Xác định và mô tả tổng thể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới ý định phát triển nghề nghiệp của người lao động tại địa bàn thành phố hà nội (Trang 40 - 48)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Xác định và mô tả tổng thể

Tổng thể được xác định trong nghiên cứu này được xác định là toàn bộ người lao động có khả năng lao động và đủ tuổi lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3.2.1.1. Lực lượng lao động

Theo một báo cáo của Cục Thống kê Hà Nội (2018) “Về lực lượng lao động năm 2017, khu vực thành thị là 2 triệu người; khu vực nông thôn là 1.8 triệu người. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 67,8%, trong đó khu vực thành thị là 62.3% và khu vực nông thôn là 75.3%. Ước tính số người có việc làm trong năm 2017 đạt trên 3,7 triệu người chiếm 97,4% so với tổng số lao động trong độ tuổi từ 15 trở lên. Trong đó, khu vực khu vực thành thị chiếm 53,1%; khu vực nông thôn chiếm 46,9%. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động đang làm việc qua đào tạo của Hà Nội ước đạt 60,7% và tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị ở mức 3,1%”

Một số số liệu mà nhóm tác giả thu thập được thì theo Tổng cục thống kê (2019) “Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước quý I năm 2019 ước tính là 55,4 triệu người, giảm 207,0 nghìn người so với quý trước và tăng 331,9 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Lực lượng lao động giảm so với quý trước do quý I là thời gian có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và diễn ra các lễ hội nên người dân kéo dài thời gian nghỉ làm việc, nhu cầu làm việc và tìm kiếm việc làm trong dân cư giảm.

Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động quý I năm 2019 ước tính là 48,8 triệu người, giảm 96,4 nghìn người so với quý trước, tăng 444,2 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị là 16,9 triệu người, chiếm 34,7%; lực lượng lao động nữ trong độ tuổi lao động đạt 22,3 triệu người, chiếm 45,6% tổng số lao động trong độ tuổi của cả nước.

37

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý I năm 2019 ước tính là 76,6%, giảm 0,6% điểm phần trăm so với quý trước, giảm 0,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nữ là 71,1%, thấp hơn 11,3 điểm phần trăm so với lực lượng lao động nam (82,4%). Mức độ tham gia lực lượng lao động của dân cư khu vực thành thị và nông thôn vẫn còn khác biệt đáng kể, cách biệt 12,5 điểm phần (thành thị: 68,7%; nông thôn: 81,2%); ở các nhóm tuổi, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở khu vực thành thị đều thấp hơn nông thôn, trong đó chênh lệch nhiều nhất ở nhóm 15- 24 tuổi và nhóm từ 50 tuổi trở lên.

Những thông tin này cho thấy, người dân tại khu vực nông thôn gia nhập thị trường lao động sớm hơn và rời bỏ thị trường này muộn hơn khá nhiều so với khu vực thành thị; đây là đặc điểm điển hình của thị trường lao động với cơ cấu lao động tham gia ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao.” (Tổng cục Thống kê, 2019)

3.2.1.2. Lao động có việc làm

Đối với lao động có việc làm thì cũng có một số tài liệu đề cập tới như sau:

“Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý I năm 2019 ước tính là 54,3 triệu người, giảm 208,3 nghìn người so với quý trước, tăng 329,2 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lao động có việc làm ở khu vực thành thị chiếm 33,01% và lao động nữ có việc làm chiếm 47,7% trong tổng số người có việc làm. Xu hướng lao động có việc làm trong quý I năm 2019 tăng rõ ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực ngoài nhà nước.

