CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU VỐN VÀ CÁC YẾU TỐ4ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ CẤU VỐN
1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cơ cấu vốn của doanh nghiệp
Các nghiên cứu về cơ cấu vốn đã chỉ ra rằng, cơ cấu vốn của DN phụ thuộc phần lớn vào các yếu tố thuộc về DN như khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản, cơ hội tăng trưởng, quy mô, cấu trúc TS. Bên cạnh đó, mỗi DN hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh đặc thù cũng sẽ có những thay đổi khác nhau trong cơ cấu vốn của chính các DN đó.
1.7.1. Quy mô doanh nghiệp
Về mặt lý thuyết, mối quan hệ giữa quy mô công ty đến cơ cấu vốn vẫn chưa rõ ràng: có thể quan hệ cùng chiều hoặc ngược chiều với hệ số nợ, cụ thể:
Theo lý thuyết đánh đổi, các DN có quy mô càng lớn sẽ càng có lợi thế hơn khi đi vay nợ. Các DN này sẽ được ngân hàng ưu ái hơn thông qua việc cấp hạn mức tín dụng dễ dàng hơn. Nguyên nhân là do các DN có quy mô lớn thường là các DN có quá trình phát triển lâu dài, có vị thế tốt trên thị trường, rủi ro phá sản ở mức thấp. Bên cạnh đó, các DN có quy mô càng lớn, chi phí đại diện càng cao. Đối với các DN quy mô lớn có nhiều cổ đông, đặc biệt là cổ đông nhỏ lẻ, cổ đông sẽ có ít quyền kiểm soát hoạt động của DN cũng như các quyết định của ban điều hành.
Tuy nhiên, lý thuyết trật tự phân hạng lại chỉ ra rằng có một mối liên hệ trái chiều giữa quy mô DN và hệ số nợ. Khi so sánh với các DN quy mô nhỏ, DN quy mô lớn sẽ có sự dư thừa về vốn nhàn rỗi cao hơn và tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Bởi thế, sẽ dễ dàng cho các DN quy mô lớn sử dụng các nguồn vốn tự có bên trong thay cho các khoản vay. Do đó, đòn bẩy tài chính ở các DN này sẽ thấp hơn.
Trong các nghiên cứu thực nghiệm đi trước mà tác giả tổng hợp được, quy mô công ty và cơ cấu vốn có quan hệ cùng chiều. Điều này ủng hộ lý thuyết đánh đổi hơn lý thuyết trật tự phân hạng.
1.7.2. Tài sản cố định hữu hình
Mối liên quan giữa cấu trúc TS cố định hữu hình và cơ cấu vốn được đề cập
chấp để vay nợ nhiều hơn. Với việc dùng TS cố định hữu hình làm TS bảo đảm cho các khoản cấp tín dụng, các chủ nợ có thể chắc chắn hơn về khả năng thu hồi của các khoản nợ vay. Bên cạnh đó, Jensen và Meckling (1976) cho rằng TS thế chấp có thể làm giảm chi phí đại diện của vốn nợ phát sinh do vấn đề bất cân xứng thông tin giữa bên cho vay và bên đi vay. Một tỷ lệ lớn TS cố định hữu hình có thể giúp DN có được một mức lãi suất vay ngân hàng thấp hơn và cũng giúp giảm rủi ro của người cho vay. Vì vậy, về mặt lý thuyết, một DN có cấu trúc TS cố định hữu hình càng lớn thì mức độ sử dụng nợ càng cao.
1.7.3. Khả năng thanh khoản
Bên cạnh khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản – tính thanh khoản cũng được sử dụng như một biến số theo lý thuyết trật tự phân hạng. Đây là biến thể hiện rủi ro trong kinh doanh của DN. Về mặt lý thuyết, mối quan hệ giữa khả năng thanh khoản đến cơ cấu vốn vẫn chưa rõ ràng: có thể quan hệ cùng chiều hoặc ngược chiều với hệ số nợ, cụ thể:
Theo quan điểm của lý thuyết đánh đổi, các DN khi quyết định lựa chọn cơ cấu vốn đều phải có sự đánh đổi giữa lợi ích của tấm chắn thuế và rủi ro phá sản.
