PHẦN CÔNG NGHỆ GAPO
3.2. Sự cần thiết đối với việc hoàn thiện kế toán vốn bằng tiền và các nghiệp
3.3.3. Hoàn thiện về kế toán các khoản thanh toán
a. Khắc phục những khoản nợ chậm thu, kiểm soát những khoản thu nhỏ lẻ.
Để hạn chế tối thiểu các khoản nợ chậm thu, CTCP Công nghệ Gapo nên có một bộ phận đánh giá khách hàng kết hợp với kế toán công nợ để kiểm tra kỹ khả năng tài chính, nguồn vốn, tình hình thanh toán các khoản nợ của của khách hàng. Từ đó đưa ra quyết định nên hợp tác với cá nhân, tổ chức nào, quy mô lớn hay bé. Công ty cũng nên chú trọng vào các điều khoản trong hợp đồng ký kết giữa hai bên, hợp đồng phải chi tiết rõ ràng về nội dung, cách thức thanh toán và nghiệm thu, bàn giao sản phẩm dịch vụ. Bộ phần kế toán cần lưu giữ đầy đủ hợp đồng đã ký của công ty để làm cơ sở pháp lý.
Vấn đề doanh thu bán hàng cho khách lẻ được công ty tập hợp vào mã “Khách hàng mua lẻ” gây ra một số tình trạng khó kiểm soát, bộ phận kế toán nên hạn chế tối thiểu sử dụng mã đối tượng này để có thể kiểm soát các khoản phải thu chặt chẽ hơn.
Công ty có thể ra quy định nếu một đối tượng phát sinh giao dịch trên 5 lần phải lập mã đối tượng riêng, kế toán công nợ theo dõi chi tiết công nợ của từng khách hàng.
Đặng Thùy Linh 65 K21KTDNG Đối với các đối tượng khách lẻ còn lại cần thu tiền đầy đủ, ngay trước hoặc sau khi bàn giao sản phẩm để không nhầm lẫn giữa các khách lẻ đã thu và chưa thu. Kế toán công nợ cần thường xuyên đối chiếu công nợ mã đối tượng “Khàng hàng mua lẻ” này nhằm tránh tình trạng bỏ sót các khoản phải thu và kịp thời xử lý số chênh lệch.
b. Khắc phục vấn đề chi sai đối tượng, chi thừa thiếu khoản phải trả người bán.
Về vấn đề định khoản sai, thanh toán thừa thiếu, chuyển khoản nhầm số tài khoản của đối tượng thuộc về năng lực trình độ của kế toán viên. Kế toán trưởng cần xem xét kỹ lưỡng năng lực, thái độ làm việc của nhân viên để có những điều chỉnh hợp lý. Bộ phận kế toán cũng nên tổ chức những buổi tập huấn, đào tạo nghiệp vụ kế toán định kỳ để kế toán có thể tiếp cận những thay đổi về chế độ kế toán, công tác thuế và quy định pháp luật.
3.4. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán.
3.4.1. Kiến nghị với Công ty Cổ phần Công nghệ Gapo.
Công ty Cổ phần Công nghệ Gapo cần hiểu rõ tầm quan trọng và đầu tư chất lượng nhiều hơn vào bộ phận kế toán. Bởi bộ phận kế toán ghi chép và làm việc với nhiều thông tin nhạy cảm của công ty, bất kỳ sai phạm nào xảy ra không được phát hiện kịp thời cũng gây ảnh hưởng lớn tới các báo cáo tài chính và người sử dụng thông tin kế toán. Công ty cần tuyển chọn kỹ càng kế toán viên có năng lực, trình độ và phong cách làm việc phù hợp với mô hình công ty. Đối với những nhân viên kế toán lâu năm, công ty cần có chế độ lương thưởng phù hợp, bằng khen vinh danh để nhân viên gắn bó với công ty. Bên cạnh đó công ty nên tổ chức những buổi đào tạo, tập huấn nghiệp vụ kế toán định kỳ với sự góp mặt của các chuyên gia để nhân viên trao dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật và áp dụng kịp thời các thay đổi trong chuẩn mực, chế độ, thông tư kế toán do Bộ Tài chính và Nhà nước phát hành.
Ban quản trị cần nhận thức được tầm ảnh hưởng sâu rộng của nguồn vốn bằng tiền đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ đó hướng tới việc khắc phục hạn chế đang tồn tại cùng với hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán một cách nghiêm túc và lâu dài. Bằng việc đưa ra những quy định cụ thể trong công tác kế toán và đốc thúc nhân viên thực hiện theo, CTCP Công nghệ
Đặng Thùy Linh 66 K21KTDNG bộ máy kế toán vào hoạt động ổn định và hiệu quả trong việc kiểm soát nguồn vốn.
Một việc quan trọng khác là công ty nên giám sát và đánh giá công tác kế toán, kiểm toán nội bộ các thông tin, báo cáo tài chính một cách định kỳ để giảm thiểu các gian lận và sai sót có thể xảy ra gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của toàn công ty. Từ những thông tin đã được kiểm toán, Ban giám đốc và Ban Quản trị có thể tin dùng thông tin kế toán để ra những quyết định quan trọng về việc sử dụng nguồn vốn và phương hướng phát triển của công ty.
3.4.2. Kiến nghị với nhà nước.
Hậu dịch Covid-19 các doanh nghiệp đang nỗ lực tái hòa nhập với nền kinh tế thị trường nhưng bởi sức ảnh hưởng nặng nề trong giai đoạn đỉnh dịch đã gây khó khăn trong việc xoay vòng vốn và tái sản xuất kinh doanh. Nhà nước cần có những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thời kỳ khó khăn này bằng những biện pháp thiết thực như giảm thuế, gia hạn thời gian nộp thuế, hạ lãi suất ngân hàng giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn để sản xuất kinh doanh.
Nhà nước và Bộ tài chính có thể kết hợp với các tổ chức hiệp hội Kế toán Kiểm toán để tổ chức nhiều buổi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, đào tạo nghiệp vụ kế toán cho các doanh nghiệp để cải thiện bộ máy kế toán nói riêng và hoạt động kinh tế nói chung của nước Việt Nam. Đưa Việt Nam trở thành đất nước có nền kinh tế phát triển nhanh, mạnh và bền vững đặc biệt là sau hậu Covid.
Nhà nước cần đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong hoạt động doanh nghiệp cũng như công tác kế toán. Việc chuyển đổi số góp phần giảm thời gian xử lý nghiệp vụ, vừa nhanh chóng, thuận tiện lại đảm bảo tính minh bạch giữa các giao dịch kinh tế phát sinh và thông tin kế toán, giảm thiểu các gian lận, sai sót, hành vi tham ô, tham nhũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, Nhà nước cũng cần nghiên cứu và thử nghiệm kỹ càng để đưa ra những chính sách phù hợp nhất, giảm thiểu những điều gây khó khăn cho doanh nghiệp khi thực thi theo điều luật. Đồng thời động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thời gian thích ứng và áp dụng nhuần nhuyễn các công nghệ chuyển đổi số, điều luật, thông tư mới. Lắng nghe và khắc phục để tạo nên một cuộc cách mạng chuyển đổi số ấn tượng và mang lại hiệu quả cao cho cả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hoạt động quản lý của Nhà nước.
Đặng Thùy Linh 67 K21KTDNG