Các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu ngành thủ công mỹ nghệ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ việt nam (Trang 56 - 61)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu ngành thủ công mỹ nghệ

Để đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng xuất khẩu mặt hàng TCMN, tác giả sử dụng Mô hình hấp dẫn chuẩn tắc (Gravity Model) do Tinbergen (1962), Anderson (1979) và Bergstrand (1985) xây dựng và phát triển.

Tác giả đề xuất sử dụng mô hình:

2015 2016 2017 2018 2019

Kim ngạch xuất khẩu (nghìn

USD) 54,657 58,526 73,254 213,666 218,678

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000

Kim ngạch xuất khẩu (nghìn USD)

(1)

Trong đó: Ln là logarit cơ số tự nhiên

Exportit là giá trị thương mại xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam tới với quốc gia i ở năm t.

GDPit tổng thu nhập quốc nội của quốc gia i. GDP được dùng để đại diện cho độ lớn của nền kinh tế.

Di khoảng cách Việt Nam và quốc gia i được điều chỉnh theo tỷ trọng thương mại.

Exit là tỷ giá của USD so với đồng tiền nước i Interestit là lãi suất thực, trung bình năm của nước i.

Inflationit là tỷ lệ lạm phát trung bình năm của nước i.

Politicalit là chỉ số ổn định chính trị của nước i.

contig là biến giả, bằng 1 nếu hai nước cùng chung đường biên giới comcol là biến giả, bằng 1 nếu hai nước là thuộc địa của cùng một nước

smctry là biến giả, bằng 1 nếu hai nước đã từng cùng là một quốc gia/vùng lãnh thổ.

là sai số của mô hình. phản ánh hiệu ứng cố định theo năm 2.3.2. Số liệu

Tác giả sử dụng dữ liệu mảng, bao gồm xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam sang các nước trên thế giới trong giai đoạn 2001-2019, được lấy số liệu ở Trademap. Số liệu về GDP, tỷ giá, lãi suất thực, lạm phát và chỉ số ổn định chính trị lấy ở cơ sở dữ liệu của Ngân hàng thế giới (World Bank). Khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và các nước, các biến contig, comcol và smctry lấy từ Centre d'Etudes Prospectives et d'Informations Internationales (CEPII). Sau khi làm sạch dữ liệu

bằng cách loại bỏ các quan sát thiếu, tác giả có 1.626 quan sát với 104 nước.

Bảng 2.1. Thống kê mô tả các biến Biến nghiên cứu Số quan

sát Trung bình Độ lệch

chuẩn Tối thiểu Tối đa

LnExport 1.626 2,662673 2,918876 0 10,76183

LnGDP 1.626 3,5334 2,298178 -1,69971 9,87742 LnD 1.626 8,947685 0,769715 6,418282 9,867125 LnEx 1.626 3,111111 2,651673 -1,97328 10,33899 Interest 1.626 6,190218 9,194399 -33,5534 93,91508 Inflation 1.626 5,870542 8,305419 -18,1086 152,561 Political 1.626 -0,10758 0,94549 -2,81004 1,621677

contig 1.626 0,016605 0,127826 0 1

comcol 1.626 0,077491 0,267451 0 1

smctry 1.626 0,00615 0,078205 0 1

2.3.3. Kết quả ước lượng

Bảng 2.2: Báo cáo kết quả ước lượng mô hình.

(1)

Biến nghiên cứu LnExport

LnGDP 0,960***

(0,0663)

LnD -0,168**

(207)

LnEx -0,159***

(0,0557)

Interest -0,00289

(0,00684)

Inflation 0,00586**

(0,00781)

Political 142

(105)

contig -0,893**

(449)

comcol -293

(384)

smctry 4,411***

(688)

Constant 922

(1,937)

Số quan sát 1.626

Number of Country 104

Robust standard errors in parentheses

*** p<0,01, ** p<0,05, * p<0,1

Theo kết quả ở bảng 2.2 biến GDP mang dấu dương hàm ý rằng GDP của quốc gia i tác động cùng chiều tới khả năng xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam.

Do đó, biến GDP có ý nghĩa về mặt thống kê. Khi GDP tăng 1% thì khả năng xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam tăng lên khoảng 0,96%. Điều này được giải thích là khi GDP của các đối tác thương mại tăng lên, nhu cầu về hàng TCMN cũng cao hơn, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng theo. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Thu và các cộng sự (2019).

Biến D ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp với mức ý nghĩa thống kê 5% β2 = -0.168; p<0,05). Kết quả này có nghĩa rằng, khoảng cách địa lý của Việt Nam so với quốc gia i có tác động tiêu cực tới khả năng xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam. Kết quả này là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn hiện nay ở Việt Nam vì chi phí vận chuyển quốc tế trong hoạt động logistic của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn còn rất cao, nó làm tăng giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế.

ũng theo kết quả ở bảng 2.2, biến EX tác động ngược chiều tới khả năng tham gia xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam. Có nghĩa là khi biến EX tăng 1% thì khả năng xuất khẩu của Việt Nam giảm 0,159%. Kết quả này được lý giải rằng khi đồng nội tệ của quốc gia i lên giá sẽ làm cho hàng hóa nhập khẩu đắt hơn vì vậy người dân khi đó sẽ có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm nội địa nhiều hơn, quốc gia đó vì thế cũng hạn chế nhập khẩu hàng Việt Nam, làm giảm khả năng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường đó

Kết quả ước lượng cũng cho thấy rằng, biến INTEREST và biến POLITICAL (chỉ số ổn định chính trị) không ảnh hưởng tới khả năng xuất khẩu TCMN của Việt Nam.

Tỷ lệ lạm phát trung bình của mỗi quốc gia, biến INFLATTION có tác động cùng chiều tới khả năng nhập khẩu TCMN của quốc gia đó với mức ý nghĩa thống kê 5% β5 = 0,00586; p<0,05). Điều này có nghĩa là nếu lạm phát tăng, giá hàng thủ công mỹ nghệ trong nước sẽ tăng Nó làm giảm sức cạnh tranh của hàng TCMN của quốc gia i so với Việt Nam, do đó tỷ lệ xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam sẽ tăng

Theo kết quả ở bảng 2.2 cũng cho thấy, biến giả CONTIG (cùng chung đường

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ việt nam (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)