CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -
1. Giới thiệu chung về BIDV – Chi nhánh Thăng Long
1.2. Cơ cấu tổ chức
1.2.3. Đặc điểm hoạt động của BIDV Thăng Long
a. Môi trường kinh tế:
Giai đoạn 5 năm 2004 - 2008 là giai đoạn phát triển có tính bước ngoặt trong nền kinh tế Việt Nam. Có thể tóm tắt môi trường kinh tế - xã hội giai đoạn này với những điểm nổi bật chính:
- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong giai đoạn 2004 – 2007 bình quân đạt 8,19%/năm trước khi giảm xuống 6,23% vào năm 2008, tuy nhiên vẫn duy trì ở mức tăng trưởng cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt sau khi chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO và việc Mỹ thông qua quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam vào năm 2006, năm 2007, kinh tế Việt Nam đã phát triển bùng nổ, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,5%/năm.
- Về thu hút đầu tư nước ngoài: Đây cũng là giai đoạn đánh dấu các mức thu hút vốn FDI kỷ lục. Nếu như năm 2004, vốn FDI đạt 4,2 tỷ USD, tăng 35% so với năm 2003, con số này liên tục thiết lập các mức kỷ lục mới trong các năm tiếp theo: 5,8 tỷ USD năm 2005, 10,2 tỷ USD năm 2006, 20,3 tỷ USD năm 2007 và đặc biệt, trong năm 2008, trong tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu, vốn FDI vẫn tăng đột biến là 64 tỷ USD. Vốn FDI đã góp phần quan trọng trong việc duy trì cán cân tài khoản vãng lai và tăng dự trữ ngoại tệ. Đặc biệt, lần đầu tiên, trong 02 năm 2006, 2007 đã ghi nhận luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) kỷ lục cùng với sự phát triển bùng nổ của Thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Với định hướng nền kinh tế tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu giai đoạn này đạt mức cao, đóng góp vào tăng trưởng cao của GDP. Nếu như xuất khẩu năm 2004 lần đầu vượt ngưỡng 26 tỷ USD, thì con số này liên tục tăng với tốc độ rất cao qua các năm, năm 2005 đạt 32 tỷ USD, 2006 đạt 40 tỷ USD, 2007 đạt 48,38 tỷ USD và năm 2008, kim ngạch
Chuyên đề thực tập cuối khóa
xuất khẩu đạt cao nhất trong 10 năm, ở mức 65 tỷ USD. Tuy nhiên, cùng với việc vốn đầu tư nước ngoài tăng, kim ngạch nhập khẩu cũng tăng mạnh trong giai đoạn này. Năm 2004, Việt nam nhập siêu 5,52 tỷ USD, con số này không ngừng tăng lên, đến năm 2008, mặc dù đã có những biện pháp kìm chế nhập siêu, con số nhập siêu cuối năm vẫn ở mức 17 tỷ USD.
- Nếu như Việt Nam là điển hình thành công trong việc kiềm chế lạm phát ở giai đoạn trước, thì giai đoạn này, cùng với việc nới lỏng chính sách tiền tệ phục vụ tăng trưởng, lạm phát đã có dấu hiệu tăng trở lại. Chỉ số CPI năm 2004 là 9,5%, chỉ số này đã bước đầu được kiềm chế trong 02 năm tiếp theo, đạt 6,6% năm 2006, tuy nhiên bắt đầu gia tăng mạnh vào năm 2007 là 12,63% và 2008 lạm phát ở mức 23%, cao nhất trong vòng 20 năm trở lại đây.
- Giai đoạn này đánh dấu sự bùng nổ của thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu từ giữa năm 2006 và suy giảm từ cuối năm 2007. Tuy nhiên, sau giai đoạn tăng nóng, TTCK Việt Nam đã bước vào giai đoạn suy giảm mạnh, TTCK suy giảm đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ cổ phần hoá các DNNN.
- Thị trường bất động sản trong giai đoạn này cũng biến động theo nhiều thái cực khác nhau. Năm 2004 Luật đất đai có hiệu lực (từ 1/7/2004), với sự ra đời của các Nghị định hướng dẫn, hạn chế việc phân lô, bán nền dự án….thị trường bất động sản bước vào giai đoạn đóng băng sau thời gian bùng nổ trước đó. Bắt đầu từ cuối năm 2006, cùng với sự bùng nổ của TTCK, sự nới lỏng tín dụng tiêu dùng của các Ngân hàng, thị trường bất động sản đã tăng trưởng bùng nổ. Bắt đầu từ năm 2008, thị trường bất động sản đã bước sang giai đoạn khó khăn, giá cả suy giảm, đóng băng và đến nay chưa có dấu hiệu hồi phục.