Lao động có việc làm đã qua đào tạo từ trình độ “Sơ cấp nghề” trở lên trong quý I năm 2019 ước tính là 12,1 triệu người, chiếm 22,2% số lao động có việc làm của toàn quốc, tăng 0,1 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,7 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Cơ cấu lao động trong các ngành đang có sự chuyển dịch từ khu vực Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản sang khu vực Công nghiệp và Xây dựng và Dịch vụ. Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong khu vực khu vực Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản ước tính là 19,2 triệu người, chiếm 35,4% (giảm 3,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước); khu vực Công nghiệp và xây dựng là 15,6 triệu người, chiếm 28,6%

(tăng 2,0 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước); khu vực Dịch vụ là 19,5 triệu

38

người, chiếm 36,0% (tăng 1,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước).” (Tổng cục Thống kê, 2019)

“Lao động giản đơn” thu hút nhiều nhân lực nhất trong thị trường lao động tại Việt Nam, chiếm 35,0% lao động có việc làm trên toàn quốc. Tỷ lệ người làm các công việc giản đơn còn cao trong bối cảnh đào tạo chuyên môn kỹ thuật (từ trình độ

“Sơ cấp nghề” trở lên) cho người lao động còn thấp (khoảng 22,5% đối với lực lượng lao động và 22,2% đối với lao động có việc làm). Toàn quốc có khoảng 1,1% lao động là “lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các đơn vị”. (Tổng cục Thống kê, 2019)

“Tỷ trọng này ở nam giới cao gấp 2,5 lần ở nữ giới (tương ứng là 1,6% so với 0,6%), ở khu vực thành thị cao gấp gần 4 lần khu vực nông thôn (tương ứng là 2,3% so với 0,6%), những lao động này hầu hết đều đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật (chiếm 99,2%).” (Tổng cục Thống kê, 2019)

3.2.1.3. Thu nhập của người lao động

Xem xét về khía cạnh thu nhập: “Thu nhập bình quân tháng của lao động có việc làm trong quý I năm 2019 đạt 5,7 triệu đồng/tháng, tăng 670 nghìn đồng so với quý trước và tăng 1,03 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước; thu nhập bình quân của lao động nam cao gấp 1,4 lần so với thu nhập bình quân của lao động nữ (tương ứng là 6,6 triệu đồng và 4,7 triệu đồng); thu nhập bình quân của lao động thành thị cao hơn lao động nông thôn 3 triệu đồng (tương ứng là 7,7 triệu đồng và 4,7 triệu đồng).

Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương trong quý I năm 2019 ước tính là 6,9 triệu đồng/tháng, tăng gần 967 nghìn đồng so với quý trước và tăng 1,05 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thu nhập của nam là 7,3 triệu đồng/tháng, nữ là 6,5 triệu đồng/tháng, lao động thành thị là 8,2 triệu đồng/tháng, lao động nông thôn là 6,0 triệu đồng/tháng.

Thu nhập bình quân tháng từ công việc làm công hưởng lương của nhóm “Nhà lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các đơn vị” cao nhất (11,2 triệu đồng/tháng), tăng gần 2 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước; nhóm “Nhà chuyên môn kỹ thuật bậc cao”

là 9,4 triệu đồng/tháng, tăng gần 1,4 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước; nhóm “lao động giản đơn” là 4,8 triệu đồng/tháng, tăng 844 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước.” (Tổng cục Thống kê, 2019)

39

Nguồn: (Tổng cục Thống kê, 2019) Hình 3.2 “Thu nhập bình quân của lao động làm công ăn lương theo trình độ học vấn,

quý I/2019”

Không những thế: “Thu nhập bình quân tháng từ công việc làm công hưởng lương của những người có trình độ trên đại học trở lên là gần 13,5 triệu đồng/tháng;

những người chưa học xong tiểu học là 5,1 triệu đồng/tháng; những người chưa từng đi học là 4,3 triệu/tháng.

