CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TÂY HỒ
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TÂY HỒ
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh và hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ
Là một Chi nhánh ngân hàng có thời gian hoạt động trên địa bàn quận Tây Hồ khá lâu đời, hoạt động kinh doanh của Agribank Tây Hồ cũng có những ảnh hưởng nhất định trong sự phát triển kinh tế chung của quận Tây Hồ. Trong năm 2021, nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, hoạt động kinh doanh của chi nhánh gặp nhiều khó khăn. Hiểu được điều đó, Ban lãnh đạo chi nhánh đã có những điều chỉnh kịp thời trong công tác điều hành cũng như đã có những sự chia sẻ, động viên để cán bộ nhân viên yên tâm công tác. Kết quả là chi nhánh đã hoàn thành kế hoạch TW giao, nợ xấu được kiểm soát ở mức cho phép, đảm bảo chi trả đủ lương và có thưởng cho cán bộ.
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Tây Hồ từ 2019 đến 30/09/2022
Đơn vị tính: tỷ đồng, %
Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD Agribank Tây Hồ năm 2019, 2020, 2021, thông báo kết luận giao ban tháng 10/2022
S T T
Chỉ tiêu 2019 2020 2021
Kế hoạch
2022
30/09/2 022
Tốc độ tăng trưởng 2020/2019
Tốc độ tăng trưởng 2021/2020
30/09/2022 so với 31/12/2021
30/09/2022 so với kế hoạch năm
2022
Số tiền Tỷ trọng
(%) Số tiền Tỷ trọng (%)
Số tiền Tỷ trọng (%)
Tỷ trọng (%)
1 Nguồn vốn huy động
7,817.89
10,758.22
9,141.00
8,739.80
8,337.73
2,940.33 37.61%
(1,617.2
2)
-15.03%
(803.27) -8.79%
95.40%
Tiền gửi dân cƣ 2,350.13
2,321.34
2,298.45
2,297.38
2,201.30
(28.79) -1.23%
(22.89) -0.99%
(97.15) -4.23%
95.82%
2 Dƣ nợ tín dụng 6,979.11
7,545.63
7,283.27
7,200.00
6,936.02
566.52 8.12%
(262.36) -3.48%
(347.25) -4.77%
96.33%
Tỷ trọng cho vay trung, dài hạn trên tổng dƣ nợ
39.40% 30.00% 34.00% 34.00% 39.00%
3 Tỷ lệ nợ xấu 7.47% 1.83% 2.64% 2.60% 3.08%
4 Thu nợ XLRR 88.60
66.09
124.29
165.00
16.71
(22.51) -25.41%
58.20 88.06% - -
10.13%
5 Thu dịch vụ 26.20
33.33
22.13
22.98
17.38
7.13 27.21%
(11.20) -33.60% - -
75.63%
6 Lợi nhuận khoán tài chính
(806.00)
227.00
115.00
271.00
151.00
1,033.00 -128.16%
(112.00) -49.34% - -
55.72%
Nhận xét: Kết quả kinh doanh của Agribank Tây Hồ có nhiều biến động trong giai đoạn 2019 đến tháng 9/2022:
- Về nguồn vốn huy động: Nguồn vốn huy động tại chi nhánh nhìn chung có sự tăng trưởng và ổn định qua các năm. Năm 2020, nguồn vốn huy động tăng 2940.33 tỷ so với năm 2019 tương ứng tăng 37.61%. Năm 2021, nguồn vốn huy động giảm 1617.22 tỷ so với năm 2020 tương ứng giảm 15.03%, sự sụt giảm này phần lớn xuất phát từ sự sụt giảm nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế, nguồn vốn huy động từ dân cư có giảm nhẹ 22.89 tỷ so với năm 2019 tương ứng giảm 0.99%.
