CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Phân tích hồi quy
4.2.2. Phân tích hồi quy đa biến
Nhóm tác giả, tiến hành hồi quy biến phụ thuộc YD theo các biến độc lập TD, CQ, DT, KN, TN. Kết quả được trình bầy trong bảng 4.6
59
Bảng 4.6 Kết quả mô hình hồi quy
Biến độc lập Se Hệ số chuẩn
hóa
Sig. VIF
1 (Constant) 2.349 .242 .000
TD .194 .070 .200 .006 1.853
TN .048 .039 .086 .220 1.744
DT .172 .056 .238 .002 2.142
KN -.012 .037 -.022 .736 1.541
CQ -.025 .050 -.032 .623 1.511
Adjusted R Square ( Hệ số R2 hiệu chỉnh ) = 0.163 Durbin-Watson = 1.058
F = 12.586; Sig = .000
Nguồn: Tác giả tự tính toán và điều tra Giá trị R2 hiệu chỉnh bằng 0.163 cho thấy các biến độc lập đưa vào chạy hồi quy giải thích được 16.3% sự thay đổi của biến phụ thuộc YD, Có tới 83.7% sự thay đổi của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến bên ngoài chưa được đưa vào mô hình và sai số ngẫu nhiên.
Giá trị Sig (Significant) của kiểm định F bằng 0.00 (0.00 < 0.05) chứng tỏ mô hình hồi quy tuyến tính bội là phù hợp với tập dữ liệu điều tra.
Giá trị Sig (Significant) của kiểm định t tương ứng với các hệ số hồi quy của các biến độc lập TD (0.006), DT (0.002) đều nhỏ hơn 0.05, do đó các biến độc lập này đều có ý nghĩa giải thích cho sự thay đổi của biến phụ thuộc YD, giá trị Sig (Significant) của kiểm định t tương ứng với các hệ số hồi quy của các biến độc lập CQ (0.623), TN (0.220), KN (0.736) đều lớn hơn 0.05 cho nên các biến độc lập này không có ý nghĩa giải thích cho sự thay đổi của biến phụ thuộc YD nên bị đưa ra khỏi mô hình nghiên cứu.
Giá trị Durbin-Watson (Durbin-Watson) nằm trong khoảng nhỏ hơn giá trị một và lớn hơn giá trị ba, khả năng cao sẽ xảy ra hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất theo gợi ý của (Field, 2009). Giá trị Durbin-Watson (Durbin-Watson) = 1.058 lớn hơn 1 khả năng sẽ không xảy ra hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất.
60
Hệ số VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 10 do vậy không có ĐCT (đa cộng tuyến) xảy ra. (Thọ, 2014)
Các hệ số hồi quy của biến DT và TD đều lớn hơn không. Điều này thể hiện rằng, tất cả các biến độc lập đều tác động tích cực (thuận chiều) tới biến phụ thuộc nghĩa là nếu tăng các biến “Thái độ” và “Cơ hội đào tạo và phát triển” sẽ làm tăng biến “Ý định phát triển nghề nghiệp của người lao động”. Bên cạnh đó, tác động lớn nhất đến “Ý định phát triển nghề nghiệp của người lao động” là “Cơ hội đào tạo và phát triển” với hệ số Beta = 0.238, ( = 0.172, se = 0.056, sig < 0.05), biến tác động lớn thứ 2 là “Thái độ” với hệ số Beta = 0.200, ( = 0.194, se = 0.070, sig < 0.05). Như vậy, Nhóm tác giả chấp nhận giả thuyết H1 và H3, đồng thời loại bỏ các giả thuyết H2, H4, H5.
Từ kết quả trên chúng ta cũng biết được rằng, biến “Cơ hội đào tạo và phát triển” tác động, ảnh hưởng tích cực tới “Ý định phát triển nghề nghiệp của người lao động” với hệ số Beta = 0.238, ( = 0.172, se = 0.056, sig < 0.05). Nếu “Cơ hội đào tạo và phát triển” tăng lên một đơn vị và cố định những biến khác sẽ làm tăng “Ý định phát triển nghề nghiệp của người lao động” lên 0,238 đơn vị và ngược lại, nếu giảm
“Cơ hội đào tạo và phát triển” một đơn vị và cố định những biến khác thì ý định phát triển nghề nghiệp của người lao động giảm đi 0,238 đơn vị.