Trong khi đó, tính thanh khoản của TS được xem là chỉ tiêu thể hiện khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn tại ngân hàng. Vì vậy, một tỷ lệ thanh khoản cao hơn thể hiện khả năng phá sản của công ty thấp hơn. Do đó, tính thanh khoản được dự đoán là có quan hệ cùng chiều với hệ số nợ của DN.
Tuy nhiên, một công ty có TS thanh khoản tốt thì khi có nhu cầu vốn, công ty cũng có thể nhanh chóng chuyển đổi những TS đó thành tiền để tài trợ cho nhu cầu sử dụng vốn, không cần phải sử dụng đến các nguồn tài trợ từ bên ngoài. Như vậy hệ số nợ có quan hệ ngược chiều với tính thanh khoản theo như lý thuyết trật tự phân hạng.
Trong các nghiên cứu thực nghiệm đi trước mà tác giả tổng hợp được, khả năng thanh khoản và cơ cấu vốn đều có quan hệ ngược chiều. Điều này ủng hộ lý thuyết trật tự phân hạng hơn lý thuyết đánh đổi.
1.7.4. Khả năng sinh lời
Các lý thuyết về cơ cấu vốn đã đưa ra các lập luận không thống nhất về mối tương quan giữa khả năng sinh lời và hệ số nợ. Nguyên nhân lý giải đầu tiên đó là tỷ suất sinh lời càng cao, xác suất công ty chịu rủi ro phá sản ngày càng thấp. Điều này sẽ làm cho DN ưu tiên cao hơn nguồn vốn vay dẫn đến sự gia tăng của đòn bẩy tài chính. Bên cạnh đó, lý thuyết đánh đổi cho rằng một DN có khả năng sinh lời cao nên vay mượn nhiều hơn do lợi ích từ lá chắn thuế sẽ trở nên hấp dẫn hơn.
Tuy nhiên theo lý thuyết trật tự phân hạng, các DN có xu hướng sử dụng nguồn tài trợ nội bộ hơn là nguồn từ bên ngoài. Khi so sánh với các công ty làm ăn không hiệu quả, các DN làm ăn có lãi sẽ có được nguồn tiền nhiều hơn, chính vì thế họ sẽ tận dụng sử dụng triệt để lượng vốn nội tại này. Điều này dẫn tới việc DN sẽ sử dụng lợi nhuận giữ lại trước tiên, sau đó tới nợ vay và cuối cùng mới phát hành thêm cổ phiếu.
Trong các nghiên cứu thực nghiệm đi trước mà tác giả tổng hợp được, khả năng sinh lời và cơ cấu vốn hầu hết có quan hệ ngược chiều. Điều này ủng hộ lý thuyết trật tự phân hạng hơn lý thuyết đánh đổi.
1.7.5. Cơ hội tăng trưởng
Mối quan hệ giữa cơ hội tăng trưởng và hệ số nợ của công ty chưa thực sự rõ ràng. Theo lý thuyết chi phí đại diện, các cổ đông có xu hướng tranh giành lợi ích với các chủ nợ. Theo Myers (1984), khi một DN có tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao thì các cổ đông có khuynh hướng không đầu tư nhiều vào các dự án của DN, vì các khoản đầu tư này sẽ mang lại lợi nhuận cho chủ nợ nhiều hơn là cho các cổ đông.
Một DN có tiềm năng tăng trưởng cao – các cổ đông sẽ có nhiều lựa chọn hơn đối với các quyết định đầu tư – khiến chi phí đại diện thường cao hơn so với các DN khác, và do đó thường sử dụng vốn chủ sở hữu nhiều hơn so với vốn vay. Như vậy hệ số nợ tỷ lệ nghịch với cơ hội tăng trưởng.
Tuy nhiên lý thuyết trật tự phân hạng lại quan điểm rằng các DN có cơ hội tăng trưởng cao thường có nhu cầu vốn nhiều hơn dựa trên thông tin bất cân xứng.