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid19, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề, kinh tế thế giới và trong nước có dấu hiệu suy thoái. Để ứng phó với sự ảnh hưởng đó, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng để kích thích nền kinh tế, làm lãi suất giảm. Trong năm 2021, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã nhiều lần có công văn điều chỉnh giảm lãi suất, điều này làm ảnh hưởng lớn đến nguồn tiền gửi tại chi nhánh. Đến 30/09/2022 nguồn vốn huy động tại chi nhánh là 8337.73 tỷ tương ứng giảm 803.27 tỷ so với 31/12/2021, đạt 95.40% kế hoạch năm 2022. 8 tháng đầu năm 2022 lãi suất huy động tại Agribank không có sự biến động so với 31/12/2021. Tháng 9/2022 NHNN lần đầu tiên tăng lãi suất điều hành lên 1%, làm lãi suất huy động của các NHTM nói chung và Agribank nói riêng tăng, tuy nhiên, mức tăng của Agribank còn thấp so với các NHTM khác. Nguồn vốn huy động tại chi nhánh sụt giảm do tiền gửi của một số khách hàng tổ chức đến hạn nhưng không gửi lại như Chi cục Thi hành án Quận Hai Bà Trưng, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước SCIC, giảm nguồn tài khoản đầu tư tự động của BHXH Việt Nam…
- Về dư nợ: Dư nợ tại chi nhánh cũng tăng trưởng và ổn định từ năm 2019 đến tháng 9/2022. Năm 2020, dư nợ của chi nhánh tăng 566.52 tỷ so với năm 2019 tương ứng tăng 8.12%. Mặc dù trong năm có những đợt giãn cách xã hội kéo dài làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh nhưng nhờ uy tín của ngân hàng cũng như những mối quan hệ của ban lãnh đạo chi nhánh, Agribank Tây Hồ cũng đã ký kết thành công một số hợp đồng tín dụng về thỏa thuận tài trợ vốn
cho các dự án, ví dụ như dự án Nhà máy Điện gió Kosy Bạc Liêu, Agribank Tây Hồ hợp vốn cùng Agribank Sở Giao Dịch, tổng giá trị hợp đồng gần 1.000 tỷ đồng.
Năm 2021 dư nợ của chi nhánh giảm 262.36 tỷ tương ứng giảm 3.48%. Đến 30/09/2022 dư nợ chi nhánh đạt 6936.02 tỷ, giảm 347.25 tỷ so với 31/12/2021 tương ứng giảm 4.77%, đạt 96.33% kế hoạch năm 2022.
- Tỷ lệ cho vay trung, dài hạn trên tổng dư nợ tại chi nhánh duy trì ở mức 30%-40%. Tỷ lệ này là hợp lý, đảm bảo nguồn thu về gốc lãi ổn định cho chi nhánh.
- Thu dịch vụ: Năm 2019 thu dịch vụ là 26.2 tỷ. Năm 2020 là 33.33 tỷ (tăng 7.13 tỷ tương ứng tăng 27.21% so với năm 2019). Năm 2020, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid19, người dân bị hạn chế đi lại, việc ở yên trong nhà một thời gian dài đã làm gia tăng xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt, lượng khách hàng mở tài khoản và sử dụng dịch vụ ngân hàng của chi nhánh có sự tăng trưởng dẫn đến thu dịch vụ tăng. Đầu năm 2021, có sự thay đổi về định hướng phát triển kinh doanh của Agribank cũng như yêu cầu từ phía NHNN, chính sách miễn giảm phí dịch vụ được áp dụng toàn hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, làm giảm doanh thu về dịch vụ tại chi nhánh. Thu dịch vụ tại Agribank Tây Hồ năm 2021 là 22.13 tỷ, giảm 11.2 tỷ so với năm 2020 tương ứng giảm 33.6% - một mức giảm khá lớn. Đến 30/09/2022, thu dịch vụ tại chi nhánh là 17.38 tỷ/22.98 tỷ kế hoạch giao, đạt 75.63% kế hoạch giao năm 2022.
- Lợi nhuận:
+ Năm 2019, chi nhánh âm tài chính 806 tỷ, tỷ lệ nợ xấu 7.47%, vượt ngưỡng yêu cầu dưới 3% của NHNN. Do trong kết cấu dư nợ cho vay tại chi nhánh, có đến khoảng 90% là dư nợ của khách hàng doanh nghiệp. Đây là một kết cấu không an toàn, nếu chỉ một hay một vài doanh nghiệp có tình hình tài chính không tốt thì dẫn đến việc chi nhánh chịu ảnh hưởng rất lớn tổn thất trong kết quả kinh doanh. Trong năm 2019 do một số doanh nghiệp là khách hàng vay tại chi nhánh có tình hình kinh doanh bị sa sút, dẫn đến không trả được nợ gốc và lãi đúng hạn, ngân hàng phải trích lập một khoản dự phòng rủi ro rất lớn làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của toàn chi nhánh.