Thu nhập bình quân tháng từ công việc làm công hưởng lương của những người có thâm niên công tác từ 3 năm trở lên là 7,4 triệu đồng/tháng; từ 1 đến dưới 3 năm là 6,2 triệu đồng/tháng; những người mới làm việc chưa được 1 tháng là 3,3 triệu đồng/tháng.” (Tổng cục Thống kê, 2019)

Nguồn: (Tổng cục Thống kê, 2019) Hình 3.3 “Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công ăn lương”

40

3.2.1.4. Thất nghiệp, thiếu việc làm và lao động phi chính thức

Theo các số liệu mà Tổng cục thông kê (2019) đưa ra thì: “Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động trong quý I năm 2019 ước gần 1,1 triệu người, giảm 3,5 nghìn người so với quý trước và giảm 8,2 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2019 ước là 2,17%, không thay đổi so với quý trước và giảm 0,03 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Số thanh niên (người từ 15 đến 24 tuổi) thất nghiệp trong quý I năm 2019 ước khoảng 448,5 nghìn người, chiếm 40,4% tổng số người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong quý I năm 2019 ước là 6,27%, tăng 0,65 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 10,49%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 15 đến 24 tuổi cao hơn so với tỷ lệ thất nghiệp chung do lực lượng lao động thanh niên khi tham gia vào thị trường lao động thường có xu hướng chủ động tìm kiếm các việc làm phù hợp với năng lực và điều kiện riêng của mình hơn so với nhóm dân số khác. Theo quy chuẩn quốc tế, những người chưa có việc làm và đang tìm kiếm việc làm trong thời gian tham chiếu được coi là người thất nghiệp. Điều này khiến tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm thanh niên cao hơn mức trung bình. Đây là tình hình chung của hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.” (Tổng cục Thống kê, 2019)

Đối với tỷ lệ thiếu việc làm theo Tổng cục thống kê (2019): “Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý I năm 2019 ước là 1,21%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị là 0,60%, ở khu vực nông thôn là 1,53%. Đa phần những người thiếu việc làm hiện làm việc trong khu vực Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản (chiếm 71,1% trong tổng số người thiếu việc làm). Tỷ lệ người lao động thiếu việc làm trong khu vực Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản là 2,4%, cao gấp 6 lần tỷ lệ thiếu việc làm của người lao động làm việc trong khu vực dịch vụ và khu vực công nghiệp và xây dựng.” (Tổng cục Thống kê, 2019)

Bên cạnh đó chúng ta cũng quan tâm tới tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức. Theo Tông cục thống kê (2019) trong quý I năm 2019 là: “54,3%, giảm 1,7 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 2,0 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước;

41

giảm chủ yếu ở khu vực thành thị, từ 47,9% xuống còn 45,9%. Tỷ lệ này ở khu vực nông thôn cao gấp gần 1,3 lần ở khu vực thành thị, tương ứng là 61,3% và 45,9%.

Đa số lao động có việc làm phi chính thức đều chưa được đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Trong số 19 triệu lao động có việc làm phi chính thức, lao động có trình độ trung học cơ sở chiếm tỷ trọng cao nhất (33,6%), tiếp đến là lao động có trình độ tiểu học (24,3%) và trung học phổ thông (18,2%). Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp nghề trở lên chỉ chiếm tỷ trọng 13,1% tổng số lao động có việc làm phi chính thức.” (Tổng cục Thống kê, 2019)

3.2.2. Mô tả nhóm mẫu 3.2.2.1. Kích thước mẫu

Theo đa số các nhà nghiên cứu, quá trình nghiên cứu sẽ được thực hiện tốt hơn khi mà kích thước mẫu tăng lên, tuy nhiên việc tăng kích thước mẫu sẽ làm tăng “sai số ngẫu nhiên” không do lấy mẫu và giảm “sai số ngẫu nhiên” do lấy mẫu. Tác giả Nguyễn Đình Thọ (2014) đã cho rằng để sử dụng “phân tích nhân tố khám phá EFA”, kích thước tối thiểu mà mẫu cần đạt được phải là năm mươi quan sát, Tỷ lệ giữa số quan sát và số biến được đo lường thường là tỷ lệ 5:1, tương đương với việc mỗi một biến được đo lường cần tối thiểu năm quan sát (Thọ, 2014). Cụ thể trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã đề xuất một mô hình nghiên cứu bao gồm hai mươi hai biến quan sát được đưa vào sử dụng trong “phân tích nhân tố khám phá”. Nghĩa là, cỡ mẫu mà nghiên cứu này cần phải đạt được tối thiểu là: (22 x 5 = 110) tương đương 110 quan sát. Trên thực tế, nhóm tác giả đã điều tra 320 người lao động trong khoảng (04/02/2020 - 11/02/2020). Trong đó,có 21 phiếu không hợp lệ do điền sai, điền thiếu thông tin, điền thông tin thiếu trách nhiệm hoặc phiếu thuộc về người lao động không thuộc địa bàn Hà Nội nên các phiếu trên đã được loại bỏ.

