Kết quả hồi quy hệ số nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu yếu tố tác động đến cơ cấu vốn của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 52 - 57)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.5. Kết quả hồi quy hệ số nợ ngắn hạn

Bảng 13: Kết quả hồi quy hệ số nợ ngắn hạn theo Pooled OLS F(7,378) = 35.77 ; R-squared = 0.3985

Prob > F = 0.0000; Adj R-squared = 0.3873

HESONONH βj Độ lệch chuẩn t P-value

QUYMO 0,002 0,011 0,21 0,832

CAUTRUCTS 0,211 0,032 6,57 0

THANHKHOAN -0,034 0,002 -13,67 0

ROA 0,017 0,104 0,17 0,868

GROW 0,039 0,011 3.53 0

GDP -0,306 0,424 -0,72 0,47

LAMPHAT 0,236 0,509 0,46 0,643

_CONS 0,339 0,149 2,27 0,024

Nguồn: Tác giả tính toán qua phần mềm Stata Theo phương pháp Pooled OLS với giả thuyết Ho: không có mối tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập H1: có mối tương quan. Prob < 5% thì bác bỏ Ho, chấp nhận H1. Kết quả hồi quy cho thấy với mức ý nghĩa 1%, các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số nợ ngắn hạn của DN là các biến cấu trúc TS (CAUTRUCTS) và tốc độ tăng trưởng (GROW) có tác động cùng chiều tới hệ số nợ trong khi thanh khoản (THANHKHOAN) có tác động ngược chiều với hệ số nợ ngắn hạn. Biến quy mô, ROA, GDP, Lạm phát không mang nhiều ý nghĩa thống kê trong mô hình của hệ số nợ ngắn hạn (HESONONH).

3.5.2. Kết quả hồi quy theo mô hình tác động cố định

Bảng 14: Kết quả hồi quy hệ số nợ ngắn hạn theo mô hình FEM F(7,331) = 23,92;

Prob > F = 0,0000

HESONONH βj Độ lệch chuẩn t P-value

QUYMO 0,023 0,023 0,98 0,327

CAUTRUCTS 0,105 0,043 2,45 0,015

THANHKHOAN -0,025 0,002 -12,07 0

ROA -0,109 0,082 -1,34 0,18

GROW 0,021 0,008 2,53 0,012

GDP -0,086 0,295 -0,29 0,772

LAMPHAT 0,416 0,356 1,17 0,243

_CONS 0,089 0,303 0,29 0,768

Nguồn: Tác giả tính toán qua phần mềm Stata

Kết quả hồi quy theo phương pháp FEM cho thấy với mức ý nghĩa 5%, cấu trúc TS (CAUTRUCTS) và tốc độ tăng trưởng (GROW) có tác động cùng chiều tới hệ số nợ ngắn hạn; trong khi khả năng thanh khoản (THANHKHOAN) có tác động ngược chiều tới hệ số nợ. Biến quy mô DN (QUYMO), khả năng sinh lời (ROA), GDP, Lạm phát không mang nhiều ý nghĩa thống kê trong mô hình FEM của hệ số nợ ngắn hạn (HESONONH).

3.5.3. Kết quả hồi quy theo mô hình tác động ngẫu nhiên

Bảng 15: Kết quả hồi quy hệ số nợ ngắn hạn theo mô hình REM Wald chi2(7) = 194,45; Prob > chi2 = 0,000

HESONONH βj Độ lệch chuẩn z P-value

QUYMO 0,018 0,018 1,02 0,31

CAUTRUCTS 0,132 0,038 3,42 0,001

THANHKHOAN -0,027 0,002 -12,99 0

ROA -0,084 0,080 -1,04 0,297

GROW 0,023 0,008 2,85 0,004

GDP -0,126 0,289 -0,.44 0,663

LAMPHAT 0,358 0,349 1,02 0,306

_CONS 0,147 0,234 0,63 0,529

Nguồn: Tác giả tính toán qua phần mềm Stata

Kết quả hồi quy theo phương pháp REM cho thấy với mức ý nghĩa 5%, cấu trúc TS (CAUTRUCTS) và tốc độ tăng trưởng (GROW) có tác động cùng chiều tới hệ số nợ; trong khi khả năng thanh khoản (THANHKHOAN) có tác động ngược chiều tới hệ số nợ. Biến quy mô DN (QUYMO) và khả năng sinh lời (ROA), GDP, lạm phát không mang nhiều ý nghĩa thống kê trong mô hình REM của hệ số nợ ngắn hạn (HESONONH).