+ Năm 2020, do đã có sự chuẩn bị từ năm 2019 nên kết quả kinh doanh năm 2020 của chi nhánh là khả quan hơn, tài chính dương 227 tỷ. Tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở ngưỡng 1.83% đúng theo yêu cầu của NHNN.
+ Năm 2021, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh là 2.64% là một mức vẫn chấp nhận được. Tuy nhiên, trong năm chi nhánh trích lập bổ sung dự phòng rủi ro cho những món nợ cơ cấu do Covid19 theo thông tư 03/2021/TT-NHNN làm chi phí trích lập dự phòng rủi ro của chi nhánh tăng lên. Thu dịch vụ giảm, chi nhánh tăng cường việc thu nợ đã xử lý rủi ro để bù đắp những khoản thu dịch vụ bị giảm sút. Kết quả là thu nợ XLRR đạt cao nhất trong 3 năm là 124.29 tỷ, tăng 58.2 tỷ tương ứng tăng 88.06%. Tài chính đạt dương 115 tỷ.
+ Đến 30/09/2022, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh là 3.08%, trong năm chi nhánh tiếp tục thực hiện trích lập dự phòng cho các món nợ cơ cấu Covid theo thông tư 03 của NHNN, thu nợ XLRR đạt 16.71 tỷ/165 tỷ kế hoạch giao, đạt 10.13% kế hoạch giao.
Lợi nhuận khoán tài chính là 151 tỷ/271 tỷ kế hoạch giao, đạt 55.72% kế hoạch giao.
Kết luận: Nhìn chung, bức tranh tài chính của Agribank Tây Hồ là khá tốt.
Chi nhánh cần tập trung phát huy hơn nữa những thế mạnh vốn có và xem xét thay đổi lại một số yếu tố như kết cấu nguồn vốn, kết cấu dư nợ để đảm bảo hoạt động kinh doanh được an toàn, bền vững, phấn đấu hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2022.
2.1.3.2 Tình hình hoạt động huy động vốn
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ xem hoạt động huy động vốn có vai đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để đảm bảo sự tăng trưởng một cách ổn định, Agribank Tây Hồ đã áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng cũng như phát huy tối đa những ưu thế về vị trí địa lý để thu hút nguồn vốn huy động nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Do phát triển trên địa bàn một quận nội thành Hà Nội, kinh tế xã hội ổn định nên nguồn vốn huy động của Agribank Tây Hồ được huy động từ các nguồn đa dạng, bao gồm: tiền gửi dân cư, tiền gửi của tổ chức tín dụng khác, tiền gửi kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội và tiền gửi của
các tổ chức kinh tế. Nguồn vốn huy động chiếm tỷ lệ cao nhất tại chi nhánh đến từ tiền gửi của các tổ chức như Nước sạch Cầu Giấy, Nước sạch Ba Đình, Điện lực Tây Hồ, Bảo hiểm Abic, Trường Đại học Nội vụ…Tỷ lệ tiền gửi dân cư tại chi nhánh chiếm tỷ lệ thấp hơn. Ngoài ra Agribank Tây Hồ cũng tập trung phát triển tài khoản thanh toán cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn và khách vãng lai. Qua việc liên kết với các đơn vị công lập trong địa bàn quận, Agribank Tây Hồ đã mở tài khoản trả lương cho cán bộ công nhân viên chức, ủy ban nhà nước. Tỷ trọng huy động vốn của Agribank Tây Hồ đã đạt được so với cả hệ thống Agribank trong giai đoạn từ 2019 đến 30/09/2022 được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 2.2 Nguồn vốn huy động của Agribank Tây Hồ so với Agribank Việt Nam từ 2019 đến 30/09/2022