Từ kết quả trên chúng ta cũng biết được rằng, biến “Thái độ” tác động tích cực tới “Ý định phát triển nghề nghiệp của người lao động” với hệ số Beta = 0.200, ( = 0.194, se = 0.070, sig < 0.05). Nếu “Thái độ” tăng lên một đơn vị và cố định những biến khác sẽ làm tăng “Ý định phát triển nghề nghiệp của người lao động” lên 0.200 đơn vị và ngược lại, nếu giảm “Thái độ” một đơn vị và cố định những biến khác thì “Ý định phát triển nghề nghiệp của người lao động” giảm đi 0,238 đơn vị.
Dựa vào độ lớn của hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta, thứ tự mức độ tác động từ mạnh nhất tới yếu nhất của các biến độc lập tới biến phụ thuộc YD là: DT(0.238) > TD (0.200). Tương ứng với:
Biến “Cơ hội đào tạo và phát triển“ (DT) tác động mạnh nhất tới “Ý định phát triển nghề nghiệp của người lao động”.
Biến “Thái độ“ (TD) tác động mạnh thứ hai tới “Ý định phát triển nghề nghiệp của người lao động”.
61
Như vậy, với 5 giả thuyết từ H1 đến H5 nhóm tác giả đã đặt ra ban đầu mà nhóm tác giả đề xuất thì có 2 giả thuyết được chấp nhận là H1, H3 tương ứng với các biến
“Thái độ”, “Cơ hội đào tạo và phát triển”. Riêng giả thuyết H2, H4, H5 bị bác bỏ do yếu tố “Quy chuẩn chủ quan”, “Kinh nghiệm”, “Thu nhập” không tác động nhiều đến
“Ý định phát triển nghề nghiệp của người lao động”.
Bảng 4-7 Tổng hợp kết luận chấp nhận hay bác bỏ đối với từng giả thuyết trong mô hình nghiên cứu
Giả thuyết Nội dung của giả thuyết Kết luận chấp nhận hay bác bỏ Giả thuyết
H1
Mục tiêu phát triển nghề nghiệp của bản thân người lao động càng cao thì họ càng có xu hướng quan tâm và có ý định phát triển nghề nghiệp.
Chấp nhận
Giả thuyết H2
Quy chuẩn chủ quan về phát triển nghề nghiệp của người lao động càng cao thì việc có ý định phát triển nghề nghiệp càng lớn.
Bác bỏ
Giả thuyết H3
Cơ hội đào tạo và phát triển của người lao động càng cao thì ý định phát triển nghề nghiệp của họ càng lớn.
Chấp nhận
Giả thuyết H4
Người lao động có kinh nghiệm càng nhiều thì ý định phát triển nghề nghiệp càng lớn.
Bác bỏ
Giả thuyết H5
Sự hài lòng của người lao động với thu nhập càng cao thì ý định phát triển nghề nghiệp càng lớn.
Bác bỏ
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Nguồn: Tác giả tự điều tra tính toán Ý định phát triển nghề
nghiệp của người lao động
“Cơ hội đào tạo và phát triển”
“Thái độ”
Hình 4.1 Mối quan hệ hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc
62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Các kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày lần lượt từng bước một trong chương bốn. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA sẽ chỉ ra những nhân tố bị loại bỏ và những nhân tố phù hợp để tiếp tục đưa vào kiểm định tương quan và phân tích hồi quy.
Bảng phân tích tương quan thể hiện mối tương quan tuyến tính bậc nhất giữa các biến (xét mối tương quan của cặp biến trong môi trường độc lập, không có sự ảnh hưởng của các biến khác). Giá trị Sig của tương quan Pearson giữa từng biến độc lập TD, CQ, DT, TN, KN với biến phụ thuộc YD đều nhỏ hơn 0.05 đã thể hiện mối quan hệ tuyến tính bậc nhất giữa các biến độc lập này với biến phụ thuộc YD.
Cuối cùng, nhóm tác giả hồi quy được kết quả là: “Thái độ” và “Cơ hội đào tạo và phát triển” có tác động tích cực (tỷ lệ thuận) tới “ý định phát triển nghề nghiệp của người lao động”. Theo kết quả phân tích trên, giả thuyết H1 và H3 được chấp nhận. Đồng thời, kết quả trên cũng thể hiện rằng, tác động của “Cơ hội đào tạo và phát triển” tới “ý định phát triển nghề nghiệp của người lao động” lớn hơn tác động của “thái độ” tới “ý định phát triển nghề nghiệp của người lao động”.
63