sinh viên tiếp thu kiến thức về IFRS và áp dụng các kiến thức về IFRS trong thực tế một cách dễ dàng hơn.
Từ các phân tích trên, đề tài xây dựng câu hỏi nghiên cứu sau:
Câu hỏi 3: Trình độ ngoại ngữ của sinh viên ảnh hưởng như thế nào đến sự hài lòng của sinh viên về đào tạo kế toán theo IFRS?
Giả thuyết nghiên cứu cần kiểm định để trả lời câu hỏi nghiên cứu:
H3: Trình độ ngoại ngữ của sinh viên càng tốt thì sự hài lòng của sinh viên về đào tạo kế toán theo IFRS càng cao.
Yếu tố thứ tư, chương trình dạy các môn có liên quan đến IFRS
Hiện nay, HVNH chưa triển khai giảng dạy môn học tách biệt về IFRS mà chỉ tích hợp với một số môn học sẵn có như: Kế toán Tài chính và Kế toán Quản trị (Đối với chương trình đào tạo của CityU); Kế toán Quản trị 1, Kế toán Tài chính 2, Kế toán Quản trị 2, Kế toán Tài chính 3... (Đối với chương trình Chất lượng cao). Trong tương lai, nếu muốn áp dụng một cách rộng rãi chương trình học riêng biệt về IFRS cho sinh viên toàn trường, một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự hài lòng và mức độ quan tâm của sinh viên đối với chương trình này như:
- Mức độ khó của các môn học: Chương trình đào tạo của Học viện Ngân hàng cho sinh viên hiện nay vẫn đang được giảng dạy theo VAS nên khi chuyển sang đào tạo theo IFRS đã tạo ra khó khăn nhất định cho giảng viên cũng như sinh viên.
+ Đối với giảng viên: giảng viên cần thiết kế và xây dựng chương trình giảng dạy và tài liệu phù hợp giúp sinh viên dễ tiếp cận với khối lượng kiến thức lớn và khó.
+ Đối với sinh viên: bên cạnh những kiến thức cần ghi nhớ, sinh viện phải phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa VAS và IFRS.
- So sánh với chuẩn quốc tế: Vì được dạy và học theo bộ tài liệu theo chuẩn quốc tế nên chương trình học được cập nhật một cách thường xuyên và đúng với chuẩn quốc tế.
- Sự khác biệt với chương trình học hiện nay của trường: Sự khác biệt giữa VAS và IFRS đã tạo nên sự khác biệt chính trong chương trình học hiện nay.
26 - Sự phù hợp với khả năng và kiến thức của sinh viên hiện nay: Do xu hướng toàn cầu hóa, nền kinh tế hội nhập như hiện nay, xây dựng khung chương trình theo chuẩn quốc tế là hoàn toàn phù hợp, tạo cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Do những kiến thức cơ bản về kế toán đã được học trong môn Nguyên lý kế toán nên việc tiếp cận một cách chuyên sâu hơn sẽ phần nào trở nên dễ dàng hơn với sinh viên.
Từ các phân tích trên, đề tài xây dựng câu hỏi nghiên cứu sau:
Câu hỏi 4: Chương trình dạy các môn có liên quan đến IFRS có ảnh hưởng như thế nào đến sự hài lòng của sinh viên về đào tạo kế toán theo IFRS?
Giả thuyết nghiên cứu cần kiểm định để trả lời câu hỏi nghiên cứu:
H4: Chương trình dạy các môn có liên quan đến IFRS càng tốt thì sự hài lòng của sinh viên về đào tạo kế toán theo IFRS càng cao.
Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về đào tạo kế toán theo IFRS:
Hailong = b0 + b1Giangvien + b2Tailieu+ b3KNTA+b4Chuongtrinh Trong đó:
+ Hailong: Mức độ hài lòng của sinh viên đối với việc đào tạo kế toán theo IFRS
+ Giangvien: Chất lượng đội ngũ giảng viên + Tailieu: Tài liệu học tập, giảng dạy IFRS + KNTA: Trình độ ngoại ngữ
+ Chuongtrinh: Chương trình dạy các môn có liên quan đến IFRS
27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Ở chương 1, nhóm nghiên cứu đã trình bày cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu.
Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã trình bày về quá trình hình thành và phát triển của IFRS, thực trạng áp dụng IFRS ở Việt Nam cũng như khó khăn và thách thức trong đào tạo IFRS tại các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu cũng đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên trong việc đào tạo kế toán theo chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại HVNH bao gồm: Chất lượng đội ngũ giảng viên; Trình độ ngoại ngữ của sinh viên; Tài liệu liên quan đến IFRS và Chương trình dạy các môn có liên quan đến IFRS. Từ những cơ sở trên nhóm nghiên cứu đã đưa ra mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về đào tạo kế toán theo IFRS:
Hailong = b0 + b1Giangvien + b2Tailieu+ b3KNTA+b4Chuongtrinh
Trong các chương tiếp theo, nhóm nghiên cứu sẽ thực hiện kiểm định các nhân tố này để tìm ra nhân tố nào tác động, nhân tố nào không tác động đến việc đào tạo kế toán theo chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại HVNH và mức độ tác động như thế nào (cùng chiều hay ngược chiều).
28