Đơn vị tính: tỷ đồng,%
Chỉ tiêu Năm
2019 2020 2021 30/09/2022
Nguồn vốn huy động
Agribank Tây Hồ 7,817.89 10,758.22 9,141.00 8,337.73 Nguồn vốn huy động
Agribank Việt Nam
1,347,382.00
1,454,036.00
1,580,777.00
1,630,310.00 Tỷ trọng nguồn vốn
huy động Agribank Tây Hồ so với Agribank Việt Nam
0.58% 0.74% 0.58% 0.51%
Nguồn: Tác giả tổng hợp Nhận xét: Tỷ trọng nguồn vốn huy động của Agribank Tây Hồ so với Agribank Việt Nam giai đoạn từ 2019 đến 30/09/2022 được duy trì ổn định quanh mức 0.58%, đặc biệt năm 2020, tỷ trọng này lên đến 0.74%. Điều này thể hiện Agribank Tây Hồ đã luôn bám sát chủ trương chỉ đạo của Ban lãnh đạo, Ban điều hành Agribank trong công tác huy động vốn, đảm bảo duy trì tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của NHNN. Để có cái nhìn chi tiết hơn tình hình huy động vốn tại chi nhánh, dưới đây là bảng trình bày về tình hình huy động vốn tại Agribank Tây Hồ giai đoạn 2019 đến 30/09/2022:
Bảng 2.3 Tình hình huy động vốn tại Agribank Tây Hồ từ 2019 đến 30/09/2022
Đơn vị tính: tỷ đống, %
Chỉ tiêu Năm 2019
Năm 2020
Năm 2021
Kế hoạch
2022
30/09/2 022
Chênh lệch 2020/2019
Chênh lệch 2021/2020
Chênh lệch 30/09/2022 so với
31/12/2021
30/09/2022 so với kế hoạch 2022 Số tiền Tỷ trọng
(%) Số tiền Tỷ trọng
(%) Số tiền Tỷ trọng (%)
Tỷ trọng (%) Tổng NV huy
động 7,817.89 10,758.22 9,141.00 8,739.80 8,337.73
2,940.33 37.61%
(1,617.22) -15.03%
(803.27) -8.79%
95.40%
1. Theo TPKT
- Dân cư 2,350.13 2,321.34 2,298.45 2,297.38 2,201.30
(28.79) -1.23%
(22.89) -0.99%
(97.15) -4.23%
95.82%
- TCKT 5,467.76 8,436.88 6,842.55 6,442.42 6,136.43
2,969.12 54.30%
(1,594.33) -18.90%
(706.12) -10.32%
95.25%
2. Theo loại
tiền gửi
- VND 7,066.97 10,642.93 9,038.77 8,707.59 8,305.85
3,575.96 50.60%
(1,604.16) -15.07%
(732.92) -8.11%
95.39%
- Ngoại tệ 750.92 115.29 102.23 32.21 31.88
(635.63) -84.65%
(13.06) -11.33%
(70.35) -68.82%
98.98%
3. Theo kỳ hạn
- Ngắn hạn 5,394.34 7,521.17 6,398.71 5,243.78 5,061.22
2,126.83 39.43%
(1,122.46) -14.92%
(1,337.49) -20.90%
96.52%
- Trung dài
hạn 2,423.55 3,237.05 2,742.29 3,496.02 3,276.51
813.50 33.57%
(494.76) -15.28%
534.22 19.48%
93.72%
Nguồn: Báo cáo nguồn vốn huy động Agribank Tây Hồ năm 2019, 2020, 2021, kết luận giao ban tháng 10/2022
Nhận xét: Nguồn vốn huy động của chi nhánh là khá ổn định trong giai đoạn 2019 đến 30/09/2022:
- Năm 2020 so với năm 2019: Nguồn vốn huy động tăng 2940.33 tỷ tương ứng tăng 37.61% (từ 7817.89 tỷ năm 2019 lên 10758.22 tỷ năm 2020) trong đó:
+ Huy động vốn từ TCKT tăng mạnh 54.3% tương ứng với 2969.12 tỷ đồng.
Đây là một kết quả rất đáng mừng vì ngân hàng đã nhận được sự tin tưởng lớn từ phía các tổ chức, ngoài ra cũng chứng tỏ rằng công tác chăm sóc, tiếp thị khách hàng cũng được chi nhánh thực hiện tốt. Ngược lại huy động vốn từ dân cư giảm 28.19 tỷ tương ứng giảm 1.23%. Tỷ lệ tiền gửi tại chi nhánh phần lớn đến từ các đơn vị, tổ chức, tỷ lệ tiền gửi dân cư còn thấp, điều này thể hiện nguồn vốn huy động của ngân hàng có tính ổn định chưa cao.
