Dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu yếu tố tác động đến cơ cấu vốn của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 44)

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, DỮ LIỆU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.4. Dữ liệu nghiên cứu

Khóa luận sử dụng dữ liệu thứ cấp với mẫu bao gồm 48 DN thuộc ngành BĐS được niêm yết trên HOSE trong giai đoạn 2012 – 2021, ứng với 480 mẫu được sử dụng chính thức trong bài nghiên cứu. Dữ liệu được sử dụng là giá trị sổ sách, được lấy trên các BCTC, thống kê sử dụng nguồn từ website của tổ chức phát hành.

Quy mô DN được xác định theo logarit của tổng TS; biến cấu trúc TS được đo lường bằng tỷ lệ giữa tổng TS cố định hữu hình và hàng tồn kho chia cho tổng TS của DN; biến khả năng thanh khoản đo lường bằng tỷ lệ giữa TS ngắn hạn và nợ ngắn hạn của DN; biến khả năng sinh lời là kết quả của Lợi nhuận sau thuế hàng năm chia cho tổng TS; biến cơ hội tăng trưởng là thương giữa hiệu TS cuối kỳ của hai năm liền nhau chia cho năm trước đó.

Biến phụ thuộc là các hệ số nợ tổng thể, hệ số nợ ngắn hạn, hệ số nợ dài hạn được lấy dữ liệu trên Fiintrade.

2.4.2. Xây dựng các biến trong mô hình

Thứ nhất, hệ số nợ tổng thể được tính bằng tổng nợ phải trả chia cho tổng TS; Hệ số nợ ngắn hạn được tính bằng Nợ ngắn hạn chia cho Tổng TS. Các hệ số này càng nhỏ thì DN càng ít phụ thuộc vào nợ vay hơn, do đó ít gặp những khó khăn về mặt tài chính hơn và ngược lại.

Thứ hai, biến quy mô DN thể hiện mức độ rộng lớn của một công ty về mặt tổ chức và được tính toán bằng logarit của tổng TS cuối năm. Trong những nghiên cứu thực nghiệm đều cho thấy quy mô có mối quan hệ chặt chẽ với cơ cấu vốn và hầu hết kết quả tác động là thuận chiều. Các DN quy mô lớn thường tạo được uy tín trên thị trường, khả năng bị phá sản thấp do đó có nhiều lợi thế để được cho vay hơn các DN nhỏ. Điều này tương đối phù hợp với thực tế thị trường Việt Nam – nơi mà thông tin của DN tới nhà đầu tư thường không được đầy đủ và chính xác, các DN tại Việt Nam chủ yếu huy động vốn qua kênh tín dụng ngân hàng do đó DN lớn thường được các ngân hàng tin cậy hơn, tình trạng thông tin bất cân xứng được giải quyết tốt hơn.

Thứ ba, biến cấu trúc TS được tính thông qua tỷ lệ giữa tổng TS cố định hữu hình và hàng tồn kho chia cho tổng TS. TS cố định hữu hình thể hiện khả năng sẵn sàng đảm bảo trước những khoản vay, trong khi hàng tồn kho là nguồn lực quan trọng để tạo ra lợi nhuận trong tương lai, đảm bảo khả năng hoàn trả cho khoản vay của DN. DN có nhiều TS cố định hữu hình làm TS thế chấp sẽ có ít nguy cơ trong bất đối xứng thông tin, từ đó có xu hướng dễ tiếp cận với các khoản vay hơn, đặc biệt là vay dài hạn.

Thứ tư, biến khả năng thanh khoản đo lường bằng thương giữa TS ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Khi tỷ lệ này cao, DN sẽ có khả năng thanh toán các khoản nợ vay ngắn hạn khi đến hạn bằng các TS ngắn hạn tốt hơn, vì vậy có thể sử dụng nợ vay nhiều hơn.

Thứ năm, biến khả năng sinh lời được tính bằng của lợi nhuận sau thuế hàng năm chia cho tổng TS. Các lý thuyết về cơ cấu vốn đã đưa ra các lập luận không giống nhau về mối tương quan giữa khả năng sinh lời và hệ số nợ. Khóa luận này sẽ trả lời ROA ảnh hưởng động theo chiều hướng nào đến cơ cấu vốn của các DN BĐS.

Thứ sáu, biến cơ hội tăng trưởng đo lường thông qua tốc độ tăng của tổng TS. Với tốc độ tăng trưởng cao, DN thể hiện có sức khỏe tốt và dễ dàng tiếp cận đến nguồn vốn vay hơn những DN có tốc độ tăng trưởng thấp.

Thứ bảy, biến tốc độ tăng trưởng nền kinh tế (GDP) được sinh viên tổng hợp trên website Solieukinhte.com.

Thứ tám, biến lạm phát tính theo LAMPHAT được sinh viên tổng hợp trên website The World Bank.

Bảng 4: Tổng hợp các biến trong mô hình

Tên biến Viết tắt Cách tính Loại

biến Hệ số nợ

tổng thể HESONO HESONO = Nợ phải trả

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

Phụ thuộc Hệ số nợ

ngắn hạn HESONONH HESONONH = Nợ ngắn hạn 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

Phụ thuộc

Quy mô QUYMO QUYMO = Log (Tổng TS) Độc

lập Cấu trúc

TS CAUTRUCTS 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐ố đị𝑛ℎ ℎữ𝑢 ℎì𝑛ℎ + 𝐻à𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

Độc lập Khả

năng thanh khoản

THANHKHOAN THANHKHOAN = TS ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

Độc lập

Lợi nhuận sau thuế

năng sinh lời

lập Cơ hội

tăng trưởng

GROW Độc

lập

Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế

GDP

Phương pháp sản xuất:

GDP = Giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế + Thuế sản phẩm – Trợ cấp sản phẩm Phương pháp sử dụng (chi tiêu):

GDP = Tiêu dùng cuối cùng + Tích lũy TS + Chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ

Kiểm soát

Lạm

phát LAMPHAT Lạm phát = 𝐂𝐏𝐈𝐭+𝟏−𝐂𝐏𝐈𝐭

𝐂𝐏𝐈𝐭 x 100 Kiểm

soát Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, sinh viên tiến hành trình bày khái quát về trình tự thực hiện khóa luận, về nguồn dữ liệu, mô hình nghiên cứu tổng quát. Đồng thời xác định các biến đưa vào mô hình và cách thức đo lường, các MHHQ đưa vào nghiên cứu và các phương pháp kiểm định để lựa chọn mô hình thích hợp nhằm giải thích được sự ảnh hưởng của các biến độc lập đến cơ cấu vốn của DN. Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu, với dữ liệu bảng, khóa luận sẽ sử dụng các phương pháp định lượng Pool OLS, FEM và REM.

Tác giả đã lựa chọn phần mềm Stata để thực hiện hồi quy mô hình. Kết quả hồi quy mô hình và kết quả kiểm định sẽ được trình bày cụ thể trong chương 3.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu yếu tố tác động đến cơ cấu vốn của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)