CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM
3.2. GIẢI PHÁP XU T KHẨU HÀNG TH CÔNG MỸ NGHỆ C A VIỆT NAM
3.2.1. Giải pháp đối với doanh nghiệp
Tăng cường khả năng quản lý chi phí vận chuyển
Theo kết quả nghiên cứu ở trên, tác giả chỉ ra rằng khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và các quốc gia nhập khẩu ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng xuất khẩu TCMN của doanh nghiệp. Do chi phí vận tải trong hoạt động logistic của Việt Nam còn cao dẫn đến việc tăng giá bán và giảm lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm TCMN. Vì thế, các doanh nghiệp cần tìm cách giảm chi phí vận chuyển:
- Doanh nghiệp tìm hiểu, đánh giá để chọn nhà cung cấp vận tải phù hợp.
- Chủ động xây dựng mối quan hệ với một số chủ tàu, hãng tàu quốc tế để có thể thuận lợi trong việc đàm phán với nhà nhập khẩu về khả năng thuê tàu.
- Tham gia vào các sàn giao dịch vận tải, hiệp hội ngành hàng liên quan.
Nâng cao công tác phòng ngừa rủi ro tỷ giá
- Hoạch định các chiến lược cụ thể nhằm dự báo biến động của tỷ giá phát sinh đối với dòng tiền.
- Đầu tư, thành lập ra các quỹ dự phòng rủi ro về tỷ giá trong doanh nghiệp.
- Tìm hiểu và áp dụng các hợp đồng phái sinh phổ biến hiện nay như: kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi,...
- Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp hoặc phòng ban chuyên hoạch định các chiến lược về bảo hiểm rủi ro tỷ giá.
Nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam
Với thời đại phát triển nhanh như hiện nay, người tiêu dùng quốc tế ngày càng khó tính, đ i hỏi chất lượng hàng hoá, mẫu mã sản phẩm ngày cao và đa dạng. Vì vậy nếu không chịu đổi mới mẫu mã, làm cho đa dạng hoá các sản phẩm tiêu thụ thì việc mất đi vị thế trên thị trường là một điều tất yếu. Vì thế các doanh nghiệp cần:
- Cần chú trọng vào công tác tìm hiểu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng
trong nước và quốc tế qua báo đài, tài liệu, tạp chí, internet.
- Trên cơ sở những thông tin thu được thông qua hoạt động xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp cần phân tích, đánh giá tình hình thị trường qua đó cải tiến mẫu mã của sản phẩm hàng hoá của mình sao cho phù hợp, sát thực với nhu cầu, thị hiếu hiện tại của thị trường và người tiêu dùng trong từng giai đoạn, từng thời kỳ khác nhau.
- Đồng nhất bảo đảm và ổn định về chất lượng sản phẩm: Các doanh nghiệp cần áp dụng các công nghệ bảo quản, xử lý nguyên liệu để tránh hiện tượng ẩm, mốc...do thay đổi khí hậu nhằm đảm bảo tính ổn định chất lượng sản phẩm đầu ra.
- Chú trọng đến công việc thiết kế sáng tạo kiểu dáng và đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ: Các doanh nghiệp cần quan tâm và đầu tư hơn nữa cho công việc thiết kế sáng tạo ra sản phẩm riêng cho mình thông qua việc xây dựng một đội ngũ thiết kế, tạo mẫu chuyên nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký bản quyền sở hữu kiểu dáng cho sản phẩm của mình để tránh hiện tượng bị sao chép mẫu mã.
- Áp dụng các biện pháp để khuyến khích việc cải tiến mẫu mã cho từng cơ sở sản xuất. Ví dụ: Có ưu đãi riêng đối với cơ sở sản xuất nào sáng tạo mẫu mã mới và được khách hàng lựa chọn.
Thực hiện mô hình liên doanh trong xuất khẩu
Mô hình liên doanh trong xuất khẩu là việc các doanh nghiệp kết hợp với nhau để cùng nâng cao xuất khẩu một sản phẩm. Mô hình này sẽ mang lại hiệu quả cho tất cả các bên tham gia. Có thể thực hiện liên kết xuất khẩu theo từng hợp đồng, hoặc cho cả một thời kỳ trên cơ sở nhữmg hợp đồng được ký kết giữa các bên. Tuỳ theo điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp có thể chọn một trong các cách:
- Doanh nghiệp TCMN đầu tư sản xuất hàng hóa còn doanh nghiệp xuất khẩu sẽ tìm hiểu thị trường và thực hiện việc xuất khẩu trên cơ sở góp vốn của cả hai bên theo những tỷ lệ nhất định. Tuy nhiên với cách này, các doanh nghiệp cần có sự thỏa thuận cụ thể và thiết lập nhữmg hợp đồng liên kết sản xuất kinh doanh để tránh tình trạng bỏ rơi sản phẩm hoặc chiếm đoạt thị trường.
- Thực hiện hình thức uỷ thác xuất khẩu sản phẩm cho các doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trên thương trường. Đây có lẽ là cách mà nhiều cơ sở sản xuất của ta thường làm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất hàng TCMN cần có những hợp đồng cụ thể ràng buộc trách nhiệm của bên nhận uỷ thác, nhất là về việc thực hiện đúng thỏa thuận trong các hợp đồng ngoại và có trách nhiệm tham gia vào xử lý, giải quyết tranh chấp (nếu có).
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Con người là yếu tố quan trọng trong toàn bộ quá trình sản xuất. Tuy nhiên vấn để khá phổ biến hiện hay ở các doanh nghiệp xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam là trình độ tay nghề của người lao động còn yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển ngành nghề. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cần được tiến hành riêng (về nội dung đào tạo, về cách thức tổ chức,…) cho từng đối tượng khác nhau như: Đào tạo cho cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ kinh doanh xuất khẩu, cán bộ trực tiếp thực hiện công tác phát triển thị trường; các nghệ nhân và cán bộ thiết kế; và thợ thủ công.
Do đó, để nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm TCMN, cần phải làm tốt một số công tác sau:
- Kết hợp và hài hòa giữa đào tạo theo cách truyền nghề và đào tạo trong nhà trường để khắc phục được những nhược điểm và khai thác được các thế mạnh của mỗi mô hình đào tạo.
- Bổ túc kiến thức khoa học, công nghệ mới cho các nghệ nhân để họ cập nhật được những kiến thức, công nghệ mới.
- hường xuyên cử cán bộ theo học các lớp bồi đưỡng để cập nhật kiến thức liên quan đến xuất nhập khẩu, luật kinh doanh quốc tế đặc biệt là những kiến thức để có thể thâm nhập và khai thác thị trường.
Đầu tư máy móc, trang thiết bị tiên tiến và áp dụng các tiến bộ KH-CN vào phục vụ sản xuất.
- Các doanh nghiệp cần cân nhắc và mạnh dạn đầu tư mua sắm các thiết bị, máy móc chuyên dùng hiện đại, thậm chí cả dây chuyền KH-KT cao đồng bộ để
phục vụ cho sản xuất. Tuỳ theo khả năng của doanh nghiệp, cũng có thể tiến hành thuê mướn thiết bị của các doanh nghiệp trong nước hay thương nhân nước ngoài.
- Sử dụng các phần mềm đồ họa hiện đại để thiết kế sản phẩm. Thực tế hiện nay trên thị trường có rất nhiều những phần mềm thiết kế đồ họa hay và hữu dụng.
Việc lựa chọn một phần mềm đồ họa thích hợp cho doanh nghiệp cần có sự tư vấn của những cán bộ tin học.