+ Huy động theo loại tiền gửi là VND tăng 50.6% tương ứng tăng 3575.96 tỷ đồng, huy động theo Ngoại tệ quy đổi giảm 635.63 tỷ tương ứng giảm 84.65%.
Điều này là do chi nhánh thực hiện cơ cấu lại nguồn vốn huy động, nhằm đảm bảo cơ cấu vốn huy động đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn tại chi nhánh.
+ Huy động vốn theo kỳ hạn: nguồn vốn huy động ở cả kỳ hạn ngắn, trung và dài hạn của chi nhánh đều tăng trưởng. Tuy nhiên nguồn vốn huy động ngắn hạn có sự gia tăng nhiều hơn là 39.43% tương ứng 2126.83 tỷ đồng, vốn trung dài hạn tăng 33.57% tương ứng tăng 813.5 tỷ đồng.
- Năm 2021 so với năm 2020: Năm 2021, nguồn vốn huy động giảm 1617.22 tỷ so với năm 2020 tương ứng giảm 15.03%, trong đó:
+ Huy động vốn theo TPKT: tiền gửi dân cư giảm 22.89 tỷ tương ứng giảm 0.99%, tiền gửi TCKT giảm 1594.33 tỷ tương ứng giảm 18.9%
+ Huy động theo loại tiền gửi: tiền gửi loại VND giảm 1604.16 tỷ tương ứng giảm 15.7%, tiền gửi ngoại tệ quy đổi giảm 13.06 tỷ tương ứng giảm 11.33%
+ Huy động theo kỳ hạn: tiền gửi ngắn hạn giảm 1122.46 tỷ tương ứng giảm 14.92%, tiền gửi trung dài hạn giảm 494.76 tỷ tương ứng giảm 15.28%
Vốn huy động trong năm 2021 như đã phân tích ở phần trên do chính sách của NHNN nên lãi suất giảm, ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động của chi nhánh khiến
tiền gửi toàn chi nhánh ở các loại hình đều giảm.
- 30/09/2022 so với 31/12/2021 và so với kế hoạch năm 2022:
+ Huy động vốn theo TPKT: tiền gửi dân cư đến 30/09/2022 là 2201.30 tỷ, giảm 97.15 tỷ so với 31/12/2021, tương ứng giảm 4.23%, đạt 95.82% kế hoạch năm 2022. Tiền gửi TCKT đến 30/09/2022 là 6136.43 tỷ, giảm 706.12 tỷ so với 31/12/2021, tương ứng giảm 10.32%, đạt 95.25% kế hoạch 2022.
+ Huy động theo loại tiền gửi: tiền gửi loại VND đến 30/09/2022 là 8305.85 tỷ, giảm 732.92 tỷ so với 31/12/2021, tương ứng giảm 8.11%, đạt 95.39% kế hoạch 2022. Tiền gửi ngoại tệ quy đổi đến 30/09/2022 là 31.88 tỷ, giảm 70.35 tỷ so với 31/12/2021, tương ứng giảm 68.82%, đạt 98.98% kế hoạch 2022.
+ Huy động theo kỳ hạn: tiền gửi ngắn hạn đến 30/09/2022 là 5061.22 tỷ, giảm 1337.49 tỷ so với 31/12/2021, tương ứng giảm 20.90%, đạt 96.52% kế hoạch 2022. tiền gửi trung dài hạn là 3276.51 tỷ, tăng 534.22 tỷ so với 31/12/2021, tương ứng tăng 19.48%, đạt 93.72% kế hoạch 2022.
Trong bối cảnh lạm phát toàn cầu vẫn ở mức cao, 8 tháng đầu năm 2022, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã 5 lần điều chỉnh lãi suất trong khi NHNN Việt Nam tháng 9 năm 2022 mới tăng lãi suất điều hành lần đầu tiên, việc điều chỉnh này diễn ra khá muộn dẫn đến việc nguồn vốn huy động tại chi nhánh giảm đáng kể. 3 tháng cuối năm 2022, với xu hướng lãi suất còn tiếp tục tăng cao, cuộc chạy đua lãi suất giữa các NHTM sẽ càng gay gắt hơn. Chi nhánh cần theo sát những diễn biến của thị trường kết hợp với những chỉ đạo của NHNN và Agribank để cố gắng hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn, tạo đà phát triển cho năm 2023.