3.2.2.2. Nhóm mẫu nghiên cứu

Tổng số phiếu được dùng để phân tích là 299 phiếu trong khu vực thành phố Hà Nội. Hình thức mà nhóm tác giả sử dụng để thu thập dữ liệu là gửi bảng câu hỏi chính thức tới các đối tượng điều tra bằng đường dẫn (link) tới google form để họ thực hiện điền các thông tin và trả lời câu hỏi trong bảng hỏi. Các đối tượng của mẫu điều tra này được các tác giả chọn lựa và thu thập dựa trên phương pháp lấy mẫu thuận tiện, các đối tượng đều là người có khả năng lao động và đủ tuổi lao động theo luật lao

42

động trên địa bàn thành phố Hà Nội. Có tất cả 320 người đã thực hiện điền thông tin và trả lời phiếu khảo sát online và có 21 phiếu điều tra khảo sát không hợp lệ do một số lý do như: sai thông tin, thiếu thông tin, điền thiếu trách nhiệm... Kết quả là có 299 phiếu trả lời hợp lệ được sử dụng để tiến hành phân tích và đưa ra kết luận.

Trong tổng số 299 phiếu điều tra thu được thì nhóm tác giả thống kê được 90 phiếu điều tra của nam giới chiếm tỷ lệ 30.1%, 209 phiếu điều tra của nữ giới chiếm tỷ lệ 69.9%. Điều này thể hiện rằng, có sự chênh lệch khá rõ ràng giữa tỷ lệ nam giới và tỷ lệ nữ giới trong mẫu điều tra.

Xét về vị trí công tác của các cá nhân tham gia trả lời bảng câu hỏi chính thức thì có tới 185 phiếu ghi nhận các nhân đang làm “nhân viên” và chiếm tỷ lệ 61.88%;

có 34 phiếu ghi nhận các nhân đang đảm nhiệm chức vụ “cán bộ quản lý cấp cơ sở” và chiếm tỷ lệ 11,37%; có 64 phiếu ghi nhận các nhân đang đảm nhiệm chức vụ “cán bộ quản lý cấp trung” và chiếm tỷ lệ 21,4%; có 16 phiếu ghi nhận các nhân đang đảm nhiệm chức vụ “cán bộ quản lý cấp cao” của doanh nghiệp và chiếm tỷ lệ 5,35%.

Nhóm mẫu thu thập được có cơ cấu theo cấp bậc tương đối đảm bảo do có tỷ lệ nhân viên chiếm hơn 50% tỷ lệ của nhóm mẫu. Đồng thời, tỷ lệ “cán bộ quản lý cấp trung”

cao hơn tỷ lệ “cán bộ quản lý cấp cơ sở” và đặc biệt tỷ lệ “cán bộ quản lý cấp cao” chỉ chiếm khoảng 5% trong cơ cấu nhóm mẫu điều tra.

Xét về trình độ học vấn của các đối tượng mà nhóm mẫu tiến hành điều tra thì đa số là những người có học vấn ở trình độ cao tương ứng với 26 người có “trình độ sau đại học” chiếm tỷ lệ 8,7%; 218 người có “trình độ đại học” chiếm tỷ lệ 72,91%, 30 người trình độ “cao đẳng” chiếm tỷ lệ 10,03%; 1 người trình độ “trung cấp” chiếm tỷ lệ 0,33%; 20 người “trình độ THPT” chiếm 6,69% và chỉ có 4 người “chưa tốt nghiệp THPT” chiếm 1,34%.

