Khái quát tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam giai đoạn 2015-2019

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ việt nam (Trang 50 - 56)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM

2.2.2. Khái quát tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam giai đoạn 2015-2019

* Kim ngạch xuất khẩu:

Theo số liệu của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương , trong giai đoạn 2015-2019, kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam tăng trung bình 9,5%/năm,

từ 1,62 tỷ USD (2015) lên đến 2,23 tỷ USD (2019). Đến nay, các sản phẩm thủ công của Việt Nam đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Theo ông Vũ Bá Phú, trong bối cảnh của dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng TCMN vẫn duy trì mức tăng trưởng khá với mức tăng hơn 3% so với năm 2019; thậm chí có dòng sản phẩm tăng tới 10-11% như: mây tre, cói thảm, thêu, dệt thủ công… rong đó, Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nhất cho các sản phẩm TCMN Việt Nam với doanh số chiếm 35% kim ngạch xuất khẩu hàng năm Kế tiếp đó là các thị trường như: Nhật Bản, EU, Úc, Hàn Quốc,...

Bên cạnh đó, theo Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam nhiều mặt hàng thời trang, quà tặng đã được xuất khẩu tại chỗ thông qua việc phục vụ nhu cầu mua sắm của khách nước ngoài đến Việt Nam.

Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam 2015-2019

Nguồn: Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương)

* Một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu chủ lực của Việt Nam:

Trong các mặt hàng TCMN của nước ta thì có một số nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực bao gồm:

+ Gốm sứ

0 0.5 1 1.5 2 2.5

2015 2016 2017 2018 2019

+ Mây, tre, cói, lá.

+ Thêu, dệt thủ công + Đồ gỗ mỹ nghệ + Sơn mài mỹ nghệ + Khác

Gốm sứ:

Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ của Việt Nam 2015-2019 (Đơn vị: nghìn USD)

Nguồn: Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC)

Theo liệu thống kê từ Trung tâm hương mại Quốc tế (ITC), kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gốm sứ của Việt Nam tăng đều qua các năm từ 477 triệu USD năm 2015 lên 527,8 triệu USD năm 2019.

Trong số những quốc gia nhập khẩu sản phẩm gốm sứ của Việt Nam, thì Mỹ là thị trường có kim ngạch xuất khẩu cao nhất (chiếm 18,9%). Đứng thứ hai sau thị trường Mỹ là Nhật Bản. Kế đến là các thị trường Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc, n Độ…

477,031

431,347 461,057 486,614

527,750

0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000

2015 2016 2017 2018 2019

Biểu đồ 2.4: Thị phần xuất khẩu gốm sứ của Việt Nam năm 2019 (%)

Nguồn: Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC)

Mây, tre, cói, lá:

Theo dữ liệu tác giả thu thập được, năm 2019, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm mây tre đan, cói, lá của Việt Nam đạt 280,8 triệu USD, tăng 21,4% so với năm 2018, và tăng 42,2% so với năm 2015. Các sản phẩm mây tre đan, cói lá của Việt Nam đã xuất khẩu ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu trung bình đạt trên 200 triệu SD/năm

EU hiện là thị trường nhập khẩu các sản phẩm mây tre đan, cói, lá nhiều nhất của Việt Nam (chiếm 31,44% tỷ trọng). Tiếp đến là thị trường Mỹ (chiếm 19,5%), thị trường Nhật Bản (chiếm 9,3%). Các thị trường khác có thể kể đến như: Đức, Trung Quốc, Đan Mạch…

Mỹ 18.9

Nhật Bản 13.7

Trung Quốc 7.8 Thái Lan 6.5

Hàn Quốc 6.1 Các quốc gia

khác 47

THỊ PH N X ẤT HẨ GỐ SỨ CỦA V ỆT NAM

NĂ 2019 (%)

Biểu đồ 2.5: Kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre đan, cói, lá của Việt Nam 2015-2019

(Đơn vị: nghìn USD)

Nguồn: Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC)

Tuy nhiên có một vấn đề đặt ra đối với ngành mây tre đan là việc thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào. Nguồn mây tre đan tự nhiên ngày càng khan hiếm. Mặc dù quy hoạch tổng thể về trồng mây tre đan mới được xây dựng gần đây nhưng vẫn chưa được xem xét đầy đủ ở một số địa phương Nhìn chung, việc thực hiện quy hoạch nguyên liệu cho tiểu ngành mây tre đan tiến triển chậm và vẫn còn nhiều hạn chế.

