CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM
2.1. THỰC TRẠNG ƯƠ MẠI VÀ THỊ RƯỜNG HÀNG TH CÔNG MỸ NGHỆ TH GIỚI
2.1.2. Thị trường hàng thủ công mỹ nghệ thế giới
* Thị trường xuất khẩu
- Ấn Độ: n Độ là một trong những thị trường xuất khẩu hàng TCMN lớn nhất thế giới, với kim ngạch xuất khẩu từ tháng 4 đến tháng 11 năm 2019 đạt 2,45 tỷ USD. Ngay cả trong một thế giới số hóa với nhịp độ nhanh, nhu cầu về hàng TCMN của n Độ vẫn không bị lung lay. Ngành TCMN chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của n Độ, khi có tới gần 70.000 DNVVN xuất khẩu mặt hàng này, đã tạo việc làm cho hơn 7 triệu thợ thủ công bao gồm cả nữ giới.
Chính phủ n Độ đã bắt đầu tập trung vào việc tăng xuất khẩu hàng TCMN bằng cách đầu tư vào thiết kế và quảng cáo thương hiệu TCMN n Độ nhiều hơn Theo nhận định của người tiêu dùng quốc tế, so với Việt Nam, n Độ gặp khó khăn
0 100 200 300 400 500 600 700 800
2017 2018 2019 2020
526.5
583.4
663.9
718
trong việc vận chuyển và giao hàng đúng hạn (thời gian giao hàng có thể mất từ 6 đến 7 tháng). Điều này một phần là do cơ sở hạ tầng đường xá kém, chỉ hỗ trợ container 20 feet (chỉ bằng một nửa kích thước của container 40 feet thông thường).
Tuy nhiên, n Độ có khả năng sản xuất lớn và chỉ yêu cầu số lượng đặt hàng tối thiểu thấp, các sản phẩm TCMN của n Độ đều mang nét đặc trưng của riêng mình.
Tuy nhiên, ngành TCMN n Độ đang phải vật lộn để chống chọi với cơn bão Covid-19 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, kể từ tháng 1 năm 2020. Với nguồn nguyên liệu đầu vào ngày càng cạn kiệt và một tương lai không mấy khả quan, các nghệ nhân n Độ đang phải vật lộn để chống chọi trong thời gian này. Theo ông Rakesh Kumar, Tổng giám đốc, Hội đồng xúc tiến xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (EPCH), kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công của n Độ được dự báo có thể giảm tới 40% vào năm 2021 do nhu cầu từ các thị trường chính như Mỹ, Anh và các nước EU tiếp tục ở mức thấp do cuộc khủng hoảng Covid-19.
- Trung Quốc: Trung Quốc luôn là một thị trường sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN lớn của thế giới. Cùng với việc đầu tư công nghệ hiện đại, các thợ thủ công được đào tạo bài bản, tay nghề cao, thị trường TCMN Trung Quốc luôn tạo ra những sản phẩm đa dạng với giá thành thấp.
Do khả năng sản xuất rất lớn và chi phí lao động thấp, các doanh nghiệp sản xuất từ các nước đang phát triển như Việt Nam khó có thể cạnh tranh về giá cả và khối lượng đối với hàng TCMN Trung Quốc. Trang thiết bị hiện đại và năng suất ngày càng cao cho phép các nhà sản xuất Trung Quốc cung cấp số lượng lớn sản phẩm nhanh chóng, đúng thời hạn và giá cả thấp. Các doanh nghiệp sản xuất này rất xuất sắc trong việc cơ giới hóa quy trình sản xuất (cắt, phân loại, đóng gói,...) và sử dụng công nghệ tiên tiến để hoàn thiện máy và tạo màu. Chính vì những đổi mới như vậy cho phép các nhà sản xuất Trung Quốc có thể tạo ra sản phẩm TCMN bằng máy gần giống các thiết kế thủ công từ các nước khác mà giá thành lại rẻ hơn Theo người tiêu dùng nhận định, hiện nay ở Trung Quốc có thể sản xuất hầu hết mọi sản phẩm với giá rẻ và hiệu quả hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Ngoài quy trình sản xuất và lắp ráp hiệu quả, các nhà máy Trung Quốc có thể cung cấp chính xác và hợp lý hóa việc dán nhãn, mã vạch và đóng gói theo hệ thống quản lý hàng tồn kho
của người mua và thông số kỹ thuật chính xác.
- Việt Nam: Việt Nam đang nổi lên như một sự lựa chọn khác ngoài thị trường Trung Quốc vì giá rẻ và khả năng xuất khẩu cao. Hàng TCMN của Việt Nam đã có mặt tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nhà bán lẻ lớn của cả Hoa Kỳ và Châu Âu đang ngày càng quan tâm đến hàng TCMN Việt Nam để tìm kiếm một “diện mạo khác biệt” nhưng vẫn mong đợi hàng hóa được sản xuất với trình độ kỹ năng ngang bằng với ở Trung Quốc. Nhiều sản phẩm gốm, sứ, sơn mài, đồ gỗ, hàng mây tre,…của Việt Nam được người tiêu dùng thế giới ưa chuộng dùng làm đồ trang trí nội thất và quà tặng bởi chất lượng và mức giá cạnh tranh. Các chuyên gia nhận định, hàng Việt Nam có tiềm năng lớn nhờ vẻ ngoài độc đáo và chất lượng nghệ thuật, đặc biệt là ở phân khúc cao cấp (Smith và cộng sự, 2004).
Các thị trường mới nổi khác tại Châu Á là Thái Lan, Phillipines và Indonesia, lượng xuất khẩu hàng TCMN tăng gần 15% vào năm 2017, trở thành đối thủ cạnh tranh lớn với các doanh nghiệp Việt Nam. Còn tại khu vực Mỹ La Tinh, Mexico, Colombia, Peru,...là các nước xuất khẩu hàng TCMN chủ yếu. Ở khu vực Châu Phi, các nước xuất khẩu hàng TCMN có thể kể đến là Nam Phi, Tazania, Ghana,...
* Thị trường nhập khẩu
- Mỹ: Mỹ luôn được đánh giá là thị trường nhập khẩu TCMN đầy tiềm năng không chỉ của Việt Nam mà của cả thế giới với kim ngạch nhập khẩu là 3,1 nghìn tỷ USD năm 2019.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thị trường đồ gỗ và TCMN cũng có những thay đổi nhất định. Cụ thể, để phòng chống dịch bệnh lây lan, Chính phủ Mỹ yêu cầu người dân làm việc, học tập tại nhà. Do đó, người tiêu dùng yêu cầu các sản phẩm nội thất cần có sự linh hoạt, đáp ứng yêu cầu làm việc tại nhà như bàn làm việc, tủ hồ sơ, kệ sách. Các sản phẩm trang trí trong gia đình như đồ thủ công mỹ nghệ cũng được tiêu thụ mạnh do nhu cầu trang trí không gian sống trong nhà trong thời gian dịch bệnh tăng lên.
ăm 2020, doanh thu của nhóm sản phẩm nội thất tại Hoa Kỳ đạt 115 tỷ USD và dự báo sẽ đạt mức 143 tỷ USD trong khoảng 5 năm tới. Trong đó, sản phẩm đồ