Một số kiến nghị với các Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước trong công tác hỗ trợ phát triển huy động vốn tiền gửi

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh hà thành (Trang 71 - 75)

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG

3.3. Một số kiến nghị với các Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước trong công tác hỗ trợ phát triển huy động vốn tiền gửi

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

Hoạt động của các NHTM tại Việt Nam được triển khai dựa trên các quy tắc, luật lệ do NHNN cũng như các cơ quan luật pháp khác của Nhà nước đề ra. Trong giai đoạn sắp tới, cá nhân tôi đưa ra một số những kiến nghị đôi với chính phủ nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của NHTM trên thị trường Việt Nam như sau:

- Duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô: Môi trường kinh tế vĩ mô ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn của nền kinh tế nói chung và của các NHTM nói riêng. Để tạo điều kiện cho các NHTM phát triển bền vững, Chính phủ cần tiếp tục duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô bằng cách :

+ Kiểm soát lạm phát: Sự biến động mạnh trong tỷ lệ lạm phát sẽ làm cho các NHTM gặp nhiều khó khăn vì ngân hàng khó điều chỉnh lãi suất theo kịp tỷ lệ lạm phát.

Hơn nữa, tỷ lệ lạm phát cao cũng sẽ làm cho những nỗ lực cải cách tài chính nhằm thu hút tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng cách nâng cao lãi suất tiền gửi sao cho lãi suất thực dương có thể không thực hiện được. Do vậy việc kiểm soát lạm phát có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo điều kiện cho các NHTM huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong xã hội.

+ Phục hồi và duy trì sự tăng trưởng kinh tế : Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19, vai trò của Chính Phủ trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế là rất quan trọng, có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của hệ thống các NHTM. Chính phủ nên khuyến khích và tạo điều kiện kinh doanh, mở cửa hàng hải, thông quan cửa khẩu trong giai đoạn dịch Covid đã hạ nhiệt , kinh tế tăng trưởng ổn định thì thu nhập của người dân sẽ dần được cải thiện và nâng cao, từ đó họ sẽ có điều kiện tích lũy thu nhập qua hệ thống NHTM.

- Hoàn thiện môi trường pháp lý: Trong thời gian qua, hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của các tổ chức tín dụng ở Việt nam đã có nhiều chuyển biến đáng kể nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập. Chính phủ cần tập trung tăng cường công tác hoàn thiện các điều lệ trong quy phạm pháp luật Việt Nam, đặc biệt các khoản mục và

qui tắc điều chỉnh hoạt động của các NHTM. Trong đó, các điều luật cần được xây dựng một cách đồng bộ và phù hợp với tình hình nền kinh tế trong nước và nước ngoài, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM thực hiện công tác kinh doanh và vận hành hiệu quả. Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách và các văn bản pháp quy phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát từ Trung ương đến địa phương, các Bộ ngành có liên quan nhằm xây dựng một môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh, rong đó các doanh nghiệp đều bình đẳng trước pháp luật, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển, tăng khả năng cạnh tranh và thu hút vốn vào ngân hàng.

- Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt: Chính phủ cần đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt thông qua các biện pháp: Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, bao gồm các luật và các quy định liên quan đến các chủ thể tham gia thanh toán không dùng tiền mặt thông qua hệ thống thanh toán của các ngân hàng. Thông tin, quảng bá, phổ biến kiến thức trên các phương tiện thông tin đại chúng cho các tổ chức, cá nhân về thanh toán không dùng tiền mặt. Khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt bằng các chính sách ưu đãi về thuế, phí trong dịch vụ thanh toán. Huy động nguồn lực để đầu tư, nâng cấp, pháp triển hệ thống thanh toán.

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước

Ngân hàng nhà nước là ngân hàng của các ngân hàng, nơi ban hành chính sách tiền tệ quốc gia. NHNN cần có chính sách tiền tệ ổn định để người dân có thể yên tâm gửi tiền vào ngân hàng mà không bị mất giáphù hợp với từng giai đoạn cụ thể. Trong bối cảnh dịch bệnh CÁ nhân tôi kiến nghị NHNN nên điều hành chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thận trọng, linh hoạt và hiệu quả trên nền tảng các công cụ chính sách tiền tệ hiện đại và công nhệ tiên tiến. Mục tiêu bao trùm của chính sách tiền tệ trong giai đoạn này là ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng.

Ngân hàng nhà nước cần có các chính sách chế độ hợp lý với các NHTM. Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn chưa chấm dứt, kinh tế đang bắt đầu hồi phục, các NHTM cạnh tranh nhau rất khốc liệt để có thể tồn tại và phát triển. Nếu NHNN có các

chính sách khen thưởng hoặc nới lỏng chế độ quản lý sẽ giúp NHTM thuận lợi hơn rất nhiều trong hoạt động kinh doanh.

Xây dựng hệ thống giám sát rủi ro trong hoạt động của ngân hàng có khả năng cảnh báo sớm đối với các TCTD có vấn đề và các rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Rà soát và hoàn thiện các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế và đảm bảo việc tuân thủ nghiêm túc các quy định này. Hoàn thiện khung pháp lý cho các mô hình tổ chức tín dụng mới, các tổ chức có hoạt động mang tính chất hỗ trợ cho hoạt động của các tổ chức tín dụng, nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng.

3.3.3. Đối với Ngân hàng TMCP Á Châu

Để đạt được mục tiêu trở thành ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam, cá nhân tôi nghĩ Ngân hàng TMCP Á Châu cần vài lưu ý như sau:

-NHTMCP Á Châu cần nghiên cứu tận dụng vị thế của Hội sở chính tìm kiếm những dự án lớn, dành quyền ngân hàng đầu mối trong cho vay, huy động vốn để tạo điều kiện cho Chi nhánh phát triển khách hàng.

-Đối với các chi nhánh/PGD của ACB, việc nghiên cứ thị trường tại địa bàn hoạt động một cách định kỳ là điều cần thiết. Các công tác như thu thập dữ liệu về đối thủ cạnh tranh cùng địa điểm, nghiên cứu thông tin thị trường, lấy ý kiến của khách hàng về chất lượng dịch vụ của ngân hàng cần được xúc tiến thực hiện nhanh chóng và thường xuyên. Điều này sẽ giúp ACB luôn bắt kịp với nhịp độ phát triển nhanh của nền kinh tế trong nước, từ đó đưa ra những kế hoạch và điều chỉnh về sản phẩm để làm hài lòng khách hàng và có hướng đi thích hợp trong các giai đoạn khác nhau.

- Bên cạnh việc phát triển về chất lượng sản phẩm cho vay, hoạt động quảng bá cần được tập trung tiến hành trong các giai đoạn trong năm. Các dự án, minishow hay những sự kiện nhằm phổ biến hình ảnh, nâng cao độ nhận biết thương hiệu ACB trong mắt khách hàng sẽ hỗ trợ cải thiện sức mạnh thương hiệu trên thi trường. Ngoài ra, mở rộng phạm vi quảng cáo để đa dạng hóa các nhóm khách hàng tiềm năng tại mọi khu vực, địa bàn trên cả nước.

- Ngoài ra, các chính sách trong tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực có vai trò trọng yếu trong sự phát triển của các NHTM. Việc tuyển dụng phải được thực hiện với quy mô lớn, đồng thời đảm bảo được chất lượng và sự kỹ càng trong tuyển chọn các nhân viên, chuyên viên tín dụng. Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghiệp vụ phải được vận hành bài bản, chuyên nghiệp sẽ giúp ACB đảm bảo được chất lượng nhân lực, nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh hà thành (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)