Hướng nghiên cứu sau này

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới ý định phát triển nghề nghiệp của người lao động tại địa bàn thành phố hà nội (Trang 72 - 75)

CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.4. Hướng nghiên cứu sau này

Nghiên cứu này là một hướng đi đầu tiên và khởi đầu trước khi đi sâu để hiểu về ý định phát triển nghề nghiệp của người lao động được tác động bởi những nhân tố nào. Nghiên cứu này chỉ cung cấp cơ bản về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định phát triển nghề nghiệp của người lao động tại Hà Nội. Để áp dụng kết quả này vào trường hợp thực tế cần tiến hành nghiên cứu thực tế hơn và phân tích trên cơ sở của nghiên cứu này.

Chương này cũng nêu ra một số hạn chế của đề tài như: phân bổ phạm vi, số lượng, độ tin cậy từ các trả lời của người được phỏng vấn… Từ những kết quả thu được, hạn chế của đề tài và khoảng trống nghiên cứu đã được trình bày, tác giả cũng đề xuất ra một số hướng đi cho nghiên cứu trong tương lai về ý định phát triển nghề nghiệp:

 Thứ nhất, những nghiên cứu sau cần tập trung vào các nhóm mẫu có trình độ thấp hơn như trình độ cao đẳng, trung cấp để nghiên cứu xem các nhân tố có

69

ảnh hưởng như thế nào đến ý định phát triển nghề nghiệp. Ngoài ra, phạm vi khảo sát nên tiến hành phân bổ đều giữa các quận/huyện toàn thành phố thì kết quả nghiên cứu sẽ mang tính xác thực cao hơn.

 Thứ hai, nếu có thể lấy được số nhóm mẫu lớn thì kết quả nghiên cứu sẽ chính xác hơn cũng như có thể chỉ ra được mối tương quan về giống và khác nhau trong các nhân tố ảnh hưởng đến ý định phát triển nghề nghiệp. Nhóm mẫu mà được tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu là nhóm mẫu thuận tiện, tác giả có lời khuyên cho các nghiên cứu sau nen sử dụng nhóm mẫu ngẫn nhiên để có thể làm cho bài nghiên cứu đã dạng và hoàn thiên hơn.

 Thứ ba, đề nghị nghiên cứu nên được lặp đi lặp lại trong tương lai vì sự thay đổi của thành phố và hội nhập kinh tế cũng ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nghiệp của con người. Sự thay đổi trong bước thăng tiến nghề nghiệp nên được thêm vào trong các nghiên cứu kế tiếp để mô tả được hoàn chỉnh hơn.

 Thứ tư, các nghiên cứu kế tiếp nên đi sâu vào phân tích tác động của thái độ đối với ý định phát triển nghề nghiệp của người dân đối với từng loại nghề nghiệp hoặc phân tích, so sánh đối với các loại nghề nghiệp khác nhau nhằm phát huy ưu điểm, tạo sự độc đáo, riêng biệt hơn.

 Thứ năm, các nghiên cứu kế tiếp nên đi sâu hơn vào phân tích đánh giá các tác động của cơ hội đào tạo và phát triểntác động tới ý định phát triển nghề nghiệp của người lao động đối với từng loại ngành nghề để đào sâu hơn mối quan hệ giữa hai biến số này. Dựa vào đó giúp các công ty có chính sách tối ưu để tuyển dụng nhân lực chất lượng.

70

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

Trong chương 5 tác giả đã trình bày về những thảo luận về kết quả nghiên cứu trong chương 5, sau đó tác giả trình bày về những đóng góp của nghiên cứu về ý định phát triển nghề nghiệp, và nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về các nhân tố ảnh hưởng tới ý định phát triển nghề nghiệp của người lao động.

Tác giả cho rằng có 5 biến tác động tới ý định phát triển nghề nghiệp của người lao động bao gồm: thái độ, quy chuẩn chủ quan, cơ hội đào tạo và phát triển, kinh nghiệm, thu nhập. Tuy nhiên, kết quả chỉ ra rằng chỉ có 2 biến đó là thái độ, cơ hội đào tạo và phát triển tác động tới ý định phát triển nghề nghiệp của người lao động.

Từ những lập luận trên, tác giả có đưa ra một số khuyến nghị dành cho doanh nghiệp và cá nhân người lao động tập trung vào 2 vấn đề đó là thái độ trong công việc và cơ hội đào tạo và phát triển nghề nghiệp.

Một số hạn chế của nghiên cứu mà nhóm tác giả chỉ ra là sự thiên lệch trong nhóm mẫu có thể dẫn đến việc không đảm bảo tính đại diện cho tổng thể, có thể dẫn đến sai số của “phương sai chung” do sử dụng phương pháp điều tra bảng câu hỏi.

Cuối chương này, nhóm tác giả đã dề xuất một số hướng nghiên cứu trong tương lai để làm rõ hơn về đề tài nghiên cứu này.

71

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới ý định phát triển nghề nghiệp của người lao động tại địa bàn thành phố hà nội (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)