Chuyên đề thực tập cuối khóa
- Năm 2008 chứng kiến 02 trạng thái: tăng trưởng nóng, lạm phát cao đầu năm và suy thoái vào cuối năm. Ngân hàng Nhà nước đã tái sử dụng cơ chế lãi suất cơ bản. Lần đầu tiên từ năm 2005, lãi suất cơ bản được điều chỉnh tăng liên tục từ 8,25% lên 14% và sau đó điều chỉnh xuống mức 7%.
Các Ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ đứng trước nguy cơ mất khả năng thanh khoản. Chính sách tiền tệ đã được sử dụng linh hoạt, hiệu quả, góp phần kiềm chế lạm phát và ngăn chặn suy thoái, tuy nhiên do chính sách tài khoá chưa được sử dụng hiệu quả nên tác động cuối cùng vào nền kinh tế chưa cao.
- Giai đoạn này cũng là giai đoạn Việt Nam phải đối mặt với nhiều thiên tai, dịch bệnh, thiên tai, lũ quét xuất hiện khốc liệt vào năm 2005 đã xuất hiện với tần suất ngày càng dày và mức độ thiệt hại ngày càng lớn.
Điều này đã đặt ra nhu cầu bức thiết phải phát triển nền công nghiệp xanh, hướng tới sự phát triển bền vững của môi trường, các doanh nghiệp đã chú ý nhiều hơn đến việc bảo vệ môi trường trong chiến lược kinh doanh, đầu tư.
- Ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn này đã có sự phát triển vượt bậc cả về số lượng, quy mô và trình độ công nghệ, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế và là công cụ thực hiện chính sách tiền tệ hiệu quả. Kênh vốn tín dụng ngân hàng vẫn là kênh vốn chủ đạo của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2004- 2008 vẫn duy trì ở tốc độ cao, trong đó 02 năm 2004 và 2007, tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng cao đột biến, tương ứng là 41,5% và 51,39%.
b. Đặc điểm hoạt động của BIDV Thăng Long:
- Kết quả kinh doanh của Ngân hàng trong những năm gần đây + Đánh giá quy mô, tốc độ tăng trưởng tín dụng
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Số liệu cụ thể:
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 6T/2009
1. Tổng tài sản (tỷ đồng) 2.136 2.493 2.960 3.657 3.310 2. Tổng dư nợ (tỷ đồng) 1.590 1.639 1.763 2.242 2.288
3. Tăng trưởng 3% 7,5% 27% 20,5%
4. Tỷ trọng DN/Tổng TS 74% 66% 60% 61% 69%
- Dư nợ cuối năm 2005 là 1.590 tỷ đồng đến 31/12/2008 đạt 1.980 tỷ đồng - tăng 390 tỷ đồng so với 2005 ( tỷ lệ tăng 24 %), nếu tính cả dư nợ của 24 khách hàng chuyển sang chi nhánh Tây Hà nội thời điểm 30/11/2008 với số dư nợ là 263 tỷ đồng thì dư nợ cuối 31/12/2008 của Chi nhánh là: 2.242 tỷ tăng 652 tỷ đồng ( tỷ lệ tăng 41 %) so cuối năm 2005. Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân trong giai đoạn 2006-2008 là 12,5%/năm ( cao nhất năm 2008 là 27%, thấp nhất năm 2006 là 3%), đạt mức thấp so bình quân toàn nghành là 20,3%. Đến 30/6/2009 dư nợ của Chi nhánh là 2.288 tỷ đồng tăng so 31/12/2005 là 698 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 44%). Dư nợ tăng trong giai đoạn này chủ yếu từ nợ ngắn hạn, cuối năm 2008 nợ ngắn hạn tăng 480 tỷ đồng, dư nợ trung dài hạn tăng 172 tỷ đồng so cuối năm 2005; Đến 30/6/2009 dư nợ ngắn hạn là 1.885 tỷ đồng tăng 661 tỷ đồng, dư nợ trung dài hạn là 403 tỷ đồng tăng 36 tỷ đồng so cuối năm 2005. Có thể đánh giá dư nợ vay trong giai đoạn này tăng chủ yếu là khách hàng vay ngắn hạn, dư nợ vay trung dài hạn tăng chủ yếu tập trung 2 dự án cho vay đồng tài trợ lớn: thuỷ điện Ankhê-Kanak của Ban QLDA thuỷ điện 7 giải ngân đến 31/12/2008 là 86 tỷ đồng, Dự án Thuỷ điện Hố Hô giải ngân 120 tỷ đồng. Dư nợ KHNN năm 2005 là 18,5 tỷ đồng thì năm 2008 đã thu hết nợ.