Các doanh nghiệp sản xuất, làng nghề chưa chú trọng đến việc áp dụng CN- KT hiện đại. Việc thu hoạch, sơ chế nguyên liệu và chế biến bán thành phẩm chủ yếu được làm thủ công, sử dụng các dụng cụ đơn giản như dao, móc. Hiện nay, ở nhiều địa phương, nhiều nông dân thu hoạch nguyên liệu cùng lúc, không tuân thủ các hướng dẫn về quản lý và bảo vệ bền vững tài nguyên thiên nhiên. ơn nữa, các quy trình thu hoạch và bảo quản không đủ tiêu chuẩn do nông dân áp dụng dẫn đến chất lượng cung cấp thấp và lãng phí nguyên liệu thô. Các xưởng chế biến nguyên liệu do thương nhân địa phương quản lý triển khai theo công nghệ truyền thống, hầu hết không được trang bị lò sấy riêng. Nông dân chỉ trao đổi kiến thức về kỹ năng chế biến với nhau, vẫn sử dụng kỹ thuật sấy bằng hóa chất.

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000

2015 2016 2017 2018 2019

197,485 195,963 207,584

231,342

280,809

Mặc dù một số doanh nghiệp đã và đang cố gắng áp dụng máy móc trong chế biến nguyên liệu như máy chẻ mây, tre) để nâng cao năng suất nhưng tiến độ vẫn ở mức trung bình. Nhiều DNVVN chưa chủ động thử nghiệm mẫu mã mới và phát triển sản phẩm mới do năng lực tiếp cận thị trường nước ngoài còn hạn chế. Ngoài ra, nhiều DNVVN không biết đến các kỹ thuật và thiết bị thích hợp có thể giúp tăng năng suất của họ.

Sản phẩm thêu, dệt thủ công:

ũng giống như những mặt hàng trên, kim ngạch xuất khẩu của nhóm mặt hàng thêu, dệt thủ công tăng trưởng đều qua các năm và bắt đầu bứt phá vào năm 2018 với kim ngạch xuất khẩu 213 triệu USD. Đặc biệt, trong bối cảnh của dịch COVID-19 nhưng kim ngạch của nhóm sản phẩm thêu, dệt thủ công vẫn tăng 5 triệu USD tương ứng 2,3%) so với năm 2018. Theo ông Lê Bá Ngọc, Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam cho biết: “nguồn nguyên liệu phục vụ các làng nghề thêu, dệt thủ công gồm có tơ tằm, sợi bông, sợi lanh, tơ sen...

Tuy nhiên, Việt Nam chưa tự sản xuất được nguồn trứng tằm mà phải nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc gây ra hiện tượng thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào. Riêng sợi bông của Việt Nam phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu tới 98%”

Hiện tại tiềm năng thị trường các sản phẩm thêu, dệt thủ công đang tăng nhanh. Trở ngại chính để phát triển nguồn nguyên liệu bông thủ công chính là sự lưỡng lự của người dân trong việc phát triển vùng nguyên liệu truyền thống này do không chắc chắn về thị trường. Việc chế biến sợi truyền thống cũng đang dần mai một, số người có thể kéo ra sợi bông có chất lượng cao đang suy giảm nhanh.

Biểu đồ 2.6: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt thủ công, thêu ren của Việt Nam 2015-2019

(Đơn vị: nghìn USD)

Nguồn: Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC)

Nhìn chung, thị trường xuất khẩu hàng TCMN của nước ta đã có những tiến bộ vượt bậc, kim ngạch tăng đều qua các năm, góp phần không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, vẫn còn một vài bất cập cần giải quyết như: Thiếu đầu vào nguyên liệu; Sản phẩm còn đơn điệu, chưa có sự sáng tạo; Quy mô sản xuất hạn chế;...

Với tiềm năng của nguồn lao động dồi dào, nguồn nguyên liệu đầu vào tự nhiên, phong phú, ngành hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam còn rất nhiều cơ hội to lớn, nếu chúng ta tăng cường đầu tư công nghệ, đầu tư sáng tạo mẫu mã, tổ chức lại sản xuất theo hướng quy mô hợp lý, hiệu quả cao, nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường thế giới và tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ việt nam (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)