Phần thông tin các nhân trong bảng câu hỏi chính thức được gửi đi có 2 biến định lượng đó là: biến hỏi về tuổi và biến hỏi về thâm niên công tác của các cá nhân tham gia khảo sát. Xét về biến hỏi tuổi thì có 137 cá nhân trong độ tuổi từ 18 đến trước 25 tuổi, chiếm tỷ lệ 45,82%; có 51 cá nhân trong độ tuổi từ 25 đến trước 35 tuổi, chiếm tỷ lệ 17,06%; có 101 cá nhân trong độ tuổi từ 35 đến trước 45 tuổi, chiếm tỷ lệ 33,78%; có 6 cá nhân trong độ tuổi từ 45 đến trước 55 tuổi, chiếm tỷ lệ 2%; còn lại có 4 cá nhân trên 55 tuổi, chiếm tỷ lệ 1,34%. Xét về biến hỏi thâm niên công tác, có 86 cá

43

nhân có “số năm công tác dưới 1 năm”, chiếm tỷ lệ 28,76%; có 85 cá nhân có số năm công tác “từ 1 đến dưới 5 năm”, chiếm tỷ lệ 28,43%; có 55 các nhân có số năm công tác “từ 5 đến dưới 10 năm”, chiếm tỷ lệ 18,39%; có 54 các nhân có số năm công tác

“từ 10 đến dưới 15 năm”, chiếm tỷ lệ 18,06%; có 9 các nhân có số năm công tác “từ 15 đến dưới 20 năm”, chiếm tỷ lệ 3,01%; còn lại là 10 cá nhân có số năm công tác

“trên 20 năm”, chiếm tỷ lệ 3,35%.

Các biến nhân khẩu học được tổng hợp lại trong bảng thống kê dưới đây:

Bảng 3.1 Thông tin nhân khẩu học STT Tên biến quan

sát

Tiêu chí phân loại Tần suất tuyệt đối

Tần suất tương đối

Tần suất tích lũy

1 Giới tính Nam giới 90 30.1%

Nữ giới 209 69.9%

Tổng 299 100%

2 Vị trí công tác Nhân viên 185 61.88% 61.88%

Cán bộ quản lý cấp cơ sở

34 11.37% 73.25%

Cán bộ quản lý cấp trung

64 21.4% 94.65%

Cán bộ quản lý cấp cao

16 5.35% 100%

Tổng 299 100% 100%

3 Trình độ học vấn

Chưa tốt nghiệp bậc THPT

4 1.34% 1.34%

Tốt nghiệp bậc THPT 20 6.69% 8.03%

Hệ trung cấp 1 0.33% 8.36%

Hệ cao đẳng 30 10.03% 18.39%

Hệ đại học 218 72.91% 91.3%

Hệ sau đại học 26 8.7% 100%

Tổng 299 100% 100%

4 Độ tuổi Từ 18 đến trước 25 137 45,82% 45,82%

44

Từ 25 đến trước 35 51 17,06% 62.88%

Từ 35 đến trước 45 101 33,78% 96.66%

Từ 45 đến trước 55 6 2% 98.66%

Trên 55 4 1,34% 100%

Tổng 299 100% 100%

5 Thâm niên công tác

Dưới 1 năm thâm niên công tác

86 28,76% 28,76%

Từ 1 năm đến dưới 5 năm thâm niên công tác

85 28,43% 57.19%

Từ 5 năm đến dưới 10 năm thâm niên công tác

55 18,39% 75.58%

Từ 10 năm đến dưới 15 năm thâm niên công tác

54 18,06% 93.64%

Từ 15 năm đến dưới 20 năm thâm niên công tác

9 3,01% 96.65%

Trên 20 năm thâm niên công tác

10 3,35% 100%

Tổng 299 100% 100%

Lưu ý: Biến thâm niên công tác được đo bằng đơn vị là năm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới ý định phát triển nghề nghiệp của người lao động tại địa bàn thành phố hà nội (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)