3.5.4. Kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp

Bảng 16: Kiểm định Hausman cho mô hình hệ số nợ ngắn hạn (b)

fixed

(B) random

(b-B) Difference

sqrt(diag(V_b- V_B)) S.E

QUYMO 0,023 0,018

0.005 0.015 CAUTRUCTS 0,105 0,132

-0.027 0.019 THANHKHOAN -0,025 -0,027

0.001 0.000

ROA -0,109 -0,084

-0.026 0.015

GROW 0,021 0,023

-0.002 0.001

GDP -0,086 -0,126

0.040 0.057

LAMPHAT 0,416 0,358

0.058 0.064 chi2(7) = 9,39

Prob>chi2 = 0,2257

Nguồn: Tác giả tính toán qua phần mềm Stata

Với kết quả chi bình phương là 9,39 và Prob > F = 0.2257 (lớn hơn 0,05).

Với mức ý nghĩa 5% thì chấp nhận giả thuyết H0, mô hình REM là thích hợp hơn so với mô hình FEM.

Mô hình REM được xây dựng như sau:

HESONONH= 0.147 + 0.018QUYMO + 0.132 CAUTRUCTS – 0.027 THANHKHOAN – 0.084 ROA + 0.023 GROW – 0.126 GDP + 0.358 LAMPHAT

Bảng 17: Tổng hợp kết quả nghiên cứu theo mô hình REM

Yếu tố HESONO Mức ý nghĩa HESONONH Mức ý

nghĩa

QUYMO Cùng chiều 1% N/A N/A

CAUTRUCTS Cùng chiều 1% Cùng chiều 1%

THANHKHOAN Ngược chiều 1% Ngược chiều 1%

ROA Ngược chiều 1% N/A N/A

GROW Cùng chiều 1% Cùng chiều 1%

GDP N/A N/A N/A N/A

LAMPHAT N/A N/A N/A N/A

Nguồn: Tác giả tính toán qua phần mềm Stata

Các yếu tố quy mô DN (QUYMO), cấu trúc TS cố định hữu hình (CAUTRUCTS) và cơ hội tăng trưởng (GROW) ảnh hưởng cùng chiều; các yếu tố khả năng thanh khoản (THANHKHOAN) và khả năng sinh lời (ROA) gây ảnh hưởng ngược chiều đến hệ số nợ tổng thể (HESONO) của các DN BĐS niêm yết trên HOSE.

Với hệ số nợ ngắn hạn (HESONONH), cấu trúc TS (CAUTRUCTS) và cơ hội tăng trưởng (GROW) gây ảnh hưởng thuận chiều đến hệ số nợ ngắn hạn (HESONONH), trong khi tthanh khoản (THANHKHOAN) có tác động ngược chiều. Còn quy mô và ROA không có ý nghĩa thống kê trong mô hình HESONONH.

Trong cả hai mô hình, các biến kiểm soát (GDP, LAMPHAT) đều không mang ý nghĩa thống kê.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đã trả lời được các câu hỏi nghiên cứu đặt ra với những kết quả chính như sau:

Đầu tiên, về đặc điểm cơ cấu vốn của các DN ngành BĐS niêm yết tại Việt Nam:

Trong cơ cấu nợ, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng vượt trội so với nợ dài hạn.

Thứ hai, về việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn: Theo kết quả nghiên cứu định lượng, mô hình phù hợp được lựa chọn để giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn là mô hình REM. Trong đó, các biến số QUYMO, CAUTRUCTS, GROW có tác động cùng chiều tới hệ số nợ; các biến số THANHKHOAN, ROA có quan hệ ngược chiều với hệ số nợ tổng thể. Đối với mô hình hệ số nợ ngắn hạn, các biến CAUTRUCTS, GROW có quan hệ cùng chiều với hệ số nợ ngắn hạn, trong khi biến THANHKHOAN có tác động ngược chiều. Biến QUYMO và ROA không mang nhiều ý nghĩa trong mô hình HESONONH. Trong cả hai mô hình, các biến kiểm soát (GDP, LAMPHAT) đều không mang nhiều ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu yếu tố tác động đến cơ cấu vốn của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)