Trong ngắn hạn: Chỉnh sửa các sản phẩm tín dụng hiện có

Một phần của tài liệu Phát triển các sản phẩm tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long (Trang 77 - 80)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -

2. Thực trạng các sản phẩm tín dụng tại BIDV Thăng Long

3.2. Kế hoạch phát triển, quản lý sản phẩm năm 2009-2012

3.2.1. Trong ngắn hạn: Chỉnh sửa các sản phẩm tín dụng hiện có

Hiện tại, hầu hết các sản phẩm tín dụng bán buôn đặc thù của BIDV đang triển khai khá ổn định. Tuy nhiên, trong từng thời kỳ, để tăng khả năng cạnh tranh cũng như khả năng kiểm soát rủi ro đối với các sản phẩm, việc chỉnh sửa các quy định của sản phẩm là cần thiết.

Ban PTSP&TTTM là đầu mối tiếp nhận các đề xuất, kiến nghị của chi nhánh và các Ban nghiệp vụ tại Hội sở chính trong việc triển khai các sản phẩm tín dụng bán buôn đặc thù của BIDV hiện tại và các sản phẩm mới triển khai trong thời gian tới. Trên cơ sở các đề xuất, kiến nghị của chi nhánh, Ban PTSP&TTTM chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo Ban lãnh đạo, đề xuất và lên kế hoạch chỉnh sửa kịp thời.

Trước mắt, Ban PTSP&TTTM đề xuất chỉnh sửa các sản phẩm sau:

a) Cho vay xây lắp:

- Hiện nay, sản phẩm này vẫn còn một số vấn đề cần xem xét lại:

Văn bản pháp lý điều chỉnh việc cho vay thi công xây lắp mới ở dạng công văn hướng dẫn, nằm rải rác ở 02 văn bản khác nhau nên tính đồng bộ còn hạn chế.

Việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn do hướng dẫn còn chưa thực sự cụ thể và có nhiều quy định khó có thể thực thi được trong thực tế.

- Hội sở chính sẽ xây dựng quy định mới nhằm điều chỉnh việc cho vay thi công xây lắp một cách toàn diện, đảm bảo tính pháp lý, an toàn và kiểm soát tốt rủi ro xảy ra. Dự kiến quy định mới có một số điểm thay đổi so với hiện tại cần nghiên cứu thêm:

77

Chuyên đề thực tập cuối khóa

Quan điểm cho vay thi công xây lắp chỉ bao gồm các khoản cho vay vốn lưu động để Doanh nghiệp thanh toán tiền nguyên nhiên vật liệu, vật tư, nhân công, thuê máy móc thiết bị phương tiện thi công và các chi phí hợp lý khác cấu thành trong giá trị công trình nhận thầu xây lắp.

Phương thức cho vay: BIDV vẫn quản lý cho vay, thu nợ đến từng công trình.

+Mức cho vay tối đa từng công trình: tùy thuộc vào mức xếp hạng của khách hàng, mức cho vay tối đa từng công trình từ 70-90% chi phí (đã trừ phần tạm ứng của chủ đầu tư theo quy định) để thực hiện thi công công trình (khách hàng từ AAA và AA: 90%; A và BBB: 85%; BB: 80%; khách hàng khác:

70%).

+Việc giải ngân: phù hợp với tiến độ thi công, không bị giới hạn bởi giá trị vốn bố trí theo năm kế hoạch.

+Việc thu nợ: trong thời hạn vay, khi chênh lệch giữa khối lượng thực hiện và giá trị được chủ đầu tư thanh toán nhỏ hơn mức cho vay thì BIDV sẽ thực hiện thu hồi nợ.

+Các biện pháp quản lý, kiểm soát nhằm đảm bảo việc giải ngân, thu nợ đúng đến từng công trình và không vượt giới hạn về mức cho vay theo từng công trình.

+Thời hạn cho vay không bị giới hạn cứng tối đa 12 tháng mà phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc tiến độ thanh toán của chủ đầu tư.

+Lãi suất vay: không áp dụng lãi suất cố định mà áp dụng lãi suất thả nổi, điều chỉnh 6 tháng/lần.

+Tài sản đảm bảo tiền vay: được sử dụng linh hoạt mọi loại tài sản của khách hàng, bảo lãnh của bên thứ 3, đặc biệt là tài sản là quyền đòi nợ hình thành trong tương lai theo hợp đồng thi công (biện pháp quản lý là BIDV,

78

Chuyên đề thực tập cuối khóa

khách hàng và chủ đầu tư ký biên bản xác nhận nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng thi công).

+Và các vấn đề khác.

b) Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất: Do hiện tại có nhiều văn bản điều chỉnh nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất gây khó khăn cho các cán bộ tác nghiệp tại các Chi nhánh, vì vậy trong thời gian tới sẽ tích hợp lại thành các Quy định mang tính đồng bộ, thống nhất.

c) Cho vay hỗ trợ xuất khẩu:

- Văn bản điều chỉnh cho vay hỗ trợ xuất khẩu mới ở dạng công văn hướng dẫn.

- Một số quy định tham chiếu theo công văn số 88/CV-NVKD1 ngày 07/4/2003 nhưng hiện tại văn bản này đã hết hiệu lực thi hành.

- Việc chỉnh sửa Quy định cho vay hỗ trợ xuất khẩu ở một số vấn đề như sau:

+Mức cho vay (% chi phí thực hiện phương án kinh doanh):

Chưa có hợp đồng xuất khẩu hoặc L/C

Đã có hợp đồng xuất khẩu hoặc L/C

AAA và AA 85% 90%

A và BBB 80% 85%

BB 70% 80%

Lãi suất cho vay: nghiên cứu xây dựng các mức lãi suất tương ứng với từng hạng khách hàng phù hợp với tỷ lệ bán lại ngoại tệ mà khách hàng cam kết.

Bảo đảm tiền vay:

Xem xét áp dụng biện pháp đảm bảo là cầm cố hàng hóa, bao gồm cả hàng hóa hình thành từ vốn vay.

Biện pháp quản lý tài sản đảm bảo là hàng hóa: thuê kho 3 bên hoặc kho của khách hàng nhưng do một bên thứ 3 quản lý, bảo vệ. Việc xuất kho thực

79

Chuyên đề thực tập cuối khóa

hiện theo lệnh của BIDV hoặc khách hàng cam kết lượng hàng tồn kho nhất định tại mọi thời điểm trong thời hạn vay (trường hợp này chỉ áp dụng cho những khách hàng từ AA trở lên và đối với một số mặt hàng nhất định).

Khi khách hàng xuất kho lô hàng là tài sản đảm bảo để bán/xuất khẩu dẫn đến trị giá lô hàng trong kho giảm xuống so với giá trị ban đầu thì khách hàng phải trả nợ hoặc thay thế bằng hình thức đảm bảo khác tương ứng hoặc đảm bảo bằng chính quyền đòi nợ theo hợp đồng mua bán/quyền đòi nợ theo L/C hàng xuất.

BIDV vẫn thực hiện chiết khấu bộ chứng từ của lô hàng hóa mà BIDV đã cho vay trước đây và đảm bảo bằng chính lô hàng đó. Trong trường hợp này, số tiền chiết khấu được ưu tiên trả nợ cho chính khoản vay trước đây để hình thành tài sản này.

Và các vấn đề khác.

Một phần của tài liệu Phát triển các sản phẩm tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)