Chuyên đề thực tập cuối khóa
- Dư nợ tín dụng năm 2005, 2006, 2007, 2008, cuối tháng 6/2009 lần lượt chiếm chiếm 74%, 66%, 60%, 61%, 69% /Tổng tài sản có và có xu hướng giảm dần qua các năm.
- Có thể đánh giá hàng năm Chi nhánh luôn bám sát định hướng của BIDV từng thời kỳ, từng giai đoạn, đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng hợp lý, không vượt giới hạn tín dụng BIDV giao hàng năm. Đến năm 2005 mạng lưới hoạt động của Chi nhánh đã được mở rộng với 2 Phòng tín dụng tại Hội sở Chi nhánh và 4 Phòng giao dịch có chức năng cho vay, đến năm 2007 mở thêm 01 Phòng giao dịch (PGD8), như vậy cho đến nay chi nhánh đã có 2 Phòng QHKH và 5 Phòng giao dịch có dư nợ tín dụng.
- Trong giai đoạn này một mặt Chi nhánh tích cực xử lý nợ xấu đã phát sinh, mặt khác chi nhánh tiếp tục cho vay mới với mục tiêu tìm kiếm tiếp cận khách hàng tốt để cho vay, chuyển dịch cơ cấu dư nợ với phương châm:
+ Giảm dần cho vay DNNN (cuối năm 2005 dư nợ là 647 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 40%/tổng dư nợ. Đến 31/12/2008 là 448 tỷ đồng, tỷ trọng 20%/tổng dư nợ, giảm 199 tỷ đồng so với 2005. Đến 30/6/2009 dư nợ 366 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 16%/tổng dư nợ). Nâng dần tỷ trọng cho vay ngoài quốc doanh (Năm 2005 dư nợ cho vay ngoài quốc doanh là 943 tỷ đồng (tỷ trọng là 60%/tổng dư nợ). Đến 31/12/2008 là 1.794 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 80%/tổng dư nợ, tăng 851 tỷ đồng so với 2005. Đến 30/6/2009 đạt 1.922 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 83%/tổng dư nợ).
+ Cho vay xây lắp có xu hướng giảm dần. Dư nợ cuối năm 2005 là 715 tỷ đồng, tỷ trọng 45%/tổng dư nợ. Đến 31/12/2008 là 521 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 23%/tổng dư nợ, giảm 194 tỷ đồng so với 2005. Và đến 30/6/2009 dư nợ cho vay xây lắp 472 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21%/tổng dư nợ. Đặc biệt đối với các khách hàng xây lắp thuộc Tổng công ty XD Thăng Long, Cienco1, Cienco8 là các khách hàng đã bộc lộ rủi ro từ trước năm 2005 chi nhánh đã
Chuyên đề thực tập cuối khóa
kiểm soát chặt chẽ cho vay và giảm dần dư nợ đối với nhóm khách hàng này (cuối năm 2005 dư nợ là 466 tỷ đồng chiếm 19 % tổng dư nợ, đến 31/12/2008 là 315 tỷ đồng giảm 151 tỷ đồng so 2005, chiếm 14 % dư nợ và đến 30/6/2009 là 217 tỷ đồng giảm 249 tỷ đồng so 2005, chiếm 9% dư nợ).
Từ năm 2005 đến 31/12/2008 chi nhánh đã được BIDV chấp thuận xử lý rủi ro chuyển ra ngoại bảng 05 khách hàng thuộc nhóm khách hàng này với dư nợ 181 tỷ đồng trong đó: khách hàng thuộc Cienco 1: Công ty XDCTGT 136 dư nợ gốc 28 tỷ đồng, Cienco 8: Công ty cầu 75 dư nợ là 27 tỷ đồng; 3 khách hàng thuộc Tổng công ty XD Thăng Long là 126 tỷ đồng) .
+ Mở rộng cho vay khách hàng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu. Năm 2005 dư nợ của nhóm này là 639 tỷ đồng (chiếm 40%/tổng dư nợ). Đến 31/12/2008 dư nợ 923 tỷ đồng (chiếm 41%/tổng dư nợ), tăng 284 tỷ đồng so năm 2005. Thời điểm 30/6/2009 dư nợ đạt 1.228 tỷ đồng (chiếm 54%/tổng dư nợ), tăng 589 tỷ đồng so với 2005.
+ Tăng cường cho vay bán lẻ, tư nhân cá thể, hộ gia đình SXKD và tiêu dùng:
Năm 2005 dư nợ là 131 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 8,2%/tổng dư nợ. Đến 31/12/2008 là 232 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 10%/tổng dư nợ, tăng 101 tỷ đồng so với 2005. Và đến 30/6/2009 dư nợ đạt 255 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 11%/tổng dư nợ.