2.1.3.3 Quy trình huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tây Hồ
Quy trình thực hiện các thủ tục trong quá trình huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ được mô tả tóm tắt theo như dưới đây:
- Quy trình gửi tiền gửi tiết kiệm tại quầy:
Hình 2.2 Quy trình gửi tiền gửi tiết kiệm
(Chi tiết mô tả các bước và ví dụ thực tế tại chi nhánh được trình bày ở Phụ lục 1, 2, 3 của bài luận văn).
- Quy trình rút gốc, lãi tiền gửi tiết kiệm tại quầy:
Hình 2.3 Quy trình rút gốc, lãi tiền gửi tiết kiệm
(Chi tiết mô tả các bước và ví dụ thực tế tại chi nhánh được trình bày ở Phụ lục 4, 5 của bài luận văn).
- Quy trình gửi tiền gửi tiết kiệm Online:
Bước 1: Khách hàng đăng nhập vào app Agribank Emobile Banking.
Bước 2: Khách hàng chọn mục “tiền gửi trực tuyến”
Bước 3: Khách hàng chọn mục “mở tài khoản tiền gửi trực tuyến”
Bước 4: Khách hàng chọn số tiền gửi, kỳ hạn gửi (lãi suất sẽ hiện ra tương ứng), hình thức gia hạn (gia hạn gốc, gia hạn gốc và lãi, tất toán khi đến hạn)
+ Trường hợp khách hàng chọn hình thức gia hạn gốc: vào ngày đến hạn, hệ thống sẽ tự động gia hạn gốc với kỳ hạn giống như kỳ hạn ban đầu khách hàng lựa chọn, tiền lãi được chuyển về tài khoản thanh toán của khách hàng.
+ Trường hợp khách hàng chọn hình thức gia hạn gốc và lãi: vào ngày đến hạn, hệ thống sẽ tự động nhập lãi vào gốc và tự động gia hạn cho khách hàng một kỳ tiếp theo giống như kỳ hạn ban đầu khách hàng lựa chọn.
+ Trường hợp khách hàng chọn tất toán khi đến hạn: vào ngày đến hạn, hệ thống sẽ tự động tất toán tài khoản tiền gửi trực tuyến của khách hàng và chuyển về tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng.
Bước 5: Khách hàng xác thực lại toàn bộ thông tin, ấn đồng ý để hoàn thành.
- Quy trình tất toán tiền gửi tiết kiệm Online:
Bước 1: Khách hàng đăng nhập vào app Agribank Emobile Banking Bước 2: Khách hàng chọn mục “tiền gửi trực tuyến”
Bước 3: Khách hàng chọn mục “tất toán tài khoản tiền gửi trực tuyến”
Bước 4: Khách hàng xác nhận lại thông tin, bấm đồng ý để thực hiện tất toán.
Đối với hình thức gửi tiết kiệm trực tuyến trên app của ngân hàng, khách hàng được linh hoạt hơn trong việc mở và tất toán tài khoản tiền gửi tiết kiệm của mình mà không cần phải ra ngân hàng, lãi suất niêm yết trên app của Agribank Tây Hồ là cao hơn so với lãi suất niêm yết tại quầy (cao hơn 0.3%/năm).
2.2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TÂY HỒ
2.2.1 Môi trường kiểm soát tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ
Môi trường kiểm soát tại Agribank Tây Hồ là nền tảng cho hoạt động quản lý điều hành của Ban lãnh đạo chi nhánh.
- Truyền đạt thông tin và yêu cầu thực thi tính chính trực và các giá trị đạo đức: Hoạt động huy động vốn tại chi nhánh được tổ chức thực hiện chủ yếu tại quầy giao dịch khách hàng của Agribank Tây Hồ. Để đảm bảo các giao dịch được diễn ra thông suốt và an toàn, Ban giám đốc chi nhánh đã xây dựng bộ nội quy quầy giao dịch nghiệp vụ, nội quy giao dịch tiền mặt và truyền đạt chúng tới toàn thể cán bộ nhân viên chi nhánh thông qua trang mạng văn bản nội bộ. Ngoài ra, những nội quy