Đầu tiên, DN sẽ ưu tiên sử dụng nguồn vốn nội bộ, nếu nguồn lợi nhuận giữ lại
không đủ, vốn vay sẽ được sử dụng đến. Chỉ khi không thể vay nợ được nữa, DN mới phát hành cổ phiếu. Như vậy hệ số nợ tỷ lệ thuận với cơ hội tăng trưởng.
1.7.6. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Các nghiên cứu ở các thị trường khác nhau cho thấy tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cao dẫn tới DN ở các nước phát triển vay nợ với thời hạn dài hơn, còn DN ở các nước đang phát triển thị có xu hướng tài trợ bằng vốn chủ sở hữu nhiều hơn.
Hiện nay, Tổng cục Thống kê đang biên soạn và công bố GDP theo phương pháp sản xuất và phương pháp sử dụng theo quý và năm. Trong đó, phương pháp sản xuất là phương pháp chính do nguồn thông tin thu thập từ sản xuất thường chính xác, đầy đủ hơn so với nguồn thông tin phục vụ cho biên soạn GDP theo phương pháp sử dụng. Ngoài ra, GDP theo phương pháp thu nhập được tính toán và công bố 5 năm một lần khi có đầy đủ các nguồn thông tin từ tổng điều tra và điều tra thu thập thông tin lập bảng cân đối liên ngành.
1.7.7. Tỷ lệ lạm phát
Tỷ lệ lạm phát thể hiện mức độ bất ổn của nền kinh tế. Ở những quốc gia có tỉ lệ lạm phát cao và khó kiểm soát, dòng tiền của DN bất ổn hơn, rủi ro kinh doanh cao hơn, lãi suất DN phải chịu cũng cao hơn. DN dễ phụ thuộc nhiều hơn vào tài trợ bằng vốn chủ sở hữu.
Một nền kinh tế tăng trưởng ổn định kèm theo tỷ lệ lạm phát được kiềm chế ở mức độ hợp lý sẽ khuyến khích DN sử dụng nợ vay và ngược lại.
1.7.8. Một số yếu tố khác
Ngoài những yếu tố được trình bày ở trên, cơ cấu vốn của công ty còn chịu tác động bởi các yếu tố khác như:
Thứ nhất, thuế có thể là yếu tố tác động tới cơ cấu vốn bởi chi phí lãi vay là chi phí được khấu trừ trước khi tính thuế, do đó, nợ vay có thể tạo thêm giá trị cho công ty.
Các DN chịu mức thuế suất thực tế càng cao thì lợi ích của lá chắn thuế càng lớn và càng sử dụng nhiều nợ vay để tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, nếu gặp phải rủi ro không trả được nợ vay, DN cũng có thể rơi vào tình trạng phá sản. Vì
vậy, công ty cần phải cân nhắc lợi ích và chi phí của việc vay nợ để lựa chọn cơ cấu vốn phù hợp.
Thứ hai, cơ cấu vốn còn phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường tài chính. Ở một quốc gia phát triển, các DN có nhiều lựa chọn về nguồn huy động vốn. Ngược lại, đối với những quốc gia có thị trường vốn chưa phát triển, các công ty thường chủ yếu sử dụng nợ vay, cụ thể là tín dụng ngân hàng nhiều hơn so với phát hành cổ phiếu.
Tóm lại, chiều hướng ảnh hưởng của các yếu tố đến cơ cấu sẽ là khác nhau và phụ thuộc về việc lập luận đó đứng trên quan điểm nào.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và ở Việt Nam về cơ cấu vốn, tác giả đã tổng hợp các lý thuyết về cơ cấu vốn gồm lý thuyết cơ cấu vốn của Modiligani và Miller, lý thuyết đánh đổi, lý thuyết chi phí đại diện và lý thuyết trật tự phân hạng. Ngoài ra, sinh viên cũng trình bày khái niệm, cách đo lường cơ cấu vốn gồm hệ số nợ; các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn DN gồm quy mô DN, TS cố định hữu hình, khả năng thanh khoản, khả năng sinh lời, cơ hội tăng trưởng, GDP và lạm phát. Phân tích tác động của từng yếu tố theo các lý thuyết về cơ cấu vốn, đồng thời so sánh kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã tìm được với kết quả của từng lý thuyết.