- Số lượng khách hàng tín dụng tăng trưởng hàng năm. Năm 2005 Chi nhánh có 482 khách hàng (TCKT: 157, BL: 332). Đến 31/12/2008 là 663 khách hàng (TCKT: 213, BL: 426), tăng 181 khách hàng so với 2005. Và đến 30/6/2009 chi nhánh đã có lượng khách hàng là 657 (TCKT: 232, BL: 425), tăng 175 khách hàng so cuối năm 2005.
Chuyên đề thực tập cuối khóa
* Kết luận: từ năm 2005 đến nay chi nhánh đảm bảo điều hành và kiểm soát quy mô tín dụng, tăng trưởng tín dụng một cách hợp lý, tuân thủ tuyệt đối giới hạn tín dụng được giao theo đúng định hướng của BIDV từng thời kỳ.
- Đánh giá cơ cấu tín dụng:
Trong giai đoạn từ 2006 đến 2008 nói riêng và thời kỳ 10 năm từ 1999 đến 2009 nói chung, thực trạng cơ cấu tín dụng của hệ thống ngân hàng ĐT&PT Việt Nam đã có sự dịch chuyển theo chiều hướng tốt. BIDV trở thành một trong những Ngân hàng chủ lực cung ứng vốn cho các Doanh nghiệp nhà nước, góp phần cơ cấu, sắp xếp hỗ trợ các Doanh nghiệp nhà nước tồn tại và phát triển trong một thời kỳ dài.
Tuy nhiên, khi bước vào nền kinh tế đa thành phần trong bối cảnh hòa nhập vào bình diện kinh tế thế giới, hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước đã bộc lộ những yếu kém với trình độ quản lý thấp, bố trí vốn, cơ cấu không hợp lý, mất cân đối trong đầu tư vốn, ít hoặc không có vốn tự có tham gia đầu tư, sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường yếu, giá thành sản phẩm cao, quyết định đầu tư không đúng hướng, dẫn tới hàng sản xuất ra không tiêu thụ được, kể cả trong nước cũng như ngoài nước dẫn tới doanh nghiệp bị thua lỗ. Hơn nữa, tình hình tài chính của doanh nghiệp không minh bạch, gây ra khó khăn cho phía ngân hàng trong việc thẩm định, đánh giá doanh nghiệp.
Trên cơ sở đổi mới toàn diện cơ cấu khách hàng với chủ trương xây dựng mô hình ngân hàng thương mại hiện đại, BIDV từng bước đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu khách hàng, đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng hướng tới nhiều thành phần kinh tế. Điều này thể hiện ở tỷ trọng cho vay khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã tăng từ 48% cuối năm 2005 lên 70% năm 2008. Thực tế cho thấy việc nghiên cứu, phân tích hiệu quả kinh doanh ngân hàng trong từng nhóm ngành là rất quan trọng, góp phần cơ bản vào định hướng phát triển chung của toàn hệ thống.
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Với mục tiêu phân tích đánh giá thực trạng tín dụng Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Thăng Long trong giai đoạn 03 năm từ 2006 đến 2008, trong khuôn khổ báo cáo sẽ tập trung đánh giá lượng khách hàng của chi nhánh theo các tiêu chí như sau:
Theo cơ cấu thời hạn vay vốn và loại hình khách hàng:
- Số liệu cụ thể:
STT Chỉ tiêu Đơn
vị
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Tổng dư nợ tín dụng
tỷ
đồng 1.590 1.639 1.763 2.242 2 Phân theo thời hạn vay vốn
Dư nợ ngắn hạn
Tỷ
đồng 1.224 1.295 1.349 1.704 Dư nợ trung, dài
hạn
tỷ
đồng 366 344 414 538
3 Theo loại hình khách hàng.
Doanh nghiệp nhà nước
tỷ
đồng 647 632 458 448
Doanh nghiệp ngoài QD
tỷ
đồng 812 865 1113 1.533
Cá nhân bán lẻ
tỷ
đồng 131 142 192 261
- Có thể thấy trong giai đoạn 3 năm từ đầu 2006 đến 2008, mặc dù tổng dư nơ tín dụng của chi nhánh tăng gần 44% nhưng lượng tăng chủ yếu tập trung vào dư nợ ngắn hạn (tăng 661 tỷ đồng). Dư nợ trung dài hạn chỉ tăng nhẹ (tăng 172 tỷ đồng, tăng 10%) so cuối năm 2005. Mức độ chênh lệch này
Chuyên đề thực tập cuối khóa
có thể thay đổi vào cuối năm 2009 và những năm tiếp theo khi một số dự án trung dài hạn lớn của chi nhánh được giải ngân hết. Tuy nhiên, về cơ bản thực trạng này là tuân thủ theo định hướng hoạt động tín dụng của BIDV giai đoạn 2005 - 2008 là giảm dần dư nợ cho vay trung dài hạn, tăng tín dụng ngắn hạn, chuyển dịch cơ cấu khách hàng theo hướng phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ngoài quốc doanh đồng thời tập trung thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, giải pháp thực thi chính sách tiền tệ của NHNN, giữ ổn định tiền tệ, ổn định các cơ cấu vĩ mô.
- Việc dư nợ tín dụng tập trung vào ngắn hạn trong thời kỳ này bên cạnh việc tuân thủ theo định hướng phát triển của hệ thống, còn phản ánh thực trạng giai đoạn sau suy thoái của nền kinh tế. Các dự án trung hạn do đòi hỏi vốn lớn, thời hạn thu hồi vốn lâu nên chưa được các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư mà chủ yếu tập trung vào các phương án kinh doanh ngắn hạn, có mức vốn đầu tư vừa phải, chi phí vốn thấp, lợi nhuận đạt mức mong đợi và đặc biệt tốc độ luân chuyển vốn nhanh, đáp ứng được những thay đổi đột biến của nền kinh tế và nhờ đó, hạn chế được các rủi ro trong kinh doanh.
- Có thể thấy điều này được phản ánh phần nào ở thực trạng các khoản vay của chi nhánh. Trong giai đoạn này các dự án cho vay trung dài hạn phát sinh mới không có nhiều, trong khi một số dự án đã giải ngân xong gặp phải rủi ro khá lớn.… gây khó khăn cho chi nhánh trong quá trình thu hồi nợ.
- Về cơ cấu tín dụng theo loại hình khách hàng, số liệu trong bảng trên có thể thấy rõ sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu khách hàng theo hướng phát triển mở rộng thị trường ngoài quốc doanh và tiêu dùng bán lẻ. Mức cho vay đối với các doanh nghiệp sở hữu vốn nhà nước giảm dần qua các năm và thấp nhất trong 3 năm kể từ giai đoạn 2005-2008 (đến 31/12/2008 giảm còn 52% so với dư nợ cuối 2005, chiếm tỷ trọng 14% tổng dư nợ). Trong khi đó, tỉ trọng dư nợ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đang trên đà phát triển
Chuyên đề thực tập cuối khóa
mạnh mẽ, tăng trưởng liên tục qua các kỳ đánh giá ( Đến 31/12/2008 là 1.794 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 80%/tổng dư nợ, tăng 851 tỷ đồng so với 2005). Dư nợ bán lẻ tăng so với năm 2005 (12/2008 tăng 124 tỷ so cuối năm 2005, chiếm 11% tổng dư nợ).
- Việc chi nhánh Thăng Long đạt được bước chuyển mạnh mẽ trong việc cơ cấu lại các khách hàng bên cạnh việc tuân thủ định hướng phát triển của hệ thống còn phản ánh sự năng động và chính xác trong các quyết định kinh doanh của tập thể Ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ chi nhánh. Việc thay đổi phương thức hoạt động theo mô hình TA2 cộng với việc hoàn thiện bộ sản phẩm tín dụng trong giai đoạn 2008-2009 cũng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao sức cạnh tranh của chi nhánh, đặc biệt đối với việc mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu quả cao.
- Theo cơ cấu ngành kinh doanh:
Xét theo cơ cấu ngành kinh doanh, khách hàng của chi nhánh được chia ra thành bốn nhóm theo lĩnh vực hoạt động chính là Xây lắp - Thương mại - Sản xuất và Khác. Nhóm ngành khác ở đây bao gồm dư nợ cho vay đối với các khách hàng TCKT, cá nhân phục vụ mục đích tiêu dùng, bất động sản, cho vay bán lẻ, dịch vụ ….
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số
KH Dư nợ
% ngành/T
DN Số KH Dư nợ
% ngành/T
DN Số KH Dư nợ
% ngành/T
DN
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
1 Xay dung 47 697 43% 49 581 33% 38 521 23%
2 Thuong mai 51 493 30% 58 653 37% 64 693 31%
3 San xuat 24 217 13% 29 221 13% 27 229 10%
4 Nganh khac 38 232 14% 37 308 17% 63 799 36%
5 Tổng cộng: 160 1,639 100% 173 1,763 100% 192 2,242 100%
Chuyên đề thực